Tìm giải pháp thúc đẩy mô hình điện mặt trời phân tán tại tỉnh Quảng Trị

Lâm Thanh |

Ngày 5/12, Trung tâm Phát triển sáng tạo Xanh (GreenID) phối hợp với Viện Môi trường và Phát triển bền vững (VESDI) tổ chức hội thảo trực tuyến về giải pháp thúc đẩy phát triển mô hình điện mặt trời phân tán tại tỉnh Quảng Trị.

Trong khuôn khổ chương trình, các chuyên gia, đại biểu chia sẻ và cập nhật về bối cảnh chuyển dịch năng lượng quốc tế và tình hình phát triển nguồn năng lượng tại Việt Nam theo dự thảo Quy hoạch Điện VIII. Đồng thời, tập trung phân tích hiện trạng, tiềm năng điện mặt trời mái nhà trên cơ sở công, hộ gia đình, khu công nghiệp và kế hoạch thúc đẩy giải pháp điện mặt trời mái nhà tại Quảng Trị; thảo luận các cơ hội, rào cản cho việc thúc đẩy ứng dụng điện mặt trời; hiện trạng, tiềm năng các mô hình kết hợp điện mặt trời với sản xuất và nông nghiệp tại Quảng Trị.

Hệ thống điện mặt trời mái nhà tại huyện đảo Cồn Cỏ - Ảnh: L.T
Hệ thống điện mặt trời mái nhà tại huyện đảo Cồn Cỏ - Ảnh: L.T

Theo đánh giá của các chuyên gia, tiềm năng phát triển điện mặt trời phân tán tại Quảng Trị rất lớn. Việc lắp đặt hệ thống điện mặt trời mái nhà giúp giảm chi phí sử dụng tiền điện của hộ gia đình, cơ quan, doanh nghiệp; đóng góp sản lượng đáng kể giải quyết vấn đề thiếu điện của hệ thống điện quốc gia; tăng vốn đầu tư toàn xã hội, phát huy được tiềm năng và nguồn lực của địa phương. Tuy nhiên, hiện phát triển điện mặt trời mái nhà trên cơ sở công dù có tiềm năng lớn nhưng vướng Luật Quản lý, sử dụng tài sản công năm 2017 nên không triển khai thực hiện được.

Bên cạnh đó, cơ chế, chính sách phát triển điện mặt trời của Chính phủ đã hết hiệu lực kể từ ngày 31/12/2020, đến nay chưa có quy định mới ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện các dự án. Thời gian tới, GreenID phối hợp VESDI thực hiện các mục tiêu và hoạt động trong giai đoạn 2021 - 2022 nhằm thúc đẩy thực hiện các chính sách để phát triển các giải pháp năng lượng phân tán cho các cơ sở công, hộ gia đình và doanh nghiệp nhằm tận dụng tối đa tiềm năng lắp đặt ở các khu vực này, gợi mở hướng phục vụ nhu cầu sử dụng điện tại chỗ của các đối tượng, góp phần giảm tải cho lưới điện quốc gia về việc truyền tải và mong muốn đưa Quảng Trị trở thành địa bàn tiên phong trong chuyển dịch năng lượng sạch.

Theo số liệu của Công ty Điện lực Quảng Trị, tính đến 31/12/2020, địa bàn tỉnh Quảng Trị có 735 hệ thống điện mặt trời mái nhà của các cơ sở công và khu công nghiệp, hộ gia đình, trang trại với tổng công suất trên 112.689 kWp.

(Nguồn: Báo Quảng Trị)

TAGS

Dự án điện mặt trời mái nhà tại hàng loạt tỉnh sẽ bị hủy hợp đồng, tách đấu nối vì vi phạm quy định?

Như Huỳnh |

Các dự án điện mặt trời mái nhà được yêu cầu kiểm tra, rà soát tại các công ty điện lực như Ninh Thuận, Lâm Đồng, Long An, Bình Dương, Hậu Giang sẽ đứng trước nguy cơ hủy hợp đồng và tách đấu nối ra khỏi hệ thống điện.

Tỷ trọng điện gió, điện Mặt Trời của Việt Nam tăng nhanh nhất khu vực

Nguyễn Minh |

Sản lượng điện Mặt Trời và điện gió của Việt Nam đã tăng từ 4,7TWh năm 2019 lên 9,5TWh vào năm 2020, tương đương với mức tăng 1,98% trong tổng sản lượng điện - cao hơn so với Malaysia, Indonesia.

Nhiều lợi ích, lắm rủi ro từ điện mặt trời mái nhà

Trúc Phương |

Những năm trở lại đây việc lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời trên mái nhà trở nên phổ biến và được người dân Quảng Trị chủ động đầu tư xây dựng. Bởi điều này mang lại rất nhiều lợi ích, nhất là góp phần nâng cao sản lượng điện cho ngành điện và mang lại nguồn thu cho người dân từ việc bán điện. Tuy nhiên, nếu lắp đặt và sử dụng một cách ồ ạt, loại hình năng lượng này có thể sẽ gây ra những ảnh hưởng, tác động tiêu cực đến đời sống dân sinh.

Hơn 40 doanh nghiệp điện mặt trời ở Gia Lai lo phá sản, không trả được nợ

Thanh Hương |

Các nhà đầu tư điện mặt trời đã cùng ký đơn kiến nghị tập thể bởi lo ngại không có nguồn trả nợ vay đúng hạn, do liên tục phải tiết giảm, sa thải công suất phát điện.