Chương trình OCOP và phát triển du lịch nông thôn - thúc đẩy xây dựng nông thôn mới thực chất hơn

Thanh Trúc |

Ngày 9/9, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Minh Hoan chủ trì hội nghị trực tuyến triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm (gọi tắt là Chương trình OCOP) và Chương trình phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025. Đại diện lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì tại điểm cầu Quảng Trị.

Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Minh Hoan nhấn mạnh: Chương trình OCOP và Chương trình phát triển du lịch nông thôn nhằm tạo ra không gian phát triển kinh tế cho khu vực nông thôn và nông dân, góp phần xây dựng nông thôn mới (NTM)ngày càng hiệu quả và thực chất hơn. Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025 là tập trung phát triển kinh tế, nâng cao đời sống của người dân nông thôn, chuyển đổi tư duy từ sản xuất nông nghiệp sang phát triển kinh tế nông thôn. Do vậy, chương trình phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025 được xác định là một trong những giải pháp, nhiệm vụ trọng tâm nhằm phát triển kinh tế nông thôn, gắn với xây dựng NTM.

Các sản phẩm được chứng nhận đạt chuẩn OCOP của tỉnh Quảng Trị - Ảnh: T.T
Các sản phẩm được chứng nhận đạt chuẩn OCOP của tỉnh Quảng Trị - Ảnh: T.T

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan đề nghị từng cơ quan, đơn vị, địa phương tùy theo chức năng của mình xây dựng kế hoạch hành động tham gia chương trình một cách cụ thể, sáng tạo. Sắp xếp, tổ chức triển khai Chương trình OCOP và Chương trình Phát triển du lịch nông thôn giai đoạn 2021 - 2025 tinh gọn, hiệu quả, gắn kết chặt chẽ với Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM.

Bố trí nguồn ngân sách địa phương lồng ghép các nguồn vốn về tổ chức triển khai thực hiện chương trình, hỗ trợ đầu tư hạ tầng, phát triển sản phẩm, điểm du lịch nông thôn gắn với xây dựng NTM, nghiên cứu xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển sản phẩm OCOP, du lịch nông nghiệp, nông thôn phù hợp với định hướng và điều kiện thực tế của địa phương.

Chương trình OCOP giai đoạn 2021-2025 sẽ tập trung triển khai một cách linh hoạt, phù hợp theo hướng phát triển chuỗi giá trị sản phẩm OCOP gắn với vùng nguyên liệu địa phương. Trong đó, tập trung phát triển các đặc sản, sản phẩm truyền thống, phát huy giá trị văn hóa, hình thành sản phẩm tích hợp đa giá trị gắn với lợi thế về điều kiện sản xuất, giá trị văn hóa địa phương, đặc biệt là sản phẩm các làng nghề, nghề truyền thống, dịch vụ du lịch nông thôn; đẩy mạnh phát triển sản phẩm chế biến, chế biến sâu gắn với vùng nguyên liệu địa phương, văn hóa và tri thức bản địa.

Đẩy mạnh hoạt động đào tạo, tập huấn, chú trọng các kỹ năng về tổ chức sản xuất, quản trị, đổi mới, sáng tạo về sản phẩm; quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm, kỹ năng về thiết kế bao bì, ghi nhãn và mẫu mã sản phẩm, sở hữu trí tuệ, truy xuất nguồn gốc theo chuỗi giá trị, tiếp thị và phát triển thị trường. Đặc biệt là đổi mới về phương pháp tập huấn, hướng dẫn theo hướng phát triển sản phẩm dựa vào nội lực cộng đồng.

Theo báo cáo tại hội nghị, đến ngày 31/8/2022, tất cả 63/63 tỉnh, thành phố đã tổ chức đánh giá, phân hạng sản phẩm, cả nước đã có 8.478 sản phẩm OCOP đạt 3 sao trở lên, trong đó 65,4% sản phẩm 3 sao, 33,4% sản phẩm 4 sao, 1,0% sản phẩm tiềm năng 5 sao và 0,2 % sản phẩm 5 sao. Đã có hơn 4.351 chủ thể OCOP, trong đó có 38,3% là HTX, 26,1% là doanh nghiệp, 33,3% là cơ sở sản xuất/hộ kinh doanh, còn lại là tổ hợp tác có sản phẩm OCOP đạt từ 3 sao trở lên. Đến nay, các địa phương đã đánh giá và công nhận 65 sản phẩm OCOP thuộc nhóm dịch vụ du lịch cộng đồng và điểm du lịch

Tại hội nghị Văn phòng điều phối NTM Trung ương cũng công bố quyết định của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT về công nhận sản phẩm OCOP quốc gia năm 2020.

(Nguồn: Báo Quảng Trị)

TAGS

Tầm nhìn xa về nông nghiệp, nông dân, nông thôn

Phương Minh |

Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã ban hành Nghị quyết số 19-NQ/TW về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, khẳng định một quan điểm có tính nhất quán. 

Quảng Trị có 4 sản phẩm, bộ sản phẩm được công nhận là sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu khu vực miền Trung – Tây Nguyên năm 2022

Kăn Sương |

Ngày 18/8, tại Long Thuận Hotel Resort, thành phố Phan Rang, tỉnh Ninh Thuận diễn ra lễ khai mạc hội chợ triển lãm hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu khu vực miền Trung - Tây Nguyên. Trong số 124 sản phẩm, bộ sản phẩm được Cục Công thương địa phương công nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu khu vực miền Trung – Tây Nguyên năm 2022, Quảng Trị vinh dự có 4 sản phẩm, bộ sản phẩm.

Nỗ lực để môi trường nông thôn luôn xanh - sạch - đẹp

Thanh Lê |

Thực hiện tiêu chí môi trường trong chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) đã giúp thay đổi bộ mặt vùng nông thôn xanh - sạch - đẹp và nâng cao chất lượng sống của người dân trên địa bàn huyện Hải Lăng (Quảng Trị).

Huy động các nguồn lực để xây dựng nông thôn mới

Thanh Lê |

Xác định xây dựng nông thôn mới (NTM) là một chương trình mục tiêu quốc gia có ý nghĩa đặc biệt quan trọng nên mặc dù còn gặp nhiều khó khăn nhưng thời gian qua, tỉnh Quảng Trị đã có nhiều nỗ lực trong việc huy động các nguồn lực để xây dựng NTM.