Hướng Hóa:

Hầu hết các dự án điện gió hoàn thành hồ sơ báo cáo tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường

Minh Long |

Thời gian qua, UBND huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) đã phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường tiến hành đánh giá công tác bảo vệ môi trường các dự án điện gió trên địa bàn huyện theo nội dung cam kết trong báo cáo đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường đã được phê duyệt. 

Qua đó cho thấy hầu hết các dự án điện gió hoàn thành thủ tục hồ sơ báo cáo tác động môi trường, kế hoạch bảo vệ môi trường trước khi thi công và cơ bản khắc phục những tồn tại về công tác bảo vệ môi trường trong quá trình thi công theo yêu cầu của Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND huyện.

Tính đến nay trên địa bàn huyện có 18/29 dự án điện gió đã có phương án phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2021, gồm các nhà máy điện gió: Hướng Hiệp 1, Hướng Linh 3, Hướng Linh 4, Tài Tâm, Hoàng Hải, Phong Liệu, Hướng Linh 7, Hướng Linh 8, Phong Huy, Phong Nguyên, Liên Lập, Hướng Phùng 2, Hướng Phùng 3, Gelex 1, Gelex 2, Gelex 3, Amaccao Quảng Trị 1 và Hải Anh. Các dự án điện gió còn lại đang trong quá trình đẩy nhanh tiến độ dự án nên triển khai song song cả thi công lắp đặt thiết bị và gia cố bãi tập kết vật liệu để đảm bảo an toàn trong mùa mưa lũ.

Trồng cây ở khu vực bãi thải của Dự án Nhà máy điện gió Hướng Tân - Ảnh: M.L
Trồng cây ở khu vực bãi thải của Dự án Nhà máy điện gió Hướng Tân - Ảnh: M.L

Đối với công tác khắc phục sạt lở đất và môi trường tại các dự án điện gió, khu vực tập kết đất đá phát sinh trong quá trình san gạt mặt bằng đã được chủ đầu tư thực hiện các giải pháp an toàn, chống sạt lở đất như lu lèn đầm chặt, giật cấp, hoàn thiện hệ thống phân hủy, trồng cỏ áp mái và gia cố rọ đá. Qua đợt mưa lớn ảnh hưởng từ cơn bão số 5 (Conson), tại các bãi tập kết này chưa xảy ra hiện tượng trượt lở đất đá; hệ thống thu gom và thoát nước mưa chảy tràn đã được nạo vét, khơi thông. Các cống thoát nước, đập tràn trên các tuyến đường vận chuyển bị hư hỏng do mưa lớn đã được khắc phục, sửa chữa kịp thời. Chất thải rắn sinh soạt, chất thải rắn công nghiệp và xây dựng đã được thu gom, xử lý đúng quy định.

Thời gian tới, UBND huyện tiếp tục chỉ đạo các đơn vị, UBND xã, thị trấn thường xuyên kiểm tra quá trình thi công các dự án điện gió, trong đó quan tâm đến vấn đề sạt lở đất tại các khu vực bãi thải, tuyến đường vận chuyển, tuyến đường công vụ, các trụ tua bin, trạm biến áp của dự án. Đôn đốc chủ đầu tư các dự án điện gió thực hiện nghiêm túc phương án ứng phó thiên tai, sạt lở đất; công tác an toàn lao đông, an toàn giao thông, bảo vệ môi trường đã được phê duyệt, các cam kết thời hạn hoàn thành các hạng mục công trình xử lý môi trường, công trình phòng, chống sự cố sạt lở đất tại các điểm xung yếu.

(Nguồn: Báo Quảng Trị)

TAGS

Tỷ trọng điện gió, điện Mặt Trời của Việt Nam tăng nhanh nhất khu vực

Nguyễn Minh |

Sản lượng điện Mặt Trời và điện gió của Việt Nam đã tăng từ 4,7TWh năm 2019 lên 9,5TWh vào năm 2020, tương đương với mức tăng 1,98% trong tổng sản lượng điện - cao hơn so với Malaysia, Indonesia.

Hoàn thổ, trồng lại rừng ở địa bàn triển khai điện gió

Lê Trường |

Tỉnh Quảng Trị hiện đang triển khai nhiều dự án năng lượng nhưng vấn đề quan trọng là đảm bảo hài hòa lợi ích kinh tế, bảo vệ môi sinh môi trường và ổn định đời sống dân sinh. Vì thế, phương án kết hợp giữa thi công, vận hành với hoàn thổ, trồng lại rừng để giảm thiểu thiên tai, tạo vành đai an toàn tại các địa bàn có dự án điện gió là hết sức cấp thiết.

Sẽ trình Thủ tướng gia hạn giá FIT các dự án điện gió chậm tiến độ

P.V |

Do phần lớn các dự án bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 dẫn đến chậm tiến độ, các địa phương và doanh nghiệp đã kiến nghị Bộ Công Thương gia hạn giá FIT (giá mua điện ưu đãi, cố định trong 20 năm).

Tập đoàn Nhật Bản đầu tư dự án điện gió lớn nhất Đông Nam Á tại Lào, bán điện cho Việt Nam

P.V |

Nhà máy có công suất 600 MW, đã ký thoả thuận bán điện kéo dài 25 năm với EVN.