Ngành công thương đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Trị

PV |

Năm 2022 có ý nghĩa quan trọng, tạo nền tảng để thực hiện các mục tiêu kế hoạch phát triển KT-XH 5 năm giai đoạn 2021-2025. Vì vậy, Sở Công thương Quảng Trị đã bám sát các nhiệm vụ và giải pháp trong các nghị quyết của Chính phủ, kết luận của Tỉnh ủy và nghị quyết của HĐND tỉnh về kế hoạch phát triển KT-XH năm 2022. Đặc biệt là bám sát chủ đề của tỉnh: “Trách nhiệm, kỷ cương - Thích ứng an toàn - Thúc đẩy tăng trưởng” nên hoạt động sản xuất công nghiệp, kinh doanh thương mại trên địa bàn tỉnh có mức tăng trưởng cao.


Tình hình sản xuất công nghiệp, kinh doanh thương mại tiếp tục đà tăng trưởng cao so với năm 2021 (chỉ số IIP tăng 18,68%; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tăng 15,74%). Chỉ số sản xuất công nghiệp, các sản phẩm công nghiệp chủ yếu và các chỉ tiêu của ngành tiếp tục mức tăng trưởng cao và vượt kế hoạch đề ra. Chỉ số sản xuất công nghiệp ước tính tăng 18,68%. Một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu tiếp tục ổn định và tăng trưởng như điện sản xuất tăng 100,49%, dăm gỗ tăng 39,09%, gỗ cưa, gỗ xẻ tăng 20,1%; quặng inmenit tăng 19,59%...

Các dự án đầu tư về lĩnh vực năng lượng, công nghiệp được triển khai đảm bảo yêu cầu. Các dự án năng lượng tái tạo thuộc nhóm 30 dự án trọng điểm đang được tích cực triển khai và đẩy nhanh tiến độ. Hoạt động thương mại và kinh doanh dịch vụ đã khởi sắc trở lại, đặc biệt là dịch vụ du lịch, lưu trú, ăn uống và vui chơi giải trí diễn ra khá nhộn nhịp.

Lĩnh vực chế biến gỗ đóng góp quan trọng vào sự tăng trưởng của ngành công thương - Ảnh: H.N.K
Lĩnh vực chế biến gỗ đóng góp quan trọng vào sự tăng trưởng của ngành công thương - Ảnh: H.N.K

Các trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng bán lẻ tổ chức các chương trình khuyến mãi hấp dẫn nhằm kích cầu tiêu dùng, góp phần đảm bảo thị trường hàng hóa lưu thông thông suốt, không có hiện tượng khan hàng, gây sốt giá. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ ước đạt 26.713,32 tỉ đồng.

Ngành Công thương đã tích cực phối hợp các sở, ban, ngành của tỉnh bám sát, theo dõi chặt chẽ tình hình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho doanh nghiệp và người lao động trên địa bàn tỉnh. Tiếp tục hỗ trợ Tập đoàn T&T và các Liên doanh của Hàn Quốc triển khai thủ tục đầu tư Nhà máy điện khí LNG Hải Lăng 1.500MW (hiện đã khởi công nhiều dự án quan trọng như: Hợp phần kỹ thuật dự án Trung tâm điện khí LNG Hải Lăng, giai đoạn 1), Khu công nghiệp VSIP8, Khu công nghiệp Triệu Phú,...

Tiếp tục đôn đốc ngành điện triển khai đầu tư Dự án Trạm biến áp 500kV tại Quảng Trị… Đôn đốc, hỗ trợ Công ty Cổ phần Bia quốc tế TTC đẩy nhanh tiến độ Dự án Nhà máy Bia quốc tế TTCCam Lộ đi vào hoạt động trong năm 2022.

Công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực công thương được tăng cường có hiệu quả. Các nhiệm vụ trọng tâm được UBND tỉnh giao đều được thực hiện tốt. Chủ động triển khai kịp thời, có hiệu quả các chương trình, kế hoạch của Bộ Công thương, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh. Tham mưu UBND tỉnh ban hành văn bản chỉ đạo tăng cường công tác đảm bảo an ninh, an toàn vận hành Hệ thống điện quốc gia trên địa bàn tỉnh trong năm 2022.

Chủ trì, phối hợp các sở, ngành liên quan tổ chức kiểm tra chấp hành pháp luật về đầu tư xây dựng hệ thống điện mặt trời mái nhà trên địa bàn tỉnh và tình hình thực hiện các dự án điện gió; tham mưu UBND tỉnh tiếp tục hỗ trợ nhà đầu tư, tháo gỡ khó khăn cho các dự án năng lượng trên địa bàn tỉnh.

Chủ trì, phối hợp các ngành kiểm tra tình hình hoạt động an toàn công nghiệp, hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp trong việc chấp hành các quy định của pháp luật. Tăng cường quản lý, đấu tranh ngăn chặn hành vi lợi dụng hoạt động thương mại điện tử để buôn lậu, gian lận thương mại và buôn bán hàng giả, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Ban hành và tổ chức thực hiện Kế hoạch thực hiện cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”; Kế hoạch kiểm tra việc chấp hành pháp luật trong hoạt động kinh doanh xăng dầu và khí dầu mỏ hóa lỏng trên địa bàn tỉnh.

Trong năm 2022, mặc dù các chỉ tiêu phát triển của ngành có mức tăng trưởng cao, tuy nhiên quy mô tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ vẫn chưa tương xứng với tổng mức kinh tế của tỉnh. Sản phẩm chế biến thô và gia công còn chiếm tỉ lệ lớn trong cơ cấu ngành công nghiệp và cơ cấu hàng hóa xuất khẩu. Một số dự án năng lượng triển khai còn chậm do giá cả đầu vào tăng, vướng mắc trong giải phóng mặt bằng, nhất là chưa có chính sách giá của Chính phủ nên không huy động được vốn.

Công tác hỗ trợ hợp tác liên doanh giữa các doanh nghiệp trong tỉnh và trong khu vực để hình thành trung tâm sản xuất, chuỗi cung ứng hàng hóa dịch vụ chưa được đồng bộ. Việc tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm địa phương còn gặp nhiều khó khăn…

Vì vậy, để hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch năm 2023 và các chỉ tiêu Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020-2025, ngành Công thương cần tập trung thực hiện các nhiệm vụ giải pháp về đẩy mạnh cơ cấu lại phát triển công nghiệp - thương mại nhanh và bền vững, tăng dần tỉ trọng công nghiệp - thương mại trong cơ cấu GRDP của tỉnh. Đặc biệt là phải tập trung một số nhiệm vụ trọng tâm sau:

Tập trung chỉ đạo triển khai hiệu quả các nội dung liên quan ngành theo Chương trình công tác của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tình hình phát triển công nghiệp, thương mại; xây dựng Chương trình phát triển năng lượng tái tạo tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2022-2025 và thương mại, dịch vụ logistics xuyên biên giới. Tiếp tục triển khai Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động số 07- CTHĐ/TU, ngày 8/1/2022 của Tỉnh ủy về thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020-2025, định hướng đến 2030.

Phối hợp xây dựng Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2022-2025 và Đề án cơ cấu lại ngành Công thương trên địa bàn tỉnh phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH và phát triển bền vững theo lộ trình của Chính phủ. Tiếp tục tham mưu UBND tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai Chương trình hành động của Tỉnh ủy về thực hiện Nghị quyết số 55-NQ/TW, ngày 11/2/2021 của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Tiếp tục thực hiện Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế và các kế hoạch khôi phục sản xuất sau thiên tai đã được UBND tỉnh ban hành; Kế hoạch phát triển công nghiệp, thương mại của địa phương giai đoạn 2022-2030, tầm nhìn đến năm 2045. Đề xuất giải pháp củng cố và nâng thứ bậc chỉ số PCI năm 2023 theo chỉ đạo của UBND tỉnh.

Đẩy mạnh phát triển công nghiệp trên cơ sở khai thác, phát huy các ngành có lợi thế như: công nghiệp năng lượng, công nghiệp chế biến nông-lâm- thủy sản, công nghiệp phụ trợ, công nghiệp silicat, dệt may, sản xuất vật liệu xây dựng cao cấp, công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản.

Nâng cao chất lượng và khả năng cạnh tranh, tăng hàm lượng công nghệ cao để tham gia chuỗi giá trị toàn cầu ở một số sản phẩm, lĩnh vực chủ yếu. Đẩy mạnh thu hút các dự án đầu tư công nghiệp lớn, công nghệ tiên tiến để tạo động lực thúc đẩy ngành công nghiệp của tỉnh phát triển. Triển khai xây dựng các dự án năng lượng tái tạo đã được quy hoạch.

Đẩy mạnh thu hút đầu tư và triển khai thực hiện các dự án động lực tại Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị và các khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp. Tiếp tục thu hút các dự án phù hợp, đúng quy hoạch vào Khu công nghiệp Quán Ngang; tiếp tục hỗ trợ nhà đầu tư để sớm triển khai dự án Khu công nghiệp Quảng Trị (VSIP 8).

Kích hoạt các nguồn lực, dư địa phát triển kinh tế; hỗ trợ triển khai các dự án năng lượng trọng điểm năm 2023; chỉ đạo tiến độ xây dựng các dự án năng lượng tái tạo đã được cấp chủ trương đầu tư. Chủ trì, phối hợp hỗ trợ các nhà đầu tư hoàn thành các dự án điện gió đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt bổ sung vào Quy hoạch phát triển điện lực, đưa vào vận hành, phát điện thương mại (nếu có cơ chế giá). Thực hiện hiệu quả Chương trình sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trên địa bàn tỉnh năm 2023.

Phối hợp các huyện, thị xã, thành phố tăng cường công tác quản lý nhà nước về thương mại theo địa bàn, tập trung tháo gỡ khó khăn vướng mắc, tạo thuận lợi trong đầu tư sản xuất, kinh doanh để thúc đẩy hoạt động thương mại dịch vụ tại các địa phương phát triển; tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, tập trung công tác đấu tranh chống hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, hàng không đảm bảo an toàn thực phẩm; ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh.

Tập trung thu hút đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng thương mại dịch vụ, nhất là thu hút đầu tư, phát triển các siêu thị, trung tâm thương mại tại thành phố Đông Hà và một số đô thị đông dân cư để thúc đẩy hoạt động kinh doanh thương mại phát triển, gắn phát triển cơ sở hạ tầng với nâng cao chất lượng, hiệu quả của các loại hình dịch vụ, gắn phát triển thương mại dịch vụ với du lịch của địa phương để thúc đẩy hoạt động du lịch phát triển.

Đối với khu vực nông thôn, cần quan tâm phát triển hạ tầng thương mại nông thôn, đẩy nhanh tiến trình xã hội hóa trong đầu tư xây dựng và nâng cao hiệu quả trong quản lý, kinh doanh khai thác chợ; tập trung nguồn lực hình thành các chợ đầu mối về nông sản, thủy, hải sản để thúc đẩy hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa, phát triển các loại hình dịch vụ ở nông thôn.

Tiếp tục thu hút, xúc tiến đầu tư các trung tâm dịch vụ logistics, các trung tâm kho vận trên tuyến Hành lang kinh tế Đông-Tây phục vụ lưu thông hàng hóa hai chiều giữa các nước ASEAN, nhất là khi tuyến đường cao tốc Cam Lộ- Túy Loan hình thành tạo liên kết với tuyến Quốc lộ 9 nối cảng Cửa Việt và Cửa khẩu quốc tế Lao Bảo thì việc hình thành trung tâm dịch vụ logistics là rất cần thiết.

Tích cực thúc đẩy hoạt động thương mại biên giới, khai thác hiệu quả Hiệp định Thương mại biên giới Việt Nam-Lào để thúc đẩy các loại hình dịch vụ trên địa bàn tỉnh phát triển. Triển khai các biện pháp thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu.

Đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, tạo môi trường thuận lợi để phát triển sản xuất, kinh doanh thúc đẩy khởi nghiệp. Tiếp tục thực hiện số hóa kết quả giải quyết TTHC và số hoá hồ sơ. Thực thi phương án đơn giản hóa, rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục hành chính liên quan đến lĩnh vực đầu tư, kinh doanh, tiếp cận điện năng. Phối hợp chặt chẽ với các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố trong thực hiện nhiệm vụ phát triển công nghiệp, thương mại trên địa bàn.

(Nguồn: Báo Quảng Trị)

Ngành công thương nỗ lực tăng trưởng ấn tượng

Bảo Bình |

Nhờ thực hiện nhiều giải pháp thích ứng linh hoạt trong tình hình mới, năm 2022, ngành công thương Quảng Trị đã phát huy tốt vai trò quản lý nhà nước, triển khai thực hiện nhiều giải pháp duy trì, thúc đẩy sản xuất công nghiệp, phát triển thương mại, dịch vụ, ổn định thị trường, đảm bảo cung ứng điện phục vụ sản xuất và tiêu dùng.

Bà Phan Thị Thắng được bổ nhiệm làm Thứ trưởng Bộ Công Thương

Thanh Mai |

Bà Phan Thị Thắng đã kinh qua nhiều chức vụ, trong đó gần nhất là Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.

Bộ Công Thương phản bác tin đồn giá xăng tăng lên 100.000 đồng mỗi lít

PV |

Bộ Công Thương khẳng định tin giá xăng có thể tăng lên 100.000 đồng mỗi lít chỉ là những thông tin đồn đoán, không có căn cứ trên mạng xã hội.

Bộ Công thương: Không cấm mua xăng bằng can, chai nhưng không được tích trữ, bán hàng sai quy định

Thanh Mai |

Bộ này cho rằng, việc tích trữ xăng dầu vào thùng, can, chai tại gia đình cũng tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ cháy, nổ cho gia đình và cộng đồng.