Từng bước hoàn thiện kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn để góp phần phòng chống thiên tai

Đan Tâm |

Trong giai đoạn 2017-2020, tỉnh Quảng Trị đã huy động, kêu gọi được nhiều chương trình, dự án đầu tư xây dựng đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn, phục vụ hiệu quả cho sản xuất nông nghiệp, tăng năng lực phòng, chống rủi ro thiên tai, biến đổi khí hậu, bảo vệ cuộc sống người dân và cơ sở vật chất của Nhà nước, Nhân dân.

Nhờ những nỗ lực đó, hệ thống hạ tầng thủy lợi của tỉnh được đầu tư, nâng cấp cơ bản đồng bộ. Đê điều được đầu tư khép kín với nhiều công trình trọng điểm, đảm bảo chủ động tưới tiêu, phục vụ sản xuất. Kè sông, kè biển được tập trung đầu tư tại các vị trí sạt lở cấp bách, nguy hiểm, góp phần chủ động nguồn nước, phòng, chống thiên tai, ổn định đời sống dân cư, cải thiện cảnh quan nông thôn ven sông, ven biển. Nhiều hệ thống công trình thủy lợi được xây dựng, nâng cấp, có thể kể đến như đập ngăn mặn sông Hiếu, đầu mối hệ thống thủy lợi Nam Thạch Hãn, các hồ chứa lớn như La Ngà, Hà Thượng, 13 hồ chứa vừa và nhỏ, hệ thống thủy lợi Ba Hồ - Bản Chùa. Đặc biệt, thực hiện hiệu quả chương trình kiên cố hóa kênh mương, trong 5 năm trở lại đây, toàn tỉnh đã triển khai kiên cố hóa kênh mương các loại với chiều dài hơn 253 km, tổng kinh phí 185.488 triệu đồng. Hệ thống kênh mương sau khi được kiên cố đã đảm bảo tốt việc tưới, tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp, hiệu quả sản xuất được nâng lên rõ rệt. Đến năm 2020, hệ thống thủy lợi đảm bảo việc tưới tiêu chủ động, ổn định cho trên 85% diện tích gieo cấy lúa 2 vụ với hơn 50.400 ha, tưới cho màu, mạ, cây công nghiệp 2.162 ha, cấp nước cho gần 2.000 ha nuôi trồng thủy sản, tiêu nước đầu, cuối vụ cho 7.500 ha.

Công trình đập ngăn mặn sông Hiếu - Ảnh: Đ.T
Công trình đập ngăn mặn sông Hiếu - Ảnh: Đ.T

Đáng chú ý là những năm qua, nhiều dự án trọng điểm của tỉnh đã được triển khai vừa phục vụ nuôi trồng thủy sản, vừa nâng cao năng lực phòng, chống thiên tai. Đó là Dự án phát triển cơ sở hạ tầng các vùng nuôi thủy sản tập trung tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2016 -2020; Dự án đầu tư củng cố, nâng cấp, sửa chữa đê biển, đê cửa sông tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2016-2020; Dự án hệ thống tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp tỉnh Quảng Trị; Dự án nâng cao an toàn đập (WB8); Dự án cải thiện nông nghiệp có tưới tỉnh Quảng Trị; Dự án quản lý thiên tai (WB5/ Vn-Haz) tỉnh Quảng Trị… Hiện nay, tỉnh đang đề xuất với các bộ, ngành trung ương nhiều dự án đưa vào kế hoạch trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 để tổ chức triển khai thực hiện như Dự án nước sạch và vệ sinh nông thôn bền vững và ứng phó với biến đổi khí hậu tỉnh Quảng Trị; Dự án phát triển bền vững chuỗi giá trị nông nghiệp; Dự án nâng cao an toàn đập và hiện đại hóa hệ thống thủy lợi; Dự án hỗ trợ khẩn cấp các tỉnh miền Trung bị thiệt hại do thiên tai năm 2020; Dự án đập ngăn mặn Vĩnh Phước; Dự án đập dâng Bến Than; Dự án hồ Khe Mước; Dự án phát triển thủy sản bền vững… Trong chương trình xây dựng nông thôn mới, từ nguồn vốn ngân sách trung ương, tỉnh hằng năm được phân bổ đã hỗ trợ cho 101 xã đầu tư hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng nông thôn đảm bảo theo tiêu chí nông thôn mới như giao thông, thủy lợi, trường học, cơ sở vật chất văn hóa, chợ nông thôn…với kinh phí đầu tư hơn 743 tỉ đồng, góp phần làm cho bộ mặt nông thôn ngày càng đổi mới, phục vụ tốt hơn nhu cầu hưởng thụ và sinh hoạt của người dân.

Để giải quyết các vấn đề di dân ra khỏi vùng bị thiên tai, ổn định cuộc sống cho người dân tái định cư, trong những năm từ 2017-2020, tỉnh đã bố trí ổn định dân cư 244 hộ, trong đó tập trung 46 hộ, xen ghép 198 hộ. Xây dựng mới, nâng cấp trên 6 km đường giao thông, 5 công trình nước sinh hoạt, 2 công trình điện sinh hoạt, 2 nhà sinh hoạt cộng đồng kiêm trường mẫu giáo với diện tích 300 m2 cùng một số công trình khác. Nhờ vậy, bước đầu hình thành các khu dân cư tập trung và khu dân cư xen ghép. Người dân vùng tái định cư đã yên tâm để đầu tư phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống mới.

Cũng trong giai đoạn này, tỉnh đã thực hiện chuyển tiếp 3 dự án đầu tư bố trí dân cư vùng thiên tai, biên giới. Đó là Dự án di dân khẩn cấp ra khỏi vùng ngập lụt và sạt lở bờ sông Thạch Hãn, xã Hải Lệ, thị xã Quảng Trị. Dự án được triển khai từ năm 2015, mục tiêu là di dân và ổn định đời sống cho 60 hộ. Hiện nay dự án đang hoàn thành các hạng mục công trình gồm đường giao thông, hệ thống cấp điện để bố trí dân cư vào vùng dự án. Thứ hai là Dự án đầu tư xây dựng khu tái định cư, di dân khẩn cấp ra khỏi vùng lũ ống, lũ quét và sạt lở xã Tà Rụt, huyện Đakrông, triển khai từ năm 2014, mục tiêu là bố trí nơi định cư cho 101 hộ dân. Thứ ba là Dự án bố trí sắp xếp ổn định dân cư vùng biên giới Việt - Lào xã Ba Tầng, huyện Hướng Hóa, triển khai từ năm 2010, mục tiêu bố trí cho 200 hộ (gồm 50 hộ tại chỗ, 100 hộ từ các thôn, bản trong vùng và 50 hộ từ vùng đồng bằng lên). Hiện đã triển khai xây dựng các công trình, hạng mục thiết yếu phục vụ di giãn dân, bố trí vào vùng dự án 15 hộ. Về các điểm phát sinh sau thiên tai năm 2020, UBND tỉnh đã quyết định chủ trương di dân khẩn cấp 93 hộ, 386 nhân khẩu tại các xã Hướng Sơn, Hướng Lập và xã Húc, huyện Hướng Hóa. Đến cuối năm 2020, 88 hộ dân có đơn tự nguyện được UBND huyện Hướng Hóa phê duyệt, 45 hộ dân Hướng Sơn và 19 hộ dân xã Húc đã làm nhà.

Tại hội nghị phòng, chống thiên tai, sạt lở đất ở khu vực miền núi tỉnh Quảng Trị do UBND tỉnh tổ chức vào ngày 23/8/2021, sau khi dự báo tình hình thiên tai trên địa bàn tỉnh năm 2021 sẽ có những diễn biến phức tạp, khó lường, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Hưng chỉ đạo UBND hai huyện Hướng Hóa và Đakrông phối hợp với chủ đầu tư các dự án điện gió khẩn trương kiểm tra, rà soát, cập nhật các phương án phòng, chống thiên tai đã lập và phê duyệt; xây dựng phương án phòng ngừa, ứng cứu trong trường hợp xảy ra sạt lở đất tại các khu vực xây dựng điện gió; đặc biệt lưu ý phương án ứng phó sạt lở đất do việc thanh thải đất đá, san lấp bãi thải gây tắc nghẽn dòng chảy, có nguy cơ làm mất an toàn các khu dân cư, bồi lấp đất sản xuất của người dân, cũng như việc thay đổi dòng chảy có khả năng gây ra các tình huống lũ ống, lũ quét ngoài dự kiến; xác định, khoanh vùng bị ảnh hưởng, chi tiết đến từng hộ dân và nhân khẩu, có phương án di dời cụ thể, rõ ràng khi xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở đất, đảm bảo an toàn tính mạng của người dân, cơ sở vật chất, công trình của Nhà nước và Nhân dân trong mùa mưa lũ…

(Nguồn: Báo Quảng Trị)

Thu hồi một phần đất của Công ty Cao su Quảng Trị phục vụ xây dựng nông thôn mới

Thu Hạ |

Ngày 14/10/2021, UBND tỉnh Quảng Trị ban hành quyết định thu hồi một phần đất đã cho Công ty TNHH MTV Cao su Quảng Trị (Công ty Cao su Quảng Trị) thuê tại xã Linh Hải, huyện Gio Linh (Quảng Trị) để phục vụ xây dựng nông thôn mới.

Phối hợp đỡ đầu xây dựng nông thôn mới

Trúc Phương |

Ngày 14/10/2021, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Gio Linh (Quảng Trị) tổ chức ký kết phối hợp đỡ đầu xây dựng nông thôn mới (NTM) tại thôn Sông Ngân, xã Linh Trường. 

Chú trọng đào tạo nguồn nhân lực cho nông nghiệp, nông thôn

Đan Tâm |

Để đẩy mạnh tiến trình cơ cấu lại nông nghiệp gắn với thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, việc đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Quảng Trị là nhu cầu cấp thiết hiện nay.

Huyện Gio Linh đẩy mạnh tái cơ cấu nông nghiệp để về đích nông thôn mới trước năm 2025

Thanh Trúc |

Ngày 13/10/2021, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Trị Nguyễn Đăng Quang chủ trì buổi làm việc với Thường trực Huyện ủy Gio Linh   về về tình hình thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 20/7/2017 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVI (gọi tắt là Nghị quyết 04) về Đẩy mạnh tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới (NTM) tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2017 - 2020, định hướng đến năm 2025. Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hoàng Đức Thắng tham dự cuộc họp.