Nghiên cứu mới: Tìm thấy kháng thể chống Covid-19 trong trứng gà

Thanh Mai |

Các kháng thể từ trứng gà có thể được sử dụng để điều trị Covid-19, hoặc như một biện pháp phòng ngừa.

Nhóm nghiên cứu thuộc Trường Đại học California, Davis (Mỹ) đã thành công tạo ra kháng thể đối với protein đột biến SARS-CoV-2 trong trứng gà. Nghiên cứu được công bố ngày 9/7 trên tạp chí Virus.

Các kháng thể từ trứng có thể được sử dụng để điều trị Covid-19, hoặc như một biện pháp phòng ngừa cho những người tiếp xúc với căn bệnh này. 

 

“Lợi thế của hệ thống này là có thể tạo ra rất nhiều kháng thể ở gia cầm. Ngoài chi phí thấp để sản xuất các kháng thể này ở gà mái, chúng có thể được cập nhật rất nhanh bằng cách sử dụng kháng nguyên. Từ đó, cho phép bảo vệ chống lại các biến thể hiện tại”, ông Rodrigo Gallardo - giáo sư y học gia cầm, Khoa Sức khỏe Dân số và Sinh sản tại Trường Thú y California Davis cho biết.

Gia cầm sản xuất một loại kháng thể gọi là IgY, có thể so sánh với IgG ở người và các động vật có vú khác. IgY không gây dị ứng hoặc gây phản ứng miễn dịch khi tiêm vào người. IgY xuất hiện cả trong huyết thanh và trứng của gia cầm. 

Nhóm nghiên cứu đã tạo miễn dịch cho gà mái bằng hai liều của ba loại vắc-xin khác nhau, dựa trên vùng liên kết thụ thể hoặc protein tăng đột biến SARS-CoV-2. Đồng thời đo lượng kháng thể trong mẫu máu của gà mái và lòng đỏ trứng sau ba và sáu tuần từ lần chủng ngừa cuối cùng.

Sau đó, các nhà khoa học kiểm tra khả năng ngăn chặn coronavirus lây nhiễm vào tế bào người có kháng thể tinh khiết. Cả trứng và huyết thanh của gà mái được miễn dịch đều chứa các kháng thể nhận biết SARS-CoV-2.

Các kháng thể từ huyết thanh có hiệu quả hơn trong việc vô hiệu hóa virus do có nhiều kháng thể hơn trong máu.

Ông Gallardo cho biết hiện đang làm việc với các đồng nghiệp Daria Mochly-Rosen tại Trường Đại học Stanford và Michael Wallach từ Trường Đại học Công nghệ, Sydney (Australia). Từ đó, nhằm phát triển công nghệ kháng thể dựa trên trứng. Nhóm nghiên cứu hy vọng có thể triển khai các kháng thể này trong một phương pháp điều trị phòng ngừa như thuốc xịt đưa vào sử dụng trên những người có nguy cơ phơi nhiễm cao với Covid-19.

(Nguồn: Phụ nữ mới)

TAGS

Du lịch Việt Nam: Giải 'bài toán' nhân lực du lịch giai đoạn hậu COVID-19

PV |

Sau khi dịch COVID-19 được kiểm soát, du lịch Việt Nam đã nhanh chóng khởi sắc trở lại với nhiều điểm đến, sản phẩm trải nghiệm cùng các dịch vụ lưu trú, vận tải được du khách đón nhận.

Tại sao phải tiêm mũi 3, mũi 4 vắc xin phòng COVID-19 trong bối cảnh hiện nay?

Phương Minh |

Đó là câu hỏi được đặt ra tại buổi tọa đàm “Tại sao phải tiêm mũi 3, mũi 4 phòng COVID-19 trong bối cảnh hiện nay?” do Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức ngày 1/7/2022. Đặt ra vấn đề này bởi SARS-CoV-2 vẫn rất khó lường. Tiêm vắc xin mũi nhắc lại là cách phòng bệnh tốt nhất. Bản chất của vi rút SARS-CoV-2 có sự tiến hóa khôn lường. Đã có nhiều biến thể mới và có thể có nhiều biến thể hơn trong tương lai, thậm chí có thể trở thành biến chủng mới. Tức là vi rút SARS-CoV-3, 4 có thể xuất hiện. Một khi còn chủng vi rút lưu hành thì vẫn có nguy cơ mắc bệnh nặng. Do đó, điều tốt nhất là phải tiêm phòng vắc xin để bảo vệ tất cả.

WHO cảnh báo đại dịch COVID-19 'chưa có dấu hiệu chấm dứt'

PV |

Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus ngày 12/7 cảnh báo rằng đại dịch COVID-19 "chưa có dấu hiệu chấm dứt", đồng thời bày tỏ lo ngại virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19 đang "tự do lưu hành" trên thế giới.

Những căn bệnh hậu Covid-19

Thanh Mai |

Nguy cơ gặp các vấn đề sức khỏe lâu dài này tăng lên theo mức độ nghiêm trọng khi mắc Covid-19.