Góp phần lan tỏa văn hóa truyền thống đặc sắc của dân tộc

Chí Nhân |

Quảng Trị là vùng đất địa linh nhân kiệt, có bề dày văn hóa lịch sử lâu đời. Với vai trò xung kích trên mặt trận tư tưởng - văn hóa, những năm qua, Báo Quảng Trị đã góp phần rất lớn trong việc lan tỏa chuẩn mực văn hóa ứng xử trong xã hội, góp phần xây dựng và phát triển văn hóa, con người mới theo nội dung cơ bản trong Nghị quyết số 33 NQ/TW về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”.


Để thực hiện nhiệm vụ trên, Báo Quảng Trị nỗ lực đảm nhiệm vai trò là lực lượng tiên phong, là cầu nối quan trọng, tích cực chuyển tải, giới thiệu, quảng bá hơi thở, sức sống, giá trị văn hóa địa phương, đồng thời phát huy, “kích hoạt” nét đặc trưng văn hóa Quảng Trị thông qua các hoạt động hướng đến bảo tồn giá trị văn hóa.

Bằng các bài viết, phóng sự, chuyên trang, chuyên mục, Báo Quảng Trị là kênh thông tin tuyên truyền, giáo dục sâu rộng về truyền thống văn hóa, lịch sử, góp phần nâng cao nhận thức của Nhân dân, ý thức bảo vệ, gìn giữ, bảo tồn và phát huy những giá trị cốt lõi cũng như những thành tựu đạt được trong công cuộc xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam nói chung và con người Quảng Trị nói riêng.

Truyền dạy các làn điệu dân ca cho thế hệ trẻ tại xã Tà Rụt, huyện Đakrông - Ảnh: H.V.A
Truyền dạy các làn điệu dân ca cho thế hệ trẻ tại xã Tà Rụt, huyện Đakrông - Ảnh: H.V.A

Báo Quảng Trị đã phản ánh sát đặc trưng văn hóa, phong tục tập quán vùng miền, kịp thời đăng tải những sự kiện, vấn đề liên quan đến đời sống, tâm tư, tình cảm của người dân Quảng Trị cũng như việc phản ánh, cổ vũ, tuyên dương những tấm gương điển hình trong cuộc sống và sản xuất; đặc biệt, góp phần ngăn chặn những tệ nạn xã hội, đấu tranh chống những tiêu cực đang bị khuất lấp...

Việc bảo vệ và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống luôn được báo coi là nhiệm vụ trọng tâm, đặt lên hàng đầu, bởi đây là một trong những tiêu chí quan trọng. Đáng chú ý, Báo Quảng Trị đã tập trung đăng tải nhiều bài viết có nội dung đề cao tính tư tưởng, nhân văn, ca ngợi các giá trị văn hóa truyền thống, làng nghề truyền thống, không gian văn hóa cộng đồng, danh nhân văn hóa, du lịch văn hóa, ẩm thực văn hóa; tôn vinh những cá nhân, tập thể có ý thức và hành động cụ thể, thiết thực trong việc quảng bá, giữ gìn, phổ biến các vẻ đẹp văn hóa, con người Quảng Trị...

Trong những năm gần đây, trên các ấn phẩm báo Quảng Trị hằng ngày cũng như các số báo cuối tuần, số đặc san cuối tháng, báo Điện tử online cũng thường xuyên đổi mới nội dung, tăng thời lượng, mở các chuyên trang, chuyên mục, tập trung nhiều bài viết không chỉ bảo đảm tính thẩm mỹ về mặt hình thức mà còn hấp dẫn, thuyết phục về nội dung, đáp ứng được nhu cầu của công chúng, thực hiện tốt vai trò định hướng, dẫn dắt dư luận đối với sự phát triển đời sống văn hóa của địa phương.

Ở các chuyên trang về văn hóa - văn nghệ, việc tuyên truyền, nâng cao nhận thức về gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống đã được thể hiện linh hoạt thông qua các hình thức khác nhau: các bài giới thiệu chân dung nghệ sĩ, bút ký, truyện ngắn, tản văn, thơ... góp phần đáp ứng nhu cầu tiếp nhận của độc giả.

Báo Quảng Trị luôn song hành giữa tuyên truyền về việc xây dựng nét đẹp gia đình/làng xã/môi trường văn hóa lành mạnh, kế thừa, gìn giữ và phát huy những giá trị truyền thống của dân tộc, khơi gợi, nhân thêm lòng yêu nước, tinh thần dân tộc... với đấu tranh, phê phán các tệ nạn xã hội, hủ tục, những suy thoái về đạo đức, lối sống, những quan điểm, hành vi lệch lạc.

Đặc biệt, phát huy vai trò, sứ mệnh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, Báo Quảng Trị đã tổ chức các tuyến tin, bài thông tin kịp thời đấu tranh, phản bác các luận điệu của các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị, xuyên tạc, bịa đặt nhằm chống phá Đảng và Nhà nước ta, trong đó, có các luận điệu sai trái xuyên tạc, bịa đặt trên lĩnh vực văn hóa, tư tưởng.

Bên cạnh những kết quả đạt được, việc tuyên truyền của Báo Quảng Trị trong thực hiện Nghị quyết 33-NQ/ TW cũng gặp không ít khó khăn, đó là: mảng đề tài về văn hóa là một nội dung rộng và khó, đòi hỏi có sự đầu tư chiều sâu về mặt chuyên môn nhưng hiện tại Báo Quảng Trị chưa quy tụ được nhiều chuyên gia, cây bút giỏi viết về đề tài này.

Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền, định hướng dư luận trên hệ thống báo chí chính thống đôi khi chưa theo kịp thông tin trên mạng xã hội do còn chờ chỉ đạo của các cấp, các ngành chức năng... Những điều này ảnh hưởng không nhỏ đến công tác tuyên truyền về văn hóa, con người Quảng Trị của Báo.

Trong giai đoạn hiện nay, đòi hỏi Báo Quảng Trị vừa thực hiện tôn chỉ, mục đích, chức năng, nhiệm vụ của một tờ báo Đảng, vừa không ngừng đổi mới, sáng tạo góp phần quan trọng trong việc tuyên truyền, quảng bá những nét văn hóa truyền thống đặc sắc của dân tộc, của mảnh đất và con người Quảng Trị. Để thực hiện có hiệu quả những yêu cầu trên, cần đề xuất một số giải pháp cơ bản sau:

Thứ nhất, tiếp tục tuyên truyền sâu rộng các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm và giải pháp chủ yếu của Nghị quyết số 33-NQ/TW gắn với phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”... đến cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân.

Đẩy mạnh các hoạt động thông tin, tuyên truyền các giá trị văn hóa truyền thống, phẩm chất tốt đẹp con người Quảng Trị; tăng cường các tuyến tin bài về những tập thể, cá nhân điển hình trong thực hiện Nghị quyết 33-NQ/ TW; kịp thời phản ánh những vấn đề nổi cộm, nhạy cảm, phát sinh liên quan đến lĩnh vực văn hóa trên địa bàn tỉnh để các cơ quan chức năng có giải pháp tháo gỡ.

Thứ hai, cần tăng cường sự chỉ đạo, định hướng và cung cấp thông tin chính xác, kịp thời về những vấn đề liên quan đến lĩnh vực văn hóa, con người trên địa bàn tỉnh cho đội ngũ báo chí, phát huy tối đa thế mạnh của một tờ báo Đảng để phục vụ hiệu quả cho việc thông tin, tuyên truyền đến với các tầng lớp nhân dân.

Thứ ba, cần có sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng, đồng bộ giữa cơ quan chỉ đạo, quản lý về văn hóa với cơ quan chỉ đạo, quản lý về báo chí trong định hướng và quản lý thông tin báo chí, truyền thông về văn hóa, hướng đến mục tiêu xuyên suốt khơi dậy khát vọng và phát huy mạnh mẽ giá trị văn hóa con người.

Thứ tư, cần tập trung nguồn lực, tạo ra sự đổi mới về nội dung, hình thức, phát huy ưu thế của internet, mạng xã hội để liên tục cập nhật tin tức, đưa Báo Quảng Trị ngày càng đến gần hơn với công chúng, phù hợp hơn với nhu cầu của người đọc và những đổi thay của thời đại.

Xã hội càng phát triển thì nhu cầu tìm hiểu, gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống càng trở nên cấp thiết. Nếu không đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao ý thức đối với mỗi người dân thì các giá trị văn hóa truyền thống sẽ đứng trước nguy cơ bị mai một và thậm chí bị biến tướng.

Vì vậy, việc tuyên truyền, nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của giá trị văn hóa truyền thống không chỉ là trách nhiệm của báo chí mà còn cần sự chung tay của các cơ quan, ban, ngành, đơn vị và cá nhân trong tỉnh.

(Nguồn: Báo Quảng Trị)

Happy Tết 2024” - Lan toả bản sắc văn hoá Tết truyền thống”

Thu Hằng |

Một trong những điểm nhấn tại "Happy Tết 2024" là sự xuất hiện của 300 cánh diều sắc màu bay ở Hoàng Thành Thăng Long và Lễ rước diều cổ 600 năm.

Món ăn của tôi, Bản sắc của tôi - Việt Nam ơi

Hoàng Toàn |

Vừa qua, tại Hà Nội đã diễn ra chiến dịch “Món ăn của tôi, Bản sắc của tôi – Việt Nam ơi” nằm trong khuôn khổ của Lễ hội Thiết kế sáng tạo, nhằm góp phần khám phá, bảo tồn và phát huy di sản ẩm thực.

Góp phần bảo tồn, phát huy làn điệu dân ca của người Vân Kiều và Pa Kô

Kô Kăn Sương |

Người Vân Kiều và Pa Kô ở Quảng Trị có đời sống văn hóa tinh thần phong phú và đặc sắc. Đặc biệt, qua những lời ca, tiếng hát họ có thể chuyển tải tâm tư, tình cảm của mình đến con người và vạn vật, tạo động lực để cùng nhau sống vui, sống đẹp hơn. Vì lẽ đó, dân ca của đồng bào nơi đây ra đời với những đặc trưng riêng, trở thành một di sản phi vật thể quý giá, cần được gìn giữ và phát huy.

Người phụ nữ Vân Kiều bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc

Minh Long |

Sinh ra và lớn lên tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở đại ngàn Trường Sơn, nơi có nhiều nét văn hóa đặc sắc của người Vân Kiều nên Hồ Thị Thới, ở Khối 6, thị trấn Khe Sanh, huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) luôn tâm huyết bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống của dân tộc.