Cần đảm bảo an toàn đồ chơi trẻ em

Trần Cát Linh |

Đối với trẻ em, đồ chơi không chỉ là phương tiện giải trí mà còn có ý nghĩa giáo dục rất lớn, kích thích khả năng tư duy, sáng tạo, nhận biết thế giới xung quanh cho trẻ thông qua đồ chơi, giúp trẻ phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần…

Với tác động to lớn đó, khi mua đồ chơi cho trẻ, phụ huynh phải lựa chọn những đồ chơi phù hợp lứa tuổi, đảm bảo an toàn, lành mạnh để phát triển tâm hồn, trí tuệ trẻ em. Hiện nay, trên thị trường rất phong phú, đa dạng các loại đồ chơi trẻ em sản xuất trong nước và nước ngoài.

Tuy nhiên, bên cạnh những đồ chơi đảm bảo an toàn, phù hợp thì trên thị trường hiện nay có nhiều loại không đảm bảo cho sự phát triển về nhiều mặt của trẻ như: Đồ chơi bị nhiễm độc, kích thích bạo lực, gây tai nạn trong lúc trẻ sử dụng... Vì vậy, cần có sự giám sát chặt chẽ của ngành chức năng và chính quyền địa phương đối với các đơn vị, cơ sở sản xuất và kinh doanh đồ chơi trẻ em, đồng thời, các bậc phụ huynh cũng cần lưu ý khi mua đồ chơi cho trẻ.
Vấn đề đảm bảo an toàn sức khỏe, tính mạng của con người khi sử dụng hàng hóa, trong đó có đồ chơi trẻ em (ĐCTE) được Nhà nước quan tâm, thể hiện trong việc ban hành pháp luật về quản lý chất lượng hàng hóa như: Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa số 30/VPHN-VPQH được Quốc hội ban hành ngày 10/12/2018 nhằm đảm bảo an toàn đối với sức khỏe, tính mạng con người. Để đảm bảo an toàn ĐCTE, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đã ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể như Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn đối với ĐCTE (QCVN 03:2019/BKHCN). Quy chuẩn kỹ thuật này quy định các yêu cầu an toàn đối với ĐCTE, các phương pháp thử tương ứng và yêu cầu về quản lý chất lượng ĐCTE sản xuất trong nước, nhập khẩu và lưu thông trên thị trường.

Phụ huynh cần cẩn thận khi chọn mua đồ chơi cho trẻ em để đảm bảo an toàn - Ảnh: T.C.L
Phụ huynh cần cẩn thận khi chọn mua đồ chơi cho trẻ em để đảm bảo an toàn - Ảnh: T.C.L

Theo đó, ĐCTE phải đáp ứng các yêu cầu về an toàn, cơ lý, tính cháy, hóa học. Ngoài ra, ĐCTE sử dụng điện không được dùng nguồn điện có điện áp danh định vượt quá 24 V và không một bộ phận nào trong đồ chơi có điện áp danh định hoặc tức thời vượt quá 24 V. Trong trường hợp các bộ phận của đồ chơi được nối hoặc có thể tiếp xúc với nguồn điện có điện áp danh định vượt quá giới hạn thì phải được cách điện.

Trên địa bàn Quảng Trị, mặt hàng ĐCTE khá phong phú và đa dạng về chủng loại, trong đó có không ít mặt hàng không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Các mặt hàng này có nguy cơ tiềm ẩn gây độc rất cao, gây mất an toàn cho trẻ em. Điều đáng quan tâm là hiện nay vẫn chưa có cơ quan nào đánh giá đầy đủ về các nguyên tố độc hại, gây mất an toàn trong mặt hàng đồ chơi lưu thông trên thị trường để cung cấp thông tin phục vụ cho công tác quản lý và cảnh báo cho người tiêu dùng.

Đối với trẻ em, đồ chơi là một nhu cầu cần thiết. Do đó, nhu cầu về đồ chơi an toàn cũng trở nên cấp thiết để đảm bảo sức khỏe. Vì thế, việc phân tích đánh giá thực trạng về chất lượng ĐCTE trên địa bàn và nghiên cứu đề xuất các giải pháp nhằm bảo vệ sức khỏe cho trẻ em là một việc cần thiết. Từ nhu cầu đó, Sở KH&CN Quảng Trị đã phê duyệt đề tài “Đánh giá thực trạng chất lượng đồ chơi trẻ em phục vụ công tác quản lý nhà nước về chất lượng đồ chơi trẻ em trên địa bàn tỉnh Quảng Trị” do Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tỉnh chủ trì thực hiện.

Để thực hiện đề tài này, Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tỉnh lấy mẫu ở 9 huyện, thị xã, trong đó 30 mẫu phân tích và đánh giá an toàn về giới hạn mức thôi nhiễm của một số nguyên tố độc hại, 160 mẫu phân tích và đánh giá an toàn về tính chất cơ lý, 24 mẫu phân tích và đánh giá an toàn về tính cháy, 30 mẫu phân tích và đánh giá an toàn đối với việc sử dụng điện trong các sản phẩm ĐCTE. Đề tài đã tập trung đánh giá thực trạng chất lượng ĐCTE trên địa bàn tỉnh, trong đó có quan tâm về giới hạn mức thôi nhiễm một số nguyên tố độc hại gồm: Đồ chơi làm bằng vật liệu nhựa, nhựa tái sinh có nguy cơ tiềm ẩn nhiễm độc chì, cadimi; đồ chơi dạng vật liệu dẻo như đất sét, túi hạt nở có nguy cơ nhiễm chì, cadimi và crôm. Đề tài phân tích 30 mẫu và đã xác định được 5 mẫu chứa các chất độc hại vượt giới hạn quy định, chiếm 16,67%.

Về tính chất cơ lý, đề tài phân tích 160 mẫu ĐCTE, trong đó có 31 mẫu không phù hợp với giới hạn quy định (chiếm 19,38%) so với QCVN 3:2019/ BKHCN - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn ĐCTE. Các loại đồ chơi nhồi mềm, mũ trùm đầu, mặt nạ, vật đội đầu,… các chi tiết rủ xuống của đồ chơi đội trên đầu, hầu hết đều nằm trong giới hạn quy định nhưng những mặt hàng đồ chơi này đều có nguy cơ tiềm ẩn gây mất an toàn về tính cháy. Các loại đồ chơi sử dụng điện đều nằm trong giới hạn quy định, tuy nhiên không vì thế mà chủ quan khi cho trẻ em chơi đồ chơi sử dụng điện. Các mặt hàng không phù hợp phần lớn là các mặt hàng không rõ nguồn gốc và các mặt hàng có nguồn gốc từ Trung Quốc. Nhóm đồ chơi cho trẻ em trên 3 tuổi có tỉ lệ phát hiện mẫu không đạt cao hơn so với nhóm tuổi khác.

Đánh giá về hiệu quả của công tác nghiên cứu đề tài đưa lại, Giám đốc Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tỉnh Hoàng Văn Thám, chủ nhiệm đề tài cho biết: “Đề tài đã đánh giá được thực trạng chất lượng ĐCTE trên thị trường nội tỉnh, cung cấp cơ sở dữ liệu giúp các cơ quan quản lý chuyên ngành có kế hoạch quản lý chất lượng ĐCTE trên địa bàn tỉnh nhằm phát hiện và ngăn chặn kịp thời việc kinh doanh đồ chơi không đảm bảo an toàn; giúp cho người tiêu dùng, trước khi lựa chọn đồ chơi cần đọc kỹ các thông tin trên sản phẩm, đặc biệt là các thông tin cảnh báo an toàn, cảnh báo đối với trẻ em dưới 3 tuổi. Nên lựa chọn đồ chơi có nhãn bằng tiếng Việt Nam rõ ràng, có dấu chứng nhận hợp quy CR trên sản phẩm được cung cấp bởi các hãng sản xuất có uy tín để phòng tránh các đồ chơi không đảm bảo an toàn cho trẻ”.

(Nguồn: Báo Quảng Trị)

TAGS

Lào triển khai tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho trẻ em

PV |

Lào sẽ tiến hành tiêm vaccine ngừa Covid-19 cho trẻ em từ 12 đến 17 tuổi. Việc mở rộng đối tượng tiêm lần này nhằm mục tiêu giảm thiểu rủi ro cho trẻ em, tiến tới việc mở cửa các cơ sở giáo dục trên toàn quốc, để trẻ em có thể đến trường học trực tiếp thay cho việc học trực tuyến như hiện nay.

Đề xuất Bộ Quy tắc ứng xử về bảo vệ trẻ em trên không gian mạng

Lan Phương |

Bộ TT&TT vừa công bố lấy ý kiến góp ý của nhân dân với dự thảo Bộ Quy tắc ứng xử về bảo vệ trẻ em trên không gian mạng.

Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam tặng 30 suất học bổng cho học sinh Vân Kiều

Nguyễn Trang |

Đại diện Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội huyện Vĩnh Linh (Quảng Trị) vừa đến trao 30 suất học bổng, mỗi suất 1 triệu đồng cho 30 học sinh người dân tộc Vân Kiều ở 3 xã miền núi Vĩnh Ô, Vĩnh Khê, Vĩnh Hà. Toàn bộ kinh phí được trích từ nguồn quỹ do Qũy Bảo trợ trẻ em Việt Nam hỗ trợ. Qua đó góp phần trợ giúp, khích lệ tinh thần vượt khó học tập của học sinh các địa phương vùng đặc biệt khó khăn trên địa bàn huyện Vĩnh Linh.

Hải Lăng: Ra mắt mô hình “Làng quê an toàn cho phụ nữ và trẻ em”

Đức Việt |

Hội LHPN huyện Hải Lăng (Quảng Trị) vừa phối hợp với Công an huyện, Viện Kiểm sát nhân dân huyện, Tòa án nhân dân huyện, UBND xã Hải Phong và Chương trình vùng Hải Lăng tổ chức ra mắt mô hình điểm “Làng quê an toàn cho phụ nữ và trẻ em” tại thôn Câu Hà, xã Hải Phong.