Gấp rút bảo đảm an toàn cho các hồ chứa khu vực Trung Bộ

Toàn Thắng |

Tổng cục Thủy lợi (Bộ NN&PTNT) yêu cầu sở NN&PTNT các tỉnh từ Thanh Hóa đến Bình Định tăng cường các giải pháp bảo đảm an toàn công trình thủy lợi, đề phòng ảnh hưởng của mưa lớn ở khu vực Trung Bộ trong khi các hồ chứa tại khu vực này đã đầy nước sau nhiều đợt mưa liên tiếp trước đó.


Tổng cục Thủy lợi cho biết, theo bản tin dự báo của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, do ảnh hưởng của không khí lạnh, từ chiều 21/10 đến ngày 25/10, các tỉnh, thành phố từ Thanh Hóa đến Bình Định có mưa to, có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến từ 200-400 mm/đợt, có nơi trên 450 mm/đợt.  

Mưa lớn xảy ra trong tình trạng nhiều hồ chứa đã đầy nước sau nhiều đợt mưa liên tiếp, uy hiếp an toàn công trình thủy lợi và nguy cơ gây ngập lụt, úng. Để chủ động ứng phó, hạn chế thiệt hại do mưa lớn gây ra, Tổng cục Thủy lợi đề nghị sở NN&PTNT các tỉnh, thành phố từ Thanh Hóa đến Bình Định tiếp tục tăng cường theo dõi, cập nhật liên tục tình hình khí tượng thủy văn, mức trữ của các hồ chứa nước; cập nhật phương án đảm bảo an toàn, vận hành công trình thủy lợi phù hợp với thông tin dự báo khí tượng thủy văn.
Các tỉnh khu vực Trung Bộ cần gấp rút rà soát, bảo đảm an toàn cho các hồ chứa thủy lợi đề phòng mưa lớn do ảnh hưởng của đợt không khí lạnh. Ảnh: Tổng cục Thủy lợi
Các tỉnh khu vực Trung Bộ cần gấp rút rà soát, bảo đảm an toàn cho các hồ chứa thủy lợi đề phòng mưa lớn do ảnh hưởng của đợt không khí lạnh. Ảnh: Tổng cục Thủy lợi 

Tổ chức kiểm tra, rà soát tình trạng an toàn cho các công trình thủy lợi, nhất là hồ chứa đang bị hư hỏng, hồ chứa có mức trữ nước cao, hồ chứa nhỏ, công trình đang thi công sửa chữa, nâng cấp và công trình xung yếu, có nguy cơ xảy ra sự cố. Đồng thời khẩn trương khắc phục tạm thời các công trình bị ảnh hưởng trong các đợt mưa lũ vừa qua, bảo đảm không làm sự cố phát triển. Chuẩn bị phương án, vật tư, phương tiện kịp thời ứng phó với các tình huống bất thường về mưa và an toàn công trình.

Chủ động vận hành các hồ chứa có cửa van để hạ mực nước xuống mức chủ động đón lũ, hạn chế xả lũ bất thường trong thời gian mưa lớn gây ảnh hưởng cho vùng hạ du. Thực hiện nghiêm túc việc cảnh báo sớm cho người dân vùng hạ du trước khi hồ chứa xả lũ và khi có nguy cơ xảy ra sự cố. 

Tổng cục Thủy lợi cũng yêu cầu sở NN&PTNT các tỉnh khu vực Trung Bộ chuẩn bị phương án tràn sự cố phù hợp để chủ động thực hiện khi có tình huống mưa lũ nguy cơ gây vỡ đập, bảo đảm hạn chế ảnh hưởng đến người dân vùng hạ du và an toàn công trình.

Các hồ chứa còn khả năng trữ nước cần thực hiện điều tiết hợp lý để hỗ trợ giảm ngập lụt hạ du, tăng lượng nước trữ phục vụ sản xuất và dân sinh mùa khô tới, đồng thời bảo đảm tuyệt đối an toàn công trình.

Tổ chức trực ban 24/24 giờ trong thời gian có mưa, lũ. Thường xuyên báo cáo tình hình an toàn công trình, vận hành công trình thủy lợi phòng, chống ngập lụt, úng về bộ phận thường trực bảo đảm an toàn công trình thủy lợi và phòng, chống ngập lụt, úng của Tổng cục Thủy lợi.

(Nguồn: Chính phủ)

Khởi động Dự án phục hồi sau lũ lụt tại Quảng Trị

Mai Lâm |

Ngày 21/10/2021, Văn phòng dự án Plan tại Quảng Trị tổ chức hội thảo khởi động Dự án phục hồi sau lũ lụt tại Quảng Trị.

Khẩn trương triển khai gói kích thích, phục hồi kinh tế, tạo đòn bẩy cho tăng trưởng

Lê Sơn |

Với tác động nghiêm trọng của dịch COVID-19 tới phát triển thì mục tiêu phục hồi kinh tế, tạo nguồn lực bảo đảm an sinh xã hội là nhiệm vụ cấp bách, quan trọng, đặc biệt trong bối cảnh GDP quý III giảm mạnh. Vì vậy, Ủy ban Tài chính ngân sách cho rằng, việc quyết tâm, chủ động, khẩn trương triển khai gói kích thích, phục hồi nền kinh tế, tạo đòn bẩy cho tăng trưởng là rất cần thiết.

Trở về từ Thành phố Hồ Chí Minh, 4 người được phát hiện mắc COVID-19

Quang Đăng |

Ngày 20/10/2021, Ban Chỉ đạo phòng, chống COVID-19 tỉnh Quảng Trị thông tin, vừa ghi nhận 4 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2 qua xét nghiệm bằng phương pháp RT-PCR.

Để kinh tế Việt Nam không lỡ nhịp đà phục hồi của kinh tế thế giới

Phương Liên |

Nếu chúng ta sợ, không dám đi vay thì chúng ta sẽ bị bó trong vòng luẩn quẩn, nền kinh tế không thể bứt phá, nguy cơ lỡ nhịp đà phục hồi kinh tế thế giới. Trao đổi với Báo Điện tử Chính phủ, GS. TS Hoàng Văn Cường, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế Quốc dân, đại biểu Quốc hội khóa XV nhấn mạnh đến vấn đề tăng nợ công để có thêm nguồn lực phục hồi và phát triển kinh tế.