Vĩnh Linh tăng cường đầu tư hệ thống cơ sở vật chất trường học

Lê Nguyên |

Mặc dù vẫn còn rất nhiều khó khăn, tuy nhiên công tác giáo dục - đào tạo luôn được huyện Vĩnh Linh (Quảng Trị) đặc biệt quan tâm, chăm lo, được đặt lên vị trí hàng đầu. Trong đó chú trọng đến việc đầu tư, nâng cấp hệ thống cơ sở vật chất trường học để các đơn vị có thêm điều kiện nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.

Hiệu trưởng Trường THCS Nguyễn Trãi Nguyễn Thành Trung cho biết: “Do cơ sở vật chất chưa đảm bảo nên trước đây nhà trường phải duy trì học 2 ca. Khối 8,9 học buổi sáng; khối 6,7 học buổi chiều. Do đó đã ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng giáo dục đại trà cũng như giáo dục mũi nhọn.

Đến năm học 2017-2018, trường được đầu tư gần 5 tỉ đồng để xây mới dãy nhà 2 tầng gồm 10 phòng học. Học kỳ II, năm học 2019-2020, công trình được đưa vào sử dụng. Nhờ vậy chất lượng giáo dục - đào tạo của đơn vị nâng lên rõ rệt và đã được công nhận lại trường đạt chuẩn quốc gia ngay trong năm học 2019-2020”.

Nhờ được đầu tư cơ sở vật chất, 2 năm học trở lại đây, Trường THCS Nguyễn Trãi vươn lên dẫn đầu khối THCS của ngành giáo dục huyện Vĩnh Linh -Ảnh: N.Đ
Nhờ được đầu tư cơ sở vật chất, 2 năm học trở lại đây, Trường THCS Nguyễn Trãi vươn lên dẫn đầu khối THCS của ngành giáo dục huyện Vĩnh Linh -Ảnh: N.Đ
Hiện nay huyện Vĩnh Linh có 63 trường học với trên 18.000 học sinh. Đa phần các trường học được xây dựng đã lâu năm nên nhiều hạng mục xuống cấp, hư hỏng. Nhiều trường ở khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa cần nguồn lực lớn trong khi ngân sách phục vụ cho việc xây mới hoặc tu sửa, nâng cấp còn nhiều hạn chế.

Do vậy, song song với công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thì việc hỗ trợ nhằm từng bước hoàn thiện hệ thống cơ sở vật chất trường học được huyện Vĩnh Linh mà trực tiếp là Phòng GD&ĐT thực hiện một cách quyết liệt.

Ngay từ đầu mỗi năm học, Phòng GD&ĐT đã tập trung kiểm tra và rà soát toàn bộ cơ sở vật chất. Trên cơ sở đó xây dựng phương án cụ thể để có sự điều tiết, cân đối hợp lý các nguồn đầu tư từ một số chương trình, dự án cũng như từ công tác xã hội hóa.

Trong đó ưu tiên cho các trường học bị xuống cấp cần kịp thời khắc phục, các địa bàn vùng miền núi, ven biển. Trong năm học 2017- 2018, toàn ngành đã huy động được gần 35,5 tỉ đồng, trong đó có trên 4,3 tỉ đồng từ nguồn xã hội hóa để xây mới phòng học, phòng chức năng, hệ thống sân bãi, tường rào cho các Trường mầm non Vĩnh Chấp, Vĩnh Tú, tiểu học Kim Đồng, THCS Trần Công Ái, Vĩnh Chấp...; sửa chữa dãy phòng học ở trường PTDTNT, THCS Vĩnh Sơn...

Năm học 2018-2019 đã tiến hành xây mới 55 phòng học và 67 công trình khác như sân chơi, hàng rào, nhà vệ sinh, nhà bếp, nhà ăn, khu vui chơi ngoài trời...với tổng số tiền đã đầu tư trên 34 tỉ đồng. Trong đó từ nguồn ngân sách gần 23 tỉ đồng, chương trình dự án trên 7,4 tỉ đồng và nguồn xã hội hóa gần 3,8 tỉ đồng. Riêng trong năm học 2019-2020, huyện Vĩnh Linh đã huy động được gần 44,5 tỉ đồng để xây mới 48 phòng học, sửa chữa 117 hạng mục.

Ngoài ra còn mua sắm trên 200 loại thiết bị với tổng số tiền gần 3,2 tỉ đồng. Đối với các công trình được xây mới hoặc tu sửa, nâng cấp, trong quá trình triển khai thực hiện, Phòng GD&ĐT cùng các cơ quan, ban, ngành liên quan tăng cường công tác kiểm tra, giám sát để nguồn vốn được sử dụng đúng mục đích, phát huy hiệu quả thiết thực, không để xảy ra tình trạng thất thoát, lãng phí.

Cùng với đó, toàn ngành đẩy mạnh phong trào tự làm và sử dụng đồ dùng dạy học, đồ chơi trẻ em để giảm bớt chi phí, có thêm nguồn lực hỗ trợ các đơn vị khác. Cũng nhờ vậy mà chất lượng giáo dục- đào tạo ở tất cả các bậc học không ngừng được cải thiện và nâng cao. Đến nay, tỉ lệ trường đạt chuẩn cấp quốc gia của huyện Vĩnh Linh đạt 77%.

Tuy vậy hệ thống cơ sở vật chất trường học của huyện Vĩnh Linh nhìn chung vẫn còn thiếu thốn, chưa thực sự đáp ứng đầy đủ nhu cầu ngày càng cao trong công tác dạy và học. Trưởng Phòng GD&ĐT Vĩnh Linh Lê Thanh Hải cho biết: “Toàn ngành hiện còn thiếu 101 phòng học. Trong đó thiếu 28 phòng học, 73 phòng học bộ môn và chức năng. Thực trạng thiếu phòng học ở huyện Vĩnh Linh tập trung chủ yếu ở bậc học mầm non và tiểu học khu vực miền núi. Ngoài ra còn thiếu các hạng mục khác, như: sân chơi, sân tập, công trình vệ sinh...

Cùng với việc tích cực huy động mọi nguồn lực khắc phục tình trạng xuống cấp, chưa thực sự đồng bộ về hệ thống cơ sở vật chất, ngành giáo dục huyện Vĩnh Linh kiến nghị các cấp, ngành liên quan ưu tiên đầu tư hoàn thiện cơ sở vật chất trường học trên địa bàn, nhất là nguồn hỗ trợ của các chương trình, dự án cùng ngân sách tỉnh, huyện và kinh phí từ công tác xã hội hóa giáo dục. Từ đó sớm xóa phòng học tạm, phòng học mượn, đảm bảo cho công tác dạy và học cũng như góp phần nâng cao chất lượng giáo dục- đào tạo trong tình hình mới.”

(Nguồn: Báo Quảng Trị)

TAGS

Trao tặng 3.654 bộ sách giáo khoa cho học sinh nghèo và tủ sách dùng chung của các trường học

Kăn Sương |

Tiếp tục triển khai các Chương trình “Cùng tiếp bước em tới trường năm học 2023-2024", “Tủ sách giáo khoa dùng chung”, sáng 4/8, tại TP. Đông Hà, Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, Nhà Xuất bản Giáo dục tại TP. Đà Nẵng tổ chức lễ tặng sách giáo khoa (SGK) cho học sinh nghèo, có hoàn cảnh khó khăn và tặng tủ sách giáo khoa dùng chung cho các trường học trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.

Khe Sanh: Trường học cùng doanh nghiệp tổ chức làm vệ sinh và tuyên truyền bảo vệ môi trường

Trần Hà |

Ngày 23/6/2023, tại nhà văn hoá Vân Kiều – Pa Cô, thị trấn Khe Sanh, huyện Hướng Hoá (Quảng Trị), Trường THPT Hướng Hoá phối hợp Công ty TNHH Tây Tiến tổ chức ra quân làm vệ sinh môi trường trên tuyến đường Hùng Vương.

Huyện Hướng Hoá xin tiếp nhận Trung tâm KT chất lượng hàng hoá Lao Bảo để làm trường học

Huệ Năng |

UBND huyện Hướng Hoá cho biết đã làm tờ trình xin tiếp nhận trung tâm này để sử dụng cho việc dạy và học của Trường THCS Lao Bảo.

Trường học nên làm gì để ngăn chặn bạo lực học đường?

Hương Giang |

Tại thành phố Pune, bang Maharashtra, Ấn Độ, một vài trường học đã bắt đầu phong trào thực hiện các biện pháp để ngăn chặn bạo lực học đường.