Ba yếu tố giúp kinh tế Việt Nam tăng trưởng ổn định

PV |

Theo trang mạng vietnam-briefing.com, đầu tư vào cơ sở hạ tầng, môi trường thương mại và mức lương cạnh tranh là 3 yếu tố chính giúp nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng ổn định.

Về đầu tư vào cơ sở hạ tầng, Việt Nam đã đầu tư khoảng 6% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) vào cơ sở hạ tầng - một trong những mức đầu tư cao nhất trong khu vực ASEAN. Trong khoản chi tiêu này, có một số hạng mục đầu tư lớn như đường cao tốc Bắc - Nam đoạn từ Hà Nội đến Thành phố Hồ Chí Minh; sân bay quốc tế Long Thành để thay thế sân bay Tân Sơn Nhất đang quá tải; các dự án tàu điện ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh cũng như các nhà máy nhiệt điện và điện rác...
 
Về môi trường thương mại, trong những năm qua, Việt Nam đã tích cực ký kết các hiệp định thương mại song phương với các nước trên thế giới. Là thành viên ASEAN, Việt Nam tham gia một số hiệp định thương mại tự do (FTA) mà khối đã ký kết, tạo điều kiện để phát triển thành trung tâm sản xuất và mở rộng mạng lưới xuất khẩu. FTA giữa Liên minh châu Âu (EU) và Việt Nam (EVFTA) đã giúp thúc đẩy xuất khẩu của Việt Nam bất chấp đại dịch COVID-19, FTA giữa Anh – Việt Nam (UKVFTA) giúp kim ngạch thương mại hai chiều năm 2021 đạt gần 6,6 tỷ USD. Trong khi đó, Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).... giúp thúc đẩy thương mại của Việt Nam khi tăng xuất khẩu sang Canada và Mexico. Ngoài ra, môi trường kinh doanh của Việt Nam cởi mở, chính phủ có nhiều chính sách thân thiện với nhà đầu tư nhằm thu hút đầu tư và phát triển kinh tế - xã hội cũng là những yếu tố quan trọng thu hút các nhà đầu tư tới Việt Nam. Theo Phòng Thương mại châu Âu, FDI vào Việt Nam tăng lên cũng đang thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nước này nhờ môi trường thương mại và lao động của Việt Nam cho dù các nhà máy không hoạt động vì nhu cầu giảm ở các thị trường phương Tây, từ dệt may, da giày đến đồ nội thất.

Một trong những lợi thế lớn nhất của Việt Nam là mức lương cạnh tranh. Lực lượng lao động trẻ của Việt Nam khá dồi dào với hơn 40% sinh viên Việt Nam tốt nghiệp đại học chuyên ngành khoa học và kỹ thuật. Khi Việt Nam có sự tăng trưởng kinh tế, tiền lương cũng sẽ tăng lên. Do đó, Việt Nam sẽ phải duy trì sự cân bằng giữa lạm phát, mức lương và năng suất để tránh làm gián đoạn thị trường lao động tổng thể.

Do vậy, trang mạng vietnam-briefing.com nhận định rằng triển vọng kinh tế của Việt Nam vẫn đầy hứa hẹn ngay cả khi căng thẳng địa chính trị vẫn diễn ra. Trong ngắn hạn, chi phí có thể tăng lên, nhưng các nhà đầu tư dài hạn sẽ gặt hái được những thành quả to lớn.

(Nguồn: Ngày nay)

TAGS

Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ thăm chính thức Campuchia và dự Hội nghị Cấp cao ASEAN

PV |

Nhận lời mời của Thủ tướng Chính phủ Vương quốc Campuchia, Chủ tịch ASEAN 2022 Samdech Techo Hun Sen, Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ thăm chính thức Campuchia từ ngày 8-9/11 và dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 40-41 và các hội nghị liên quan từ 10-13/11.

ASEAN sẽ tổ chức hội nghị đặc biệt về Myanmar

PV |

Theo người phát ngôn Bộ Ngoại giao Campuchia Chum Sounry, cuộc họp sẽ diễn ra tại trụ sở Ban thư ký ASEAN ở thủ đô Jakarta (Indonesia).

Việt Nam cùng ASEAN cam kết xóa đói nghèo, đảm bảo an ninh lương thực

PV |

Ngày 12/10/, Ủy ban về các vấn đề kinh tế và tài chính của Khóa 77 Đại hội đồng Liên hợp quốc (LHQ) đã tiến hành phiên thảo luận chung về xóa nghèo, phát triển nông nghiệp và an ninh lương thực. Tại đây, đại diện cho Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Việt Nam cam kết xóa đói nghèo, đảm bảo an ninh lương thực và phát triển nông nghiệp bền vững.

Sắp diễn ra Hội nghị Bộ trưởng Giáo dục ASEAN lần thứ 12 tại Việt Nam

PV |

Theo thông tin từ Bộ Giáo dục và Đào tạo, từ ngày 11-14/10/2022, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam với vai trò Chủ tịch luân phiên của hợp tác giáo dục ASEAN nhiệm kỳ 2022-2023 sẽ chủ trì tổ chức Hội nghị Bộ trưởng Giáo dục ASEAN lần thứ 12 và các hội nghị liên quan với sự tham gia của 10 nước thành viên ASEAN và 8 nước đối tác.