Chia sẻ bài báo mà không xin phép sẽ bị phạt?

Đinh Thu Hiền |

Nghị định 15/2020 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực công nghệ thông tin, bưu chính, viễn thông... vừa lại được mạng xã hội đưa ra bàn luận sôi nổi vì có điều khoản phạt nếu chia sẻ bài báo mà không được sự đồng ý của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ.

Nghị định 15/2020/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử đã được ban hành ngày 3/2/2020. Gần đây, nghị định này lại được mang ra bàn luận nhiều trên mạng xã hội vì có điều khoản liên quan tới việc chia sẻ bài báo.

Việc chia sẻ các đường link bài báo được thực hiện hàng ngày trên các trang mạng xã hội. Ảnh: Sưu tầm
Việc chia sẻ các đường link bài báo được thực hiện hàng ngày trên các trang mạng xã hội. Ảnh: Sưu tầm

 Theo điểm đ khoản 1 Điều 101 nghị định này, thì hành vi “cung cấp, chia sẻ các tác phẩm báo chí, văn học, nghệ thuật, xuất bản ấn phẩm mà không được sự đồng ý của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ hoặc chưa được phép lưu hành hoặc đã có quyết định cấm lưu hành hoặc tịch thu” có thể bị phạt 5-10 triệu đồng (đối với cá nhân), 10-20 triệu đồng (đối với tổ chức).

Với việc cung cấp, chia sẻ "các tác phẩm chưa được phép lưu hành hoặc đã có quyết định cấm lưu hành hoặc tịch thu", thì dễ hiểu là phạm luật; nhưng việc “cung cấp, chia sẻ các tác phẩm báo chí, văn học, nghệ thuật, xuất bản ấn phẩm mà không được sự đồng ý của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ" thì đang là vấn đề còn chưa hiểu rõ. Để không rơi vào tình trạng "Không được sự đồng ý", nghĩa là người cung cấp, chia sẻ cần phải xin phép chủ thể quyền sở hữu trí tuệ.

Vậy, nếu việc này không thực hiện, thì “cung cấp, chia sẻ các tác phẩm báo chí, văn học, nghệ thuật, xuất bản ấn phẩm" có bị xử phạt hay không?

Luật sư Đỗ Ngọc Thanh: Không phải trường hợp nào cung cấp, chia sẻ các tác phẩm cũng vi phạm pháp luật. Ảnh: NVCC
Luật sư Đỗ Ngọc Thanh: Không phải trường hợp nào cung cấp, chia sẻ các tác phẩm cũng vi phạm pháp luật. Ảnh: NVCC

Trao đổi với phóng viên báo Phụ Nữ Việt Nam, luật sư Đỗ Ngọc Thanh, Đoàn Luật sư TPHCM cho biết, nhà nước luôn bảo hộ quyền tác giả và đảm bảo tính toàn vẹn của tác phẩm và nghiêm cấm các hành vi xâm phạm đến sự toàn vẹn của tác phẩm. Tuy nhiên, theo quy định trên, không phải trường hợp nào cung cấp, chia sẻ các tác phẩm cũng vi phạm pháp luật.  

Điều 14 Luật sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung 2019, một trong những loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả đó là tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác; tác phẩm báo chí, âm nhạc… Đồng thời tại Điều 9 Nghị định 22/2018/NĐ-CP, hướng dẫn Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi về quyền tác giả, quyền liên quan quy định “tác phẩm báo chí được bảo hộ là tác phẩm có nội dung độc lập và cấu tạo hoàn chỉnh, bao gồm các thể loại: Phóng sự, ghi nhanh, tường thuật, phỏng vấn, phản ánh, điều tra, bình luận, xã luận, chuyên luận, ký báo chí và các thể loại báo chí khác nhằm đăng, phát trên báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử hoặc các phương tiện khác”. 

Theo luật sư Đỗ Ngọc Thanh, điều kiện để một tác phẩm báo chí được đăng ký bảo hộ quyền tác giả chính là tác phẩm đó phải được sáng tạo trực tiếp bằng lao động trí tuệ của tác giả mà không có sự sao chép từ tác phẩm khác. Do đó, nếu tác phẩm báo đáp ứng được các điều kiện trên thì cũng thuộc đối tượng được bảo hộ quyền tác giả. Mặt khác, tại Điều 28 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung 2019 quy định về các hành vi xâm phạm quyền tác giả, trong đó có hành vi “Nhân bản, sản xuất bản sao, phân phối, trưng bày hoặc truyền đạt tác phẩm đến công chúng qua mạng truyền thông và các phương tiện kỹ thuật số mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả”. Đối với hành vi tự ý chia sẻ bài báo trên mạng xã hội như Facebook, stwiter…mà chưa có được sự đồng ý của tác giả cũng là hành vi xâm phạm quyền tác giả. 

Tuy nhiên, Luật sở hữu trí tuệ hiện hành cũng quy định một vài trường hợp sử dụng tác phẩm mà không phải xin phép tác giả. 

Chia sẻ các tác phẩm báo chí, văn học trên các trang mạng xã hội có thể bị phạt tiền theo Nghị định 15/2020
Chia sẻ các tác phẩm báo chí, văn học trên các trang mạng xã hội có thể bị phạt tiền theo Nghị định 15/2020

Cụ thể: “Điều 25. Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao 1. Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao bao gồm: a) Tự sao chép một bản nhằm mục đích nghiên cứu khoa học, giảng dạy của cá nhân; b) Trích dẫn hợp lý tác phẩm mà không làm sai ý tác giả để bình luận hoặc minh họa trong tác phẩm của mình; c) Trích dẫn tác phẩm mà không làm sai ý tác giả để viết báo, dùng trong ấn phẩm định kỳ, trong chương trình phát thanh, truyền hình, phim tài liệu; d) Trích dẫn tác phẩm để giảng dạy trong nhà trường mà không làm sai ý tác giả, không nhằm mục đích thương mại; đ) Sao chép tác phẩm để lưu trữ trong thư viện với mục đích nghiên cứu; e) Biểu diễn tác phẩm sân khấu, loại hình biểu diễn nghệ thuật khác trong các buổi sinh hoạt văn hóa, tuyên truyền cổ động không thu tiền dưới bất kỳ hình thức nào; g) Ghi âm, ghi hình trực tiếp buổi biểu diễn để đưa tin thời sự hoặc để giảng dạy; h) Chụp ảnh, truyền hình tác phẩm tạo hình, kiến trúc, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng được trưng bày tại nơi công cộng nhằm giới thiệu hình ảnh của tác phẩm đó; i) Chuyển tác phẩm sang chữ nổi hoặc ngôn ngữ khác cho người khiếm thị; k) Nhập khẩu bản sao tác phẩm của người khác để sử dụng riêng".

"Như vậy, nếu các cá nhân sử dụng tác phẩm đã công bố thuộc một trong các trường hợp trên, thì không cần phải xin phép và trả thù lao cho tác giả nhưng phải đảm bảo không được làm ảnh hưởng đến việc khai thác bình thường tác phẩm, không gây phương hại đến các quyền của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả; phải thông tin về tên tác giả và nguồn gốc, xuất xứ của tác phẩm", luật sư Đỗ Ngọc Thanh cho biết.

(Nguồn: Phụ nữ Việt Nam)

Lào đánh giá cao những kinh nghiệm chống dịch mà Đoàn chuyên gia y tế Việt Nam chia sẻ

PV |

Theo phóng viên TTXVN tại Viêng Chăn, để giúp Lào đối phó với đợt bùng phát dịch COVID-19 lần thứ 2, trong những ngày qua, Đoàn chuyên gia y tế của Việt Nam đã sát cánh cùng các y, bác sĩ và người dân Lào tại tỉnh Champasak, trung tâm kinh tế khu vực Nam Lào để hỗ trợ nước bạn nhanh chóng kiểm soát dịch bệnh. Những chia sẻ, đóng góp và đề xuất của Đoàn được phía bạn đánh giá rất cao.

CLB Ươm nắng Quảng Trị tiếp tục hành trình yêu thương và chia sẻ

Lê Thi |

Nhân dịp giổ Tổ Hùng Vương và cùng cả nước hướng tới kỷ niệm 46 năm ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước 30/4/1975 - 30/4/2021, với tinh thần tương thân tương ái, vừa qua, CLB Ươm nắng Quảng Trị phối hợp cùng với Cty TNHH MTV Lâm nghiệp Triệu Hải tổ chức chương trình thiện nguyện tại thôn Ngược, xã Tà Long (Đakrông, Quảng Trị). 

Người lan tỏa yêu thương, chia sẻ

Lâm Thanh |

Là giáo viên dạy môn tiếng Anh ở Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Hải Lâm (huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị), cô giáo Nguyễn Thị Hải Yến (sinh năm 1978) còn được nhiều người biết đến bởi khả năng kết nối, huy động được nhiều nguồn tài trợ từ các tổ chức, cá nhân trong, ngoài nước để giúp đỡ những hoàn cảnh không may lâm vào khó khăn, hoạn nạn trên địa bàn huyện Hải Lăng.

Đồng nghiệp xúc động chia sẻ kỷ niệm về nhà văn Nguyễn Huy Thiệp

Gia Vũ |

Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp qua đời, nhiều đồng nghiệp của ông đã chia sẻ về những kỷ niệm đáng nhớ.