Phát triển đô thị là một động lực để phát triển, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ

Hà Trang |

Ngày 30/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính; Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh; Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị chủ trì Hội nghị Đô thị toàn quốc năm 2022 phổ biến Nghị quyết số 148/NQ-CP của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 06/NQ-TW ngày 24/1/2022 của Bộ Chính trị về Quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045. Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Hưng; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đức Tiến tham dự hội nghị tại điểm cầu Quảng Trị.


Nghị quyết số 06-NQ/TW của Bộ Chính trị về Quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Nghị quyết số 06-NQ/TW) đề ra mục tiêu: Đẩy nhanh tốc độ và nâng cao chất lượng đô thị hoá, phát triển đô thị bền vững theo mạng lưới, hình thành một số đô thị, chuỗi đô thị động lực thông minh kết nối với khu vực và thế giới. Thể chế, chính sách về quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển đô thị bền vững cơ bản được hoàn thiện. Kết cấu hạ tầng của đô thị, nhất là hạ tầng kỹ thuật khung và hạ tầng xã hội thiết yếu được xây dựng và phát triển đồng bộ, hiện đại, xanh, thông minh, giàu bản sắc, các yếu tố văn hoá đặc trưng…

Ngày 11/11/2022, Chính phủ ra Nghị quyết số 148/NQ-CP ban hành Chương trình hành động của Chính phủ để thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TW. Theo đó, Nghị quyết 148/NQ-CP đề ra 5 nhóm nhiệm vụ gồm 33 nhiệm vụ và 15 chỉ tiêu cụ thể trong quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển đô thị.

Trong đó, phấn đấu tỉ lệ đô thị hóa toàn quốc đến năm 2025 trên 45% và trên 50% vào năm 2030; đóng góp kinh tế khu vực đô thị vào GDP cả nước đạt trên 75% vào năm 2025 và trên 85% vào năm 2030; tỉ trọng kinh tế số trong GRDP của các đô thị trực thuộc Trung ương đạt 25%-30% vào năm 2025 và 35%-40% vào năm 2030... Đặc biệt, phấn đấu xây dựng được mạng lưới đô thị thông minh trung tâm cấp quốc gia và cấp vùng kết nối quốc tế và 3 - 5 đô thị có thương hiệu được công nhận tầm khu vực và quốc tế vào năm 2030.

Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Hưng; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đức Tiến tham dự hội nghị tại điểm cầu Quảng Trị - Ảnh: H.T
Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Hưng; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đức Tiến tham dự hội nghị tại điểm cầu Quảng Trị - Ảnh: H.T

Phát biểu chỉ đạo hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định, đây là hội nghị quan trọng, mang nhiều ý nghĩa, nhằm tiếp tục quán triệt sâu rộng những nội dung, nhiệm vụ trọng tâm của Nghị quyết số 06-NQ/TW và phổ biến Chương trình hành động thực hiện của Chính phủ; xác định trách nhiệm của các bộ, ngành, địa phương trong tổ chức thực hiện. Đồng thời hưởng ứng ngày 8/11 là Ngày Đô thị Việt Nam và cũng là Ngày Đô thị hóa thế giới bằng những hành động cụ thể, thiết thực.

Thủ tướng yêu cầu các đại biểu thảo luận, quán triệt sâu sắc để tìm ra giải pháp thực hiện tốt nghị quyết của Bộ Chính trị và chương trình hành động của Chính phủ, nhất là trong bối cảnh đô thị hoá gắn với công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Trong đó xác định phát triển đô thị là một động lực để phát triển, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ gắn với chủ động, tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng, thực chất, hiệu quả…

Thủ tướng mong muốn, sau hội nghị này, căn cứ chức năng, nhiệm vụ, các bộ, ngành, địa phương sẽ đề ra các chương trình hành động cụ thể, thiết thực, triển khai quyết liệt quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển đô thị Việt Nam để các nghị quyết thực sự đi vào cuộc sống.

Các đại biểu đã trình bày tham luận, đóng góp ý kiến nhằm cụ thể hóa các nhiệm vụ, giải pháp để thực hiện thành công các mục tiêu, chỉ tiêu đề ra trong Nghị quyết 06/NQ-TW và Chương trình hành động của Chính phủ.

Trong đó, tập trung vào các vấn đề như xây dựng và hoàn thiện chính quyền đô thị; phát triển hạ tầng giao thông đô thị; xây dựng nông thôn mới gắn với phát triển đô thị và định hướng đô thị hóa; kinh nghiệm và định hướng phát triển đô thị tại một số địa phương như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Quảng Ninh; xây dựng đô thị thông minh; đầu tư phát triển hạ tầng cần có trọng tâm, trọng điểm gắn với hiệu quả khai thác, sử dụng; quan tâm hoàn thiện chính quyền đô thị song song với nâng cao hiệu quả quản lý đô thị…

Kết luận hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, đô thị hóa là xu thế tất yếu khách quan của thế giới, nhưng nếu phát triển đô thị không đúng hướng, không chuẩn mực, không bài bản sẽ dẫn tới nhiều hậu quả.

Chính vì vậy, thời gian tới, cùng với thời cơ và bối cảnh phát triển chung, trên tinh thần kết hợp nội lực với ngoại lực, sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, việc quan tâm hoạch định chính sách, giải pháp thúc đẩy quá trình đô thị hóa, phát triển đô thị có kế hoạch, có lộ trình là nhiệm vụ quan trọng.

Hội nghị kỳ vọng sẽ tạo chuyển biến tích cực nâng cao lượng và chất của quá trình đô thị hóa, phát triển đô thị trong 10 năm tới, định hướng đến 2045. Trong đó chú trọng nâng cao hiệu quả khai thác sử dụng tài nguyên, phát huy nguồn lực đổi mới sáng tạo của đô thị bên cạnh những nguồn lực truyền thống, phát huy lợi thế so sánh, lợi thế cạnh tranh của đô thị trong bối cảnh phát triển quốc gia, khu vực và thế giới...

(Nguồn: Báo Quảng Trị)

Liên tiếp bắt nhiều vụ ma tuý và pháo nổ ở biên giới Việt Lào

Phan Vĩnh |

Trong ngày 29/11/2022, Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Trị chủ trì phối hợp với các đơn vị bắt 2 vụ ma tuý và pháo nổ trên địa bàn biên giới Việt- Lào.

Tình trạng cắt giảm lao động, giảm giờ làm xảy ra chủ yếu ở các ngành thâm dụng lao động

PV |

Cục Việc làm (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội) vừa có báo cáo thị trường lao động 11 tháng năm 2022, đáng chú ý có 4 địa phương báo cáo về tình trạng cắt giảm lao động, giảm giờ làm, nghỉ việc luân phiên. Tình trạng này xảy ra chủ yếu ở các ngành thâm dụng lao động.

Ba yếu tố giúp kinh tế Việt Nam tăng trưởng ổn định

PV |

Theo trang mạng vietnam-briefing.com, đầu tư vào cơ sở hạ tầng, môi trường thương mại và mức lương cạnh tranh là 3 yếu tố chính giúp nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng ổn định.

Khuyến khích cán bộ từ chức khi có khuyết điểm, thay ngay người bị kỷ luật

Thanh Mai |

Nghị quyết 28 Hội nghị Trung ương 6 khóa XIII nêu rõ việc tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng.