Đồng hành với phụ nữ trong công tác giảm nghèo

Nguyễn Duy Hùng |

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, thời gian qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Gio Linh đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực, hiệu quả, chăm lo, đồng hành với hội viên phụ nữ phát triển kinh tế gia đình, nâng cao đời sống và vị thế của phụ nữ; xây dựng người phụ nữ Gio Linh thời đại mới “có tri thức, có đạo đức, có sức khỏe, có trách nhiệm với bản thân, gia đình, xã hội và đất nước”.


Xác định truyền thông đóng vai trò quan trọng trong thực hiện chương trình giảm nghèo, Hội LHPN huyện Gio Linh đã chú trọng đổi mới nội dung, hình thức tuyên truyền, trọng tâm là ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác tuyên truyền.

Thông qua việc khai thác có hiệu quả trang fanpage, facebook của Hội LHPN huyện và 17 xã, thị trấn để kịp thời tuyên truyền, phổ biến các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, của địa phương về công tác giảm nghèo sâu rộng trong các tầng lớp phụ nữ.

Mô hình trồng nấm bào ngư của chị Nguyễn Thị Trà ở thôn Tân Kỳ, xã Gio Quang, huyện Gio Linh cho thu nhập 24 triệu đồng/tháng nhờ từ nguồn vốn qua kênh phụ nữ khởi nghiệp - Ảnh: N.D.H
Mô hình trồng nấm bào ngư của chị Nguyễn Thị Trà ở thôn Tân Kỳ, xã Gio Quang, huyện Gio Linh cho thu nhập 24 triệu đồng/tháng nhờ từ nguồn vốn qua kênh phụ nữ khởi nghiệp - Ảnh: N.D.H

Tổ chức các chiến dịch truyền thông/hội thi/hội diễn; tổ chức các cuộc thi sáng kiến truyền thông về công tác giảm nghèo, tổ chức các hội nghị biểu dương, tôn vinh các tập thể, cá nhân điển hình, tiên tiến trong công tác giảm nghèo; xây dựng các mô hình, loại hình truyền thông, tuyên truyền mang tính đặc thù, phù hợp với lứa tuổi, vùng miền các địa phương như: Tổ truyền thông cộng đồng, địa chỉ tin cậy...

Với phương châm “Không để ai bị bỏ lại phía sau”, hằng năm, các cấp hội tổ chức rà soát hộ nghèo do phụ nữ làm chủ hộ, có các giải pháp hỗ trợ hội viên phụ nữ nghèo cụ thể, phù hợp với hoàn cảnh của từng hội viên, đảm bảo 100% hộ nghèo do phụ nữ làm chủ được các cấp hội giúp đỡ và 75% trở lên trong số đó được đỡ đầu có địa chỉ hằng năm, có ít nhất 2% hộ có phụ nữ được các cấp hội nhận đỡ đầu thoát nghèo.

Các hoạt động hỗ trợ phụ nữ sáng tạo khởi nghiệp, phát triển kinh tế được các cấp hội phụ nữ trên địa bàn huyện đầu tư thực hiện, thông qua việc tín chấp, phối hợp với các ngân hàng tạo nguồn vốn cho chị em đầu tư sản xuất, kinh doanh. Tổng nguồn vốn vay đang dư nợ qua kênh do hội tín chấp trên 465 tỉ đồng, hỗ trợ 9.478 hộ vay. Chủ động phối hợp với các ban, ngành, địa phương, các chương trình, dự án tổ chức hàng trăm lớp tập huấn hướng dẫn chị em ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi, trồng trọt, chế biến nông sản, thủy sản.

Hằng năm, phối hợp tổ chức đào tạo nghề cho trên 250 lao động nữ. Chỉ đạo xây dựng 242 mô hình phụ nữ làm kinh tế giỏi, có thu nhập từ 200 - 500 triệu/năm. Chỉ đạo xây dựng 43 tổ hợp tác, tổ liên kết, 1 hợp tác xã về phát triển kinh tế như: hỗ trợ đăng ký nhãn mác, thương hiệu cho các sản phẩm ruốc, cá khô, mực của Tổ hợp tác Tân Việt; tinh bột nghệ ở Gio An; đầu tư xây dựng mô hình làm hương tại xã Vĩnh Trường...

Đặc biệt, thông qua việc chủ trì tổ chức thành công các hội chợ quê, hội chợ xuân, ngày hội khởi nghiệp hằng năm của Hội LHPN huyện đã lan tỏa, truyền cảm hứng về tinh thần khởi nghiệp, khuyến khích chị em tích cực chuyển đổi cơ cấu kinh tế, thay đổi cơ cấu cây trồng, con nuôi, chuyển đổi mô hình kinh doanh, dịch vụ mang lại hiệu quả kinh tế cao; góp phần nâng cao mức thu nhập cho bản thân, gia đình, cộng đồng...

Đã xuất hiện nhiều điển hình phụ nữ dám nghĩ, dám làm, nhiều nữ doanh nghiệp thành đạt, tạo việc làm ổn định cho nhiều lao động nữ trên địa bàn, tiêu biểu như: mô hình trồng nấm bào ngư của chị Nguyễn Thị Trà ở xã Gio Quang; mô hình kinh doanh dịch vụ Lào - Thái của chị Nguyễn Thị Mỹ Phương ở xã Phong Bình; mô hình nuôi ong lấy mật và chế biến ngũ cốc xuất khẩu của chị Nguyễn Thị Nhàn ở xã Hải Thái, mô hình kinh doanh thủy hải sản của chị Nguyễn Thị Thắm ở xã Gio Hải...

Thông qua các hoạt động của hội không chỉ nâng cao nhận thức mà thay đổi tư duy, hành động của hội viên phụ nữ, đã khuyến khích chị em phát huy nội lực, sáng tạo, đổi mới tư duy trong nếp nghĩ, cách làm, tích cực chuyển đổi cơ cấu kinh tế, thay đổi cây trồng, con nuôi, chuyển đổi mô hình kinh doanh, dịch vụ mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần thực hiện có hiệu quả chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển KT-XH và xây dựng nông thôn mới của địa phương.

(Nguồn: Báo Quảng Trị)

Cam Lộ: 557 hộ nông dân tham gia trồng rừng có chứng chỉ FSC

Anh Vũ |

Ngày 11/2, UBND huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị phối hợp với Công ty TNHH Gỗ Quốc gia - Chi nhánh Quảng Trị tổ chức chương trình tham vấn các bên liên quan về hệ thống quản lý rừng bền vững liên kết FSC tại huyện Cam Lộ.

Tết trồng cây - nhân lên nét đẹp đầu xuân

Thanh Trúc |

“Mùa xuân là Tết trồng cây, làm cho đất nước càng ngày càng xuân”. Thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh, phong trào “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” đã trở thành một phong trào rộng rãi, sôi nổi từ thành thị đến nông thôn, tạo nên truyền thống tốt đẹp ngày xuân được đông đảo Nhân dân đồng tình hưởng ứng.

Tỉnh Quảng Trị phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” xuân Ất Tỵ

Trần Tuyền |

Ngày 3/2, tại thị trấn Diên Sanh, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị tổ chức Lễ phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” xuân Ất Tỵ - 2025. Ủy viên dự khuyết BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Long Hải; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Đăng Quang; Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Hà Sỹ Đồng; Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Đào Mạnh Hùng; các ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy dự lễ.

Tích cực chăm sóc các loại cây trồng vụ đông xuân

Trần Cát Linh |

Vụ đông xuân 2024-2025, toàn tỉnh gieo cấy 25.500 ha lúa. Hiện nay, thời tiết có ấm dần, khá thuận lợi cho cây trồng phát triển, diện tích lúa trà đầu bắt đầu bước vào giai đoạn đẻ nhánh nên nông dân khắp nơi trong tỉnh tiến hành tỉa, dặm, bón phân thúc đợt 1 để đẩy nhanh sự sinh trưởng của các loại cây trồng, nhất là cây lúa.