Cần làm gì khi cách ly tại nhà?

Hải Yến |

Ngày 13-7, TP HCM đã thực hiện cách ly, điều trị cho các trường hợp F0, F1 tại nhà.


Trao đổi với báo chí vào ngày 14-7, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn, Trưởng Bộ phận Thường trực đặc biệt của Bộ Y tế tại TP HCM, cho biết dựa trên tình hình thực tiễn các cơ sở thu nhận, điều trị các bệnh nhân F0 tại TP HCM đều trong tình trạng rất đông bệnh nhân. Trung bình mỗi ngày TP HCM có hơn 1.000 bệnh nhân Covid-19 mới, nếu vẫn giữ phương pháp tập trung điều trị F0 thì hệ thống y tế sẽ quá tải.

Người ở đâu cách ly ở đó

Tiến sĩ Nguyễn Hồng Vũ - Viện Nghiên cứu ung thư City of Hope (California - Mỹ), cố vấn khoa học Ruy Băng Tím (tổ chức phi lợi nhuận phòng chống ung thư tại Việt Nam) - cho rằng tỉ lệ người bệnh nhẹ khi mắc Covid-19 chiếm khoảng 80% trong độ tuổi dưới 50, việc đưa F0 về nhà điều trị sẽ làm giảm gánh nặng cho hệ thống y tế.

Bệnh nhân điều trị Covid-19 tại Bệnh viện Điều trị Covid-19 Trưng Vương, TP HCM được xuất viện
Bệnh nhân điều trị Covid-19 tại Bệnh viện Điều trị Covid-19 Trưng Vương, TP HCM được xuất viện

Theo bác sĩ Lương Trường Sơn, nguyên Phó Viện trưởng Viện Sốt rét - Ký sinh trùng TP HCM, đã đến lúc cần phải áp dụng cách ly, chăm sóc, theo dõi tại chỗ các ca mắc Covid-19 dạng F0, F1 không triệu chứng.

"Tại chỗ nghĩa là cách ly ở nhà hoặc ở y tế xã, phường, quận. Cách ly tại chỗ theo hướng người ở đâu cách ly ở đó. Nếu đủ điều kiện cách ly ở nhà là tốt nhất. Chỉ cần nhà có phòng riêng, nhà vệ sinh riêng. Người bệnh F0 không triệu chứng cách ly tại nhà càng đỡ xáo trộn về tâm lý. Người thực hiện cách ly tại nhà sẽ phải khai báo y tế hằng ngày. Mỗi ngày nhân viên y tế sẽ đến kiểm tra nhiệt độ, huyết áp và các triệu chứng của bệnh" - bác sĩ Sơn cho biết.

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cho rằng việc điều trị F0 tại nhà cũng như cách ly F1 sau 14 ngày là dựa trên căn cứ thực tiễn khoa học. Các trường hợp F0 sau 10 ngày được điều trị ở cơ sở y tế sẽ được xét nghiệm 2 lần RT-PCR. Trong trường hợp âm tính thì sẽ được chuyển về cách ly tại nhà cho đủ thời gian. Bên cạnh đó, với một số trường hợp khi có tải lượng virus thấp cũng có thể đưa về nhà theo dõi. Những trường hợp này khả năng lây nhiễm ra những người xung quanh là rất thấp, do đó có thể bảo đảm an toàn.

Nâng cao sức đề kháng

Theo tiến sĩ Nguyễn Hồng Vũ, khi đưa F0 về nhà tự điều trị sẽ giúp làm giảm gánh nặng cho hệ thống y tế, song để giảm tối đa nguy cơ lây nhiễm cho người xung quanh thì người tự điều trị cần lưu ý. Phải ở phòng riêng trong thời gian tự điều trị để cách ly với những người trong nhà (chưa bị nhiễm) và cả vật nuôi trong nhà (vì chúng có thể là trở thành vật mang virus). "Nếu không có phòng tắm riêng thì khi tiếp xúc với người nhà hoặc vật nuôi hãy rửa tay trước đó và đeo khẩu trang" - tiến sĩ Vũ lưu ý.

Hạn chế tối đa đi ra khỏi phòng, khỏi nhà nếu không thật sự cần thiết và tuyệt đối không sử dụng phương tiện giao thông công cộng. Nên ho hoặc hỉ mũi bằng khăn giấy để hạn chế các dịch phát tán ra môi trường, sau đó bỏ vào thùng rác có lót ni-lông (để tránh thấm ra ngoài), thùng rác nên có nắp đậy.

Rửa tay thường xuyên với xà phòng và nước trong ít nhất 20 giây hoặc làm sạch tay bằng dung dịch sát trùng tay chứa cồn với nồng độ cồn tối thiểu 60%. Không dùng chung đồ dùng cá nhân, chén dĩa. Nếu được thì trong thời gian điều trị nên sử dụng chén dĩa, đũa muỗng loại dùng một lần rồi bỏ.

"Covid-19 là do virus SARS-CoV-2 gây ra, cũng như hầu hết các loại bệnh do virus khác. Do đó, việc điều trị chủ yếu là "điều trị hỗ trợ". Nói cách khác là chúng ta cố gắng "làm dịu", "làm nhẹ" các triệu chứng khó chịu, để cơ thể có thời gian củng cố hệ miễn dịch mà "chiến đấu" với virus. Hầu hết các trường hợp tự điều trị Covid-19 sẽ bắt đầu hồi phục và khỏe lại sau 2 tuần" - tiến sĩ Vũ thông tin.

Tiến sĩ Vũ tư vấn: Cách điều trị ở nhà chủ yếu là nghỉ ngơi và cung cấp đủ nước cho cơ thể. Nếu bị sốt cao trên 39 độ C thì sử dụng thuốc hạ sốt, giảm đau thông thường. Bổ sung các loại vitamin và khoáng chất cho cơ thể bằng trái cây tươi (cam, chanh, rau tươi...). Nếu khó ăn, khó tiêu thì có thể ăn cháo và chia ra làm nhiều bữa ăn (mỗi lần ăn một ít).

Bác sĩ Lương Trường Sơn bổ sung thêm: "Trong thời gian tự cách ly, theo dõi tại nhà, tinh thần rất quan trọng. Vì vậy, cần giữ tinh thần lạc quan, sinh hoạt, ăn uống điều độ, tập thể dục thường xuyên để nâng cao sức đề kháng". 

"Theo PGS-TS Nguyễn Trường Sơn, việc cách ly F0 tại nhà sau thời gian nằm viện rút ngắn được Bộ Y tế đưa ra dựa trên các căn cứ thực tiễn, khoa học và trong đó tiêu chí tối cần thiết là bảo đảm an toàn cho cộng đồng. Bộ Y tế khuyến cáo các cơ sở y tế theo dõi sát những trường hợp này trong 10 ngày đầu tiên.

(Nguồn: Người Lao Động)

TAGS

Điều tra việc ca nhiễm COVID-19 bay lòng vòng để tránh né cách ly

Thanh Mai |

Lãnh đạo TP đã giao Công an TP phối hợp với Công an tỉnh Quảng Nam điều tra, xử lý nghiêm trước pháp luật với trường hợp này.

Phó Thủ tướng đồng ý thực hiện thí điểm cách ly F1 tại nhà

PV |

Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản 4638/VPCP-KGVX ngày 12/7/2021 truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam về việc thí điểm cách ly F1 tại nhà để phòng, chống dịch COVID-19.

Khởi tố bị can đánh công an trong khu cách ly

Trần Hiếu |

Bị can Nguyễn Chí Hiếu Minh Thanh (SN 1999, trú Kiên Giang) vừa bị khởi tố, bắt tạm giam vì đánh vào mặt cán bộ công an trong khu cách ly ở Cà Mau.

Cam Lộ: Đưa đi cách ly tập trung 1 trường hợp không tuân thủ quy định cách ly tại nhà

Anh Vũ |

Ngày 8/7/2021, thông tin từ Ban Chỉ đạo phòng, chống COVID-19 huyện Cam Lộ (Quảng Trị) cho biết trên địa bàn huyện có 1 trường hợp vừa bị đưa đi cách ly tập trung do không tuân thủ các quy định cách ly tại nhà.