Hiệu quả từ các dự án điện gió

Lê Minh |

Sau khi đi vào hoạt động, các dự án điện gió Liên Lập - Phong Huy - Phong Nguyên đã vận hành hiệu quả về mặt kỹ thuật, đồng thời làm tăng nguồn thu ngân sách, giải quyết việc làm cho người lao động, bảo vệ môi trường và tích cực tham gia các hoạt động an sinh xã hội tại địa phương.


Phó Tổng Giám đốc 3 công ty điện gió Liên Lập, Phong Nguyên, Phong Huy Chu Xuân Tình cho biết: Dự án Điện gió Liên Lập - Phong Huy - Phong Nguyên bao gồm việc phát triển, xây dựng và vận hành ba trang trại điện gió, mỗi trang trại có công suất 48 MW và các đường dây truyền tải nội bộ tại huyện Hướng Hóa.

Đây là các dự án điện gió lớn nhất của Việt Nam sử dụng vốn vay của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) với tổng công suất lắp đặt là 144 MW, góp phần tăng 30% công suất điện gió của cả nước, đáp ứng nhu cầu sử dụng điện ngày càng tăng của cả nước, ước tính tăng 8% mỗi năm cho đến năm 2030.

Các trang trại điện gió được phát triển và thuộc sở hữu của ba công ty chuyên dụng được thành lập tại Việt Nam dưới nguồn vốn đầu tư phần lớn thuộc sở hữu của PC1 Group và Renova Inc (Renova): Công ty Cổ phần Liên Lập, Công ty Cổ phần Phong Huy và Công ty Cổ phần Phong Nguyên. Mỗi công ty đều đạt được ngày vận hành thương mại (COD) vào tháng 10/ 2021 và được thực hiện theo hợp đồng mua bán điện (PPA) riêng có thời hạn 20 năm với EVN.

Dự án điện gió Liên Lập, Phong Nguyên, Phong Huy đang phát huy hiệu quả trên thực tế - Ảnh: L.M
Dự án điện gió Liên Lập, Phong Nguyên, Phong Huy đang phát huy hiệu quả trên thực tế - Ảnh: L.M

Ông Chu Xuân Tình cho biết thêm: trong quá trình từ xây dựng đến vận hành của các dự án điện gió Liên Lập - Phong Huy - Phong Nguyên, doanh nghiệp luôn gắn trách nhiệm trong việc bảo vệ môi trường, thiên nhiên và hỗ trợ phát triển bền vững cộng đồng xã hội lân cận gắn liền với sự phát triển của 3 dự án.

Chính vì vậy, cả 3 doanh nghiệp cam kết tuân thủ các quy định hiện hành về môi trường và xã hội của Việt Nam, các giao thức quốc tế, phát triển và triển khai hệ thống quản lý môi trường - xã hội toàn diện và hiệu quả, bao gồm: kế hoạch quản lý môi trường - xã hội, quản lý và giám sát các tác động và rủi ro môi trường - xã hội liên quan đến các hoạt động của dự án cũng như duy trì cải tiến liên tục hệ thống vận hành.

Đồng thời, đảm bảo cam kết cao nhất để có thể giảm thiểu và bồi thường đầy đủ cũng như quản lý các tác động tiêu cực về môi trường và xã hội; bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, hệ sinh thái và đa dạng sinh học; tôn trọng quyền con người, đặc biệt là những người bị ảnh hưởng và dễ bị tổn thương, tuân thủ các quy định của Việt Nam, Tuyên bố Chính sách An toàn của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) và các thông lệ quốc tế.

Trong thời gian qua, dự án đã giải quyết việc làm cho lao động địa phương trong bối cảnh COVID-19 diễn biến phức tạp. Các doanh nghiệp đã thông qua các chính sách thu hút lao động của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, đồng thời linh hoạt trong việc đổi mới các phương thức tuyển dụng như đăng tải trên sàn giao dịch việc làm tỉnh, dán thông báo trên bảng tin của các UBND xã, thông báo tới đại diện chính quyền địa phương…để tạo điều kiện cho người lao động có thể dễ dàng tiếp cận thông tin tuyển dụng của dự án.

Các doanh nghiệp đã nỗ lực thực hiện “mục tiêu kép” vừa mở rộng nguồn lao động, vừa kết hợp với việc đào tạo, nâng cao tay nghề để người lao động có thể tiếp cận các công việc của dự án một cách dễ dàng để phục vụ cho công tác xây dựng và vận hành dự án đạt hiệu quả. Việc ưu tiên sử dụng lao động địa phương đã góp phần giải quyết nhu cầu việc làm và đảm bảo nguồn thu nhập ổn định cho người dân địa phương.

Thêm vào đó, các doanh nghiệp nhận thức được rằng, việc phát triển các dự án năng lượng tái tạo cần đi đôi với việc đảm bảo an sinh xã hội cho người dân quanh khu vực dự án.

Các doanh nghiệp đã liên hệ chặt chẽ với chính quyền địa phương và người dân để xây dựng, triển khai các kế hoạch phục hồi, phát triển sinh kế cho người dân như chương trình phát triển tầm vóc trẻ em; chương trình hỗ trợ chăn nuôi - phát triển sinh kế thông qua mô hình nuôi gà Cùa, mô hình nuôi bò; chương trình nước sạch và sức khỏe cộng đồng; nâng cấp, cải tạo cơ sở hạ tầng các tuyến đường giao thông, trường học và nhà cộng đồng.

Các chương trình từ thiện như trao quà trung thu cho trẻ, học bổng tiếp sức đến trường, phần quà nhu yếu phẩm cần thiết trị giá hàng trăm triệu đồng. Bên cạnh đó, thực hiện nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về an toàn giao thông, an toàn điện và nâng cao nhận thức bảo tồn về đa dạng sinh học.

Mục đích của việc triển khai các chương trình này nhằm đảm bảo nguồn thu nhập, góp phần ổn định cuộc sống của người dân địa phương cũng là yếu tố then chốt trong công tác quản lý và vận hành của dự án. Đặc biệt, đã thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài chính, làm tăng nguồn thu cho ngân sách địa phương.

Có thể nói, từ lúc tiến hành triển khai tới nay, 3 dự án Liên Lập - Phong Huy - Phong Nguyên đã và đang duy trì một môi trường kinh doanh lành mạnh góp phần phát triển KT - XH tại khu vực huyện Hướng Hóa nói riêng, đóng góp cho sự phát triển chung của tỉnh Quảng Trị.

(Nguồn: Báo Quảng Trị)

TAGS

Hướng Hóa: Trồng 250 ha cây xanh chống sạt lở các khu vực nhà máy điện gió

Minh Long |

Theo báo cáo của UBND huyện Hướng Hóa (Quảng Trị), trong các đợt mưa lũ trong năm 2022, các thửa đất canh tác, sản xuất của Nhân dân dọc theo các khe, suối trên địa bàn huyện nói chung và xã Húc nói riêng bị đất đá vùi lấp, ảnh hưởng đến đời sống sản xuất.

Triển khai các giải pháp ổn định đời sống nhân dân vùng dự án điện gió

Kăn Sương |

Ngày 16/12, UBND tỉnh Quảng Trị ban hành Công văn số 6427/UBND-KT về việc đảm bảo an toàn và ổn định đời sống của Nhân dân vùng dự án điện gió.

Doanh nghiệp Việt Nam nghiên cứu, khảo sát phát triển nhà máy điện gió tại Lào

PV |

Ngày 8/12, tại thủ đô Viêng Chăn của Lào đã diễn ra lễ ký Bản ghi nhớ (MOU) về nghiên cứu khảo sát tính khả thi phát triển dự án nhà máy điện gió Ami Savannakhet, tại huyện Sepon, tỉnh Savannakhet, Trung Lào giữa Công ty Cổ phần Đầu tư AMI Renewables Quảng Bình và Chính phủ Lào.

Công suất vận hành thương mại các dự án điện gió của tỉnh cao nhất nước

Tú Linh |

Chủ trương lớn của tỉnh Quảng Trị là phát triển năng lượng tái tạo, trong đó phải kể đến phát triển điện gió ở huyện miền núi Hướng Hóa và Đakrông.