Cảnh sát giao thông được phép thu tiền phạt tại chỗ khi nào?

Đức Mạnh |

Cảnh sát giao thông (CSGT) có quyền xử phạt hành chính không cần lập biên bản với số tiền lên đến 500.000 đồng trong một số trường hợp.

Trường hợp nào CSGT được phạt tại chỗ?

Điều 56 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 đã quy định về xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản. Cụ thể như sau:

"Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản được áp dụng trong trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức và người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ.

Nếu không chấp hành nộp phạt, người tham gia giao thông sẽ bị xử lý theo đúng quy trình. Ảnh: TTXVN
Nếu không chấp hành nộp phạt, người tham gia giao thông sẽ bị xử lý theo đúng quy trình. Ảnh: TTXVN

Trường hợp vi phạm hành chính được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ thì phải lập biên bản".

Bên cạnh đó, Điều 57 cũng ghi rõ về xử phạt vi phạm hành chính có lập biên bản, hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính:

"Xử phạt vi phạm hành chính có lập biên bản được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 56 của Luật này".

Kết luận lại, với những vi phạm mà CSGT phát hiện trực tiếp khi tuần tra, kiểm soát mà hình thức phạt là cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức thì CSGT phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ.

Xử lý khi người dân không chịu nộp phạt

Cụ thể, theo Nghị định 166/2013/NĐ-CP, cơ quan có thẩm quyền có thể sử dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính sau:

- Khấu trừ một phần lương hoặc một phần thu nhập, khấu trừ tiền từ tài khoản của cá nhân, tổ chức vi phạm.

- Kê biên tài sản có giá trị tương ứng với số tiền phạt để bán đấu giá.

- Thu tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính do cá nhân, tổ chức khác đang giữ trong trường hợp cá nhân, tổ chức sau khi vi phạm cố tình tẩu tán tài sản.

- Buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả.

Việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế được thực hiện theo nguyên tắc: Chỉ áp dụng các biện pháp tiếp theo khi không thể áp dụng các biện pháp cưỡng chế đó hoặc đã áp dụng nhưng chưa thu đủ số tiền bị cưỡng chế theo quyết định cưỡng chế.

(Nguồn: Báo Lao Động)

TAGS

Tài xế say rượu... "mặc cả" với cảnh sát giao thông để ký biên bản

Việt Dũng |

Khi bị cảnh sát giao thông dừng xe kiểm tra nồng độ cồn, nam tài xế say rượu mặc cả với lực lượng chức năng rồi mới ký vào biên bản vi phạm.

Bộ Ngoại giao thông tin về đường lối đối ngoại với Trung Quốc sau Đại hội XIII

PV |

Ngày 4/2, tại họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao đã trả lời một số câu hỏi về đường lối đối ngoại của Đảng và Chính phủ Việt Nam sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, cũng như bình luận của Việt Nam trước những diễn biến gần đây tại Biển Đông.

Thủ tướng phê duyệt đề án lắp đặt camera giám sát, điều tiết giao thông trên toàn quốc

Thanh Mai |

Đề án hướng đến nâng cấp Trung tâm thông tin chỉ huy Cục Cảnh sát giao thông, bảo đảm việc kết nối các hệ thống camera.

Tai nạn giao thông khiến 20 người chết mỗi ngày

PV |

Trong tháng 1/2021, cả nước xảy ra 1.233 vụ tai nạn giao thông, khiến 608 người chết. Bình quân mỗi ngày có 20 người chết vì tai nạn giao thông.