Chính phủ yêu cầu hoàn thiện phương án điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân

PV |

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 50/NQ-CP, ngày 8/4/2023 hội nghị Chính phủ với địa phương và Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3/2023.

Tại Nghị quyết số 50/NQ-CP, Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan, địa phương căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao theo dõi sát diễn biến tình hình quốc tế, khu vực, việc điều chỉnh chính sách của các nước, đối tác. Nhất là các chính sách về tiền tệ, tài khóa, thương mại, đầu tư để chủ động phân tích, dự báo, xây dựng các kịch bản, phương án điều hành, ứng phó phù hợp.

 
  

Cùng với đó là khẩn trương xây dựng phương án điều chỉnh giá các mặt hàng do Nhà nước quản lý, các dịch vụ công đang triển khai lộ trình thị trường; đánh giá kỹ tác động, chủ động có phương án điều chỉnh giá hoặc trình cấp có thẩm quyền xem xét điều chỉnh giá phù hợp với diễn biến, mặt bằng giá thị trường theo đúng quy định, đặc biệt là mặt hàng điện, xăng, dầu và các mặt hàng thiết yếu khác, bảo đảm kiểm soát lạm phát theo mục tiêu Quốc hội đề ra.

Liên quan đến vấn đề giá điện, Chính phủ yêu cầu Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các cơ quan và địa phương hoàn thiện phương án điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân phù hợp với khung giá mới và theo quy định của pháp luật.

Trước đó vào đầu tháng 2/2023, thừa uỷ quyền của Thủ tướng Phạm Minh Chính, Phó thủ tướng Lê Minh Khái vừa ký Quyết định 02/2023/QĐ-TTg về khung giá bán lẻ điện bình quân, áp dụng từ ngày 3/2. Quyết định 02/2023/QĐ-TTg sẽ thay thế Quyết định số 34/2017/QĐ-TTg ngày 25/7/2017.

Theo Quyết định 02/2023/QĐ-TTg, khung giá bán lẻ điện bình quân tối thiểu sẽ là 1.826,22 đồng/kWh; khung giá bán lẻ điện bình quân tối đa là 2.444,09 đồng/kWh (chưa gồm thuế VAT). So với khung giá cũ, khung giá bán lẻ tối thiểu mới tăng 220 đồng/kWh, khung giá bán lẻ tối đa tăng 538 đồng/kWh.

Khung giá bán lẻ điện bình quân là cơ sở để Chính phủ quy định giá bán lẻ điện bình quân. Sau khi có kết quả kiểm tra chi phí sản xuất kinh doanh điện 2022, Bộ Công Thương sẽ ra quyết định về giá bán lẻ điện bình quân sẽ áp dụng trong năm 2023. Giá bán lẻ điện bình quân sẽ là căn cứ để tính toán giá bán lẻ điện sinh hoạt, sản xuất cho người dân và doanh nghiệp.

EVN lỗ hơn 26.000 tỷ đồng năm 2023

Vào chiều 31/3, Bộ Công Thương tổ chức họp báo công bố kết quả kiểm tra chi phí sản xuất kinh doanh điện năm 2022 của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).

Báo cáo cho biết tổng chi phí sản xuất kinh doanh điện năm 2021 là 419.032 tỷ đồng; năm 2022 là 493.265 tỷ đồng. Chi phí bao gồm chi phí sản xuất kinh doanh điện của các khâu phát điện, truyền tải điện, phân phối - bán lẻ điện và phụ trợ - quản lý ngành.

Riêng trong năm 2022, giá thành sản xuất kinh doanh điện năm 2022 là 2.032,2 đồng/kWh, tăng 9,27% so với năm 2021. Giá bán điện thương phẩm bình quân thực hiện năm 2021 là 1.855,5 đồng/kWh, tăng 1,94% so với năm 2020. Sản lượng điện thương phẩm thực hiện năm 2022 là 242,72 tỷ kWh, tăng 7,73% so với năm 2021. Doanh thu bán điện thương phẩm năm 2022 là 456.971 tỷ đồng, tăng 9,31% so với năm 2021.

Theo đại diện EVN, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh điện năm 2022 của tập đoàn này lỗ hơn 36.000 tỉ đồng. Thu nhập từ các hoạt động có liên quan đến sản xuất kinh doanh điện trong năm 2022 là hơn 10.000 tỉ đồng. Do vậy, thực lỗ trong năm 2022 của EVN là hơn 26.000 tỉ đồng

Trả lời câu hỏi về việc khi nào điều chỉnh giá điện, ông Trần Việt Hoà - Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực (Bộ Công Thương) cho biết, việc điều chỉnh giá bán lẻ điện được thực hiện theo Quyết định 24 của Thủ tướng Chính phủ.

Theo đó, cơ chế điều chỉnh sẽ căn cứ vào các thông số đầu vào, nếu thông số đầu vào tăng từ 3% trở lên thì sẽ điều chỉnh tăng giá bán lẻ, còn nếu thông số đầu vào giảm thì sẽ giảm giá bán lẻ.

"Trong thời gian qua, EVN đã xây dựng những phương án để điều chỉnh giá điện và báo cáo các cơ quan có thẩm quyền, Bộ Công Thương và Bộ Tài chính đã rà soát, kiểm tra các phương án của EVN. Tuy nhiên, giá điện tác động mạnh đến sự ổn định của kinh tế vĩ mô và đời sống người dân, nên Bộ Công Thương cần báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét", ông Hoà nói.

Lần cuối cùng điều chỉnh giá bán điện gần đây nhất vào tháng 20/3/2019.

(Nguồn: Ngày Nay)

TAGS

Cục Viễn thông khẳng định không thực hiện gọi điện tới người dân dọa khóa thuê bao

PV |

Bộ Thông tin và Truyền thông khẳng định không thực hiện việc gọi điện tới người dân dọa khóa thuê bao hay yêu cầu chuẩn hóa thông tin.

Cảnh giác trước các số điện thoại lạ mời chuẩn hóa thông tin thuê bao

PV |

Trước tình trạng xuất hiện nhiều trường hợp người dân nhận được cuộc gọi thông báo từ các số điện thoại lạ mạo danh Cơ quan Quản lý nhà nước hoặc các nhà mạng yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân phục vụ chuẩn hóa thông tin thuê bao nếu sẽ khoá máy, VinaPhone thông báo về tin nhắn, số điện thoại, đường dây nóng chính thức của nhà mạng để khách hàng yên tâm thực hiện theo hướng dẫn, tránh bị đối tượng xấu lợi dụng.

Bộ Công an cảnh báo các thủ đoạn gọi điện thoại, chiếm đoạt tài sản

PV |

Bộ Công an đề nghị người dân không cung cấp thông tin cá nhân, số điện thoại, số chứng minh thư (căn cước công dân), địa chỉ nhà ở, số tài khoản ngân hàng, mã OTP trên điện thoại cá nhân... cho bất kỳ ai không quen biết hoặc khi chưa biết rõ nhân thân, lai lịch.

Hoàn thiện quy trình điện tử để thực hiện bãi bỏ yêu cầu nộp, xuất trình sổ hộ khẩu giấy trước 20/3

PV |

Ngày 9/3, Văn phòng Chính phủ ban hành văn bản gửi các bộ, ngành, địa phương về việc công bố, công khai, hướng dẫn thực hiện thủ tục hành chính (TTHC) có yêu cầu nộp, xuất trình sổ hộ khẩu giấy, sổ tạm trú giấy hoặc xác nhận tại nơi cư trú.