Cứu hộ kịp thời cá thể vích có trọng lượng gần 100 kg

Lê An |

Theo thông tin từ Ban quản lý Khu bảo tồn biển (BQLKBTB) đảo Cồn Cỏ, chiều 8/10, tại xã Vĩnh Thái, huyện Vĩnh Linh (Quảng Trị), lực lượng tình nguyện viên bảo tồn rùa biển của đơn vị phối hợp với ngư dân và các em học sinh đã kịp thời cứu hộ một cá thể vích có trọng lượng ước tính khoảng 80 – 100 kg trở về biển an toàn.

Cụ thể, vào khoảng 17 giờ ngày 8/10, trong lúc đang vá lưới tại bãi biển thôn Tân Mạch, xã Vĩnh Thái, 5 ngư dân gồm các ông Nguyễn Tất Lĩnh, Nguyễn Tất Bảo, Nguyễn Tất Liêm, Nguyễn Tất Tiến, Ngô Thế Huynh và 2 em học sinh Nguyễn Tất Anh, Ngô Thị Hoài Phương đã phát hiện một cá thể vích có kích thước lớn, chiều dài mai 1,16 m, chiều rộng mai 0,86 m, trọng lượng ước tính khoảng 80 – 100 kg bị sóng lớn đánh trôi dạt vào bờ biển.

Ngay lập tức nhóm ngư dân và các em học sinh này đã thông báo với BQLKBTB đảo Cồn Cỏ để có phương pháp cứu hộ. BQLKBTB đảo Cồn Cỏ đã cử tình nguyện viên bảo tồn rùa biển phụ trách địa bàn xã Vĩnh Thái tiếp cận, cùng với các ngư dân và các em học sinh kiểm tra sức khỏe, gắn thẻ định danh lên 2 chi trước và đưa cá thể vích này trở về biển an toàn.

Cá thể vích được các ngư dân đưa trở về biển an toàn - Ảnh: L.A
Cá thể vích được các ngư dân đưa trở về biển an toàn - Ảnh: L.A

Giám đốc BQLKBTB đảo Cồn Cỏ Nguyễn Văn Hòa cho biết, vích là một trong 5 loài rùa biển ở Việt Nam có nguy cơ tuyệt chủng cao, cần được ưu tiên bảo tồn và bảo vệ ở cấp độ toàn cầu.

Tại Quảng Trị, để bảo tồn, bảo vệ hiệu quả, bền vững rùa biển, thời gian qua, cùng với các hoạt động tuyên truyền về bảo vệ rùa biển, BQLKBTB đảo Cồn Cỏ còn xây dựng mạng lưới tình nguyện viên bảo tồn rùa biển tại 12 xã ven biển và huyện đảo Cồn Cỏ với số lượng 2 tình nguyện viên/xã, huyện.

(Nguồn: Báo Quảng Trị)

Khuyến cáo người dân phòng lây nhiễm bệnh đậu mùa khỉ ở động vật

Bích Hồng |

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhấn mạnh đậu mùa khỉ là bệnh truyền nhiễm rất nguy hiểm có thể lây truyền giữa người và các loài động vật linh trưởng, loài gặm nhấm nhỏ và chó nhà.

Yêu cầu đối với động vật đưa vào giết mổ từ ngày 30/10/2022

T.L |

 

Thông tư 10/2022/TT-BNNPTNT sửa đổi Thông tư 09/2016/TT-BNNPTNT quy định về kiểm soát giết mổ và kiểm tra vệ sinh thú y do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành 14/9/2022. Trong đó, yêu cầu đối với động vật đưa vào giết mổ được sửa đổi như sau:

Phát hiện xe khách chở sản phẩm động vật không rõ nguồn gốc xuất xứ

Trần Tuyền |

Vào lúc 9 giờ 30 phút hôm nay 26/9, tại Km 36, xã Hướng Hiệp, huyện Đakrông, Phòng Cảnh sát Phòng chống tội phạm về môi trường, Trạm Cảnh sát giao thông Đakrông, Công an tỉnh Quảng Trị phối hợp dừng ô tô khách mang BKS Lào do ông Trần Công Minh (sinh năm 1969), trú tại thị trấn Phú Lộc, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế điều khiển để kiểm tra.

Hệ lụy từ hành vi buôn bán động vật hoang dã

Hoài Nam |

Còn nhớ trong một phiên tòa xét xử vụ “Vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm”, khi tòa tuyên án 4 năm tù, người thân của bị cáo òa khóc: “Chỉ là 4 con tê tê thôi, sao lại quý hơn so với sự tự do của con người?”. Hẳn với suy nghĩ đó, nên khi đồng ý mua tê tê về thành phố bán kiếm lời, bị cáo - một phụ nữ với gánh nặng gia đình chồng chất - không nghĩ đến việc phải trả giá bằng bản án 4 năm tù giam. Không riêng gì bị cáo trong vụ án này mà không ít người dân ở vùng miền núi vẫn còn nặng thói quen: “chim trời cá nước, ai bắt được nấy ăn”…, dẫn đến hành vi săn bắt, buôn bán động vật nguy cấp, quý, hiếm thường xuyên xảy ra.