Thúc đẩy chuyển đổi số trong lĩnh vực báo chí

PV |

Cùng với áp lực về tự chủ tài chính, chủ trương tinh giản biên chế, đặc biệt là nhu cầu của công chúng trong kỷ nguyên số ngày càng cao đã và đang thúc đẩy các cơ quan báo chí phải thực hiện chuyển đổi số. Dù nhận thức được lợi ích và tầm quan trọng của việc chuyển đối số nhưng thực tế hiện nay nhiều cơ quan truyền thông vẫn còn lúng túng trong thực hiện chuyển đổi số.

Đây là nhận định của các đại biểu tại Hội thảo "Thách thức của phát thanh trong giai đoạn chuyển đối số", diễn ra ngày 4/8, trong khuôn khổ liên Liên hoan phát thanh toàn quốc lần thứ 15, do Đài Tiếng nói Việt Nam phối hợp UBND Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức.

Các đại biểu cho rằng, chuyển đối số không đơn thuần chỉ là đầu tư một hệ thống máy tính, các phần mềm chuyên dụng phục vụ một hoặc nhiều công việc cụ thể của cơ quan, đơn vị. Đó mới chỉ là số hóa một hoặc một số công đoạn trong một dây chuyên sản xuất, tuy nhiên việc số hóa các công đoạn này là cơ sở cho việc chuyển đổi số.

 

Chuyển đối số là quá trình chuyển đổi từ việc vận hành một mô hình truyền thống sang mô hình số, với việc ứng dụng công nghệ dữ liệu lớn (Big Data), điện toán đám mây, internet vạn vật (IoT), trí tuệ nhân tạo (AI)…

Từ đó, tạo ra sự đổi mới căn bản, toàn diện các hoạt động tác nghiệp và vận hành của cơ quan truyền thông, tạo nên sự đột phá lớn trong hoạt động báo chí, đáp ứng nhu cầu của công chúng.

Theo mô hình truyền thông hiện đại ngày nay, các cơ quan truyền thông cần xây dựng tòa soạn hội tụ và cơ quan truyền thông đa phương tiện, trong đó tạo sự thống nhất giữa các bộ phận. Cùng với đó là sản xuất nội dung báo chí chất lượng cao, ứng dụng công nghệ Big Data, IoT, AI để tạo ra các trải nghiệm hấp dẫn cho công chúng.

Theo các đại biểu, việc thực hiện chuyển đối số với các cơ quan truyền thông hiện nay có nhiều thuận lợi, như cơ chế chính sách khuyến khích, hạ tầng viễn thông tốt, được thừa hưởng công nghệ hiện đại và kinh nghiệm của các hãng truyền thông lớn trên thế giới.

Tuy nhiên, quá trình chuyển đối số với các cơ quan truyền thông cũng gặp không ít khó khăn như vấn nạn tin giả tràn lan, dễ làm mất uy tín, ảnh hưởng đến thương hiệu của cơ quan truyền thông, thường phải đối mặt với tấn công mạng. Mặt khác, thị phần công chúng của báo chí bị cạnh tranh, nguồn thu quảng cáo bị chia sẻ nhiều với mạng xã hội.

Ông Vũ Hải Quang, Phó Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam chia sẻ, trên thế giới có rất nhiều mô hình chuyển đổi số cho cơ quan truyền thông, tuy nhiên dựa vào các điều kiện thực tế và nhu cầu, thói quen của công chúng, Bộ Thông tin và Truyền thông đã xây dựng chương trình hỗ trợ chuyển đổi số cho các cơ quan báo chí, gồm 3 nền tảng chính. Đó là quản lý tòa soạn điện tử; phân tích thông tin, dư luận trên mạng xã hội; hỗ trợ phòng chống tấn công và ứng cứu khẩn cấp cho hệ thống thông tin của các cơ quan truyền thông.

Theo ông Vũ Hải Quang, quá trình chuyển đổi số đòi hỏi các cơ quan truyền thông phải xây dựng được tòa soạn hội tụ làm trung tâm, có sự thống nhất giữa các bộ phận từ báo in, phát thanh, truyền hình, báo điện tử. Việc hội tụ thể hiện cả về kết cấu sắp xếp vị trí chỗ ngồi, đến phân cấp phân quyền lãnh đạo các đơn vị, cho đến thiết lập các nền tảng quản trị nội dung hội tụ.

Để thực hiện được chuyển đổi số, yếu tố quyết định vẫn là con người, do vậy cần thiết phải có chiến lược đào tạo nguồn nhân lực báo chí đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Nhà báo phải có đủ năng lực chuyên môn về đa phương tiện vừa phải có bản lĩnh chính trị vững vàng mới đáp ứng được yêu cầu công việc trong giai đoạn hiện nay.

(Nguồn: Ngày Nay)

Đẩy nhanh lộ trình chuyển đổi số trong hoạt động báo chí

Nguyễn Vinh |

Ngày 20/7, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy chủ trì, phối hợp Hội Nhà báo tỉnh, Sở Thông tin và Truyền thông tổ chức hội nghị giao ban báo chí 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2022. Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Hồ Đại Nam chủ trì hội nghị.

Báo chí là người bạn đồng hành của di sản

Hải Thanh |

Bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa là trách nhiệm của cơ quan quản lý và cả cộng đồng, trong đó có vai trò rất lớn của các cơ quan thông tấn báo chí.

Danh sách các tác phẩm xuất sắc đoạt Giải Báo chí quốc gia lần thứ XVI

PV |

Tối 21/6, lễ trao Giải Báo chí quốc gia lần thứ XVI, năm 2021 - Giải thưởng cao quý nhất của giới báo chí cả nước đã diễn ra trang trọng tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt Xô.

Khởi nguồn của báo chí cách mạng Việt Nam

Phương Anh |

Ngày 21/6/1925, tại Quảng Châu (Trung Quốc), báo “Thanh Niên” do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc sáng lập ra số đầu tiên - khởi nguồn cho dòng báo chí cách mạng Việt Nam từ những năm đầu thế kỷ XX.