Xây dựng con người Triệu Phong giàu lòng yêu nước, đoàn kết, nỗ lực xây dựng quê hương giàu đẹp

Tuấn Việt |

Sau 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 9/6/2014 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước, huyện Triệu Phong (Quảng Trị) đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. 

Một trong những kết quả nổi bật nhất là 100% xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó có 2 xã là Triệu Đại, Triệu Trạch được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, thị trấn Ái Tử được công nhận lại đạt chuẩn đô thị văn minh. Huyện hoàn thành xây dựng các tiêu chí huyện đạt chuẩn nông thôn mới. Đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng cao. Phẩm chất cao đẹp của con người Triệu Phong giàu lòng yêu nước, sống có lý tưởng, có tri thức, luôn đoàn kết, nỗ lực vươn lên trong cuộc sống để xây dựng quê hương, đất nước luôn được phát huy.

Để có được kết quả đó, trong quá trình triển khai nghị quyết, huyện Triệu Phong gắn với thực hiện các nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Đảng, trong đó có Nghị quyết Trung ương 4, khóa XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ”, Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, góp phần tích cực trong xây dựng và phát triển văn hóa, con người cũng như thúc đẩy phát triển KT-XH của địa phương.

Cùng với đó, huyện chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục, trình độ dân trí, bồi dưỡng, đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng ở địa phương, đồng thời tuyên truyền, phổ biến những mô hình hay, nhân tố điển hình tiên tiến trong cuộc sống để tạo sự lan tỏa trong xã hội.

Người dân đến tham quan chùa Sắc Tứ ở thị trấn Ái Tử, huyện Triệu Phong -Ảnh: T.V
Người dân đến tham quan chùa Sắc Tứ ở thị trấn Ái Tử, huyện Triệu Phong -Ảnh: T.V

Việc xây dựng gia đình, thôn, cơ quan, đơn vị, trường học văn hóa đã có tác động tích cực đến đời sống văn hóa ở cơ sở. Các thiết chế văn hóa được quan tâm đầu tư gắn với tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao quần chúng diễn ra sôi nổi, thiết thực thu hút đông đảo Nhân dân tham gia.

Mặt khác, huyện quan tâm thực hiện công tác bảo tồn, phát huy giá trị di tích văn hóa, lịch sử cách mạng trên địa bàn. Qua đó, giáo dục truyền thống lịch sử, văn hoá của quê hương cho người dân, nhất là thế hệ trẻ. Đến nay, trên địa bàn huyện có 92 di tích được xếp hạng, trong đó có 2 địa điểm di tích thành phần cấp quốc gia đặc biệt, 3 di tích quốc gia với 12 địa điểm di tích, 78 di tích cấp tỉnh. Đặc biệt, huyện đã hoàn thành Đồ án quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị Di tích lịch sử quốc gia “Các địa điểm liên quan đến dinh Chúa Nguyễn (1558- 1626)” trên đất Triệu Phong.

Thông qua thực hiện phong trào thi đua yêu nước, trọng tâm là phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” và cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” được các cấp, ngành và Nhân dân tích cực hưởng ứng, tạo sức lan tỏa mạnh mẽ trong cộng đồng. Qua đó, hình thành, nuôi dưỡng nhân cách văn hóa và giữ gìn giá trị truyền thống tốt đẹp, xây dựng gia đình no ấm, hạnh phúc, văn minh.

Huyện Triệu Phong làm tốt công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ làm công tác văn hóa từ huyện đến cơ sở, nhất là đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị, quản lý nhà nước để thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng đạt kết quả cao nhất. UBND huyện cũng đã cụ thể hoá các nghị quyết của Huyện uỷ khoá XIX, XX tập trung xây dựng, đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch, sử dụng, đãi ngộ, tôn vinh cán bộ trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật có nhiều cống hiến cho sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa ở địa phương.

Trong thời gian tới, bám sát Nghị quyết số 33- NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng và các văn bản chỉ đạo của trung ương, của tỉnh, huyện Triệu Phong tiếp tục đẩy mạnh xây dựng môi trường và đời sống văn hoá lành mạnh, gắn với phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”, xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh.

Đồng thời có cơ chế phối hợp chặt chẽ hơn giữa gia đình, nhà trường và xã hội để nâng cao chất lượng giáo dục. Cùng với đó, thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở; xây dựng nếp sống văn hoá tiến bộ, văn minh cũng như huy động nguồn lực để đầu tư và tổ chức đời sống văn hoá, góp phần thu hẹp khoảng cách thụ hưởng văn hoá giữa các tầng lớp nhân dân.

Mặt khác, chú trọng công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí cán bộ văn hóa các cấp đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ tình hình mới. Trong đó, thường xuyên kiện toàn, nâng cao chất lượng hoạt động của ban chỉ đạo phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” và công tác gia đình cấp huyện và cơ sở; tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng hoạt động phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” để thực hiện có hiệu quả.

Bên cạnh đó, tiếp tục đầu tư đúng mức cho lĩnh vực văn hóa tương ứng với mức tăng trưởng kinh tế, nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động văn hóa trên địa bàn phục vụ tốt nhu cầu hưởng thụ của Nhân dân.

Huyện Triệu Phong đề nghị trung ương, tỉnh quan tâm hỗ trợ kinh phí xây dựng các thiết chế văn hóa, thể thao, đặc biệt ở nông thôn, khu dân cư cũng như quan tâm bố trí kinh phí đảm bảo hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao và hoạt động của ban điều hành thôn văn hoá, gia đình văn hoá ở các địa phương...

(Nguồn: Báo Quảng Trị)

TAGS

Xá lợi tóc Đức Phật 2.600 năm ở chùa Ba Vàng đã được “trả về nước”

PV |

Về "Xá lợi tóc Đức Phật" gây xôn xao dư luận, Thượng toạ Thích Đạo Hiển cho biết, trụ trì chùa Ba Vàng được báo cáo là đã xuất ngoại.

Thay đổi tập quán sản xuất cho nông dân Bản Chùa

Mai Lâm |

Năm 2023 là năm đầu tiên nông dân Bản Chùa, xã Cam Tuyền, huyện Cam Lộ (Quảng Trị) liên kết với doanh nghiệp để trồng một số cây dược liệu. 

Bộ Tài chính băn khoăn về số liệu tiền công đức chùa Yên Tử

PV |

Theo số liệu của Bộ Tài chính, trong 4 tháng đầu năm 2023 các di tích, đình chùa trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh thu về 61 tỉ đồng (không bao gồm các khoản công đức, tài trợ bằng hiện vật, công trình xây dựng), gần bằng số thu cả năm 2022. 

Đông Hà: Tìm người thân cho cháu bé bị bỏ trước cổng chùa

Lê Trường |

Ngày  8/7, thông tin từ UBND Phường 4 (TP. Đông Hà, Quảng Trị) cho biết, sau khi nhận thông tin, địa phương nhanh chóng tiến hành các thủ tục thông báo tìm người thân của một cháu bé sơ sinh bị bỏ trước cổng chùa Kiều Đàm.