Hướng Hoá: Tích cực thực hiện chương trình phát thanh tiếng Bru - Vân Kiều

Kim Huệ - Ta Tép |

Là một huyện miền núi với gần 50% đồng bào dân tộc thiểu số, để phát huy vai trò, tầm quan trọng và hiệu quả của việc tuyên truyền qua hệ thống truyền thanh cơ sở, thời gian gần đây, Trung tâm Văn hóa Thông tin – Thể dục Thể thao huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) đã tích cực thực hiện chương trình phát thanh tiếng Bru - Vân Kiều. Qua đó, đã góp phần quan trọng phục vụ nhu cầu thông tin cho bà con đồng bào, mang lại nhiều lợi ích, tác động tích cực đến quá trình xây dựng nông thôn mới vùng sâu vùng xa.

Hệ thống truyền thanh của xã Hướng Tân, huyện Hướng Hóa được xây dựng năm 2020 do quỹ Thiện Tâm của tập đoàn Vingruop tài trợ. Hiện nay, trên địa bàn xã có hệ thống 10 cụm loa phân bố ở 06 thôn, bản và trung tâm xã. Đặc biệt, từ khi Trung tâm Văn hóa Thông tin – Thể dục Thể thao ( VHTT - TDTT) huyện thực hiện chương trình phát thanh tiếng Bru - Vân Kiều thì việc tuyên truyền ở xã đã trở nên thuận lợi hơn. Nhờ đó, đã giúp cho hệ thống truyền thanh tại xã phát huy hiệu quả, giúp bà con thôn bản ở đây kịp thời nắm bắt các thông tin thời sự, các chương trình, sự kiện diễn ra trong và ngoài địa bàn xã.

Phóng viên Trung tâm VHTT - TDTT huyện Hướng Hóa thực hiện chương trình phát thanh tiếng Bru - Vân Kiều
Phóng viên Trung tâm VHTT - TDTT huyện Hướng Hóa thực hiện chương trình phát thanh tiếng Bru - Vân Kiều

 Ông Pả Quyết, một người dân tại thôn Trằm, xã Hướng Tân, huyện Hướng Hóa cho biết: “Từ khi nghe được chương trình bằng tiếng Bru - Vân Kiều phát trên loa của thôn, tôi đã nắm được các thông tin đại chúng của tỉnh, huyện và của xã. Bản thân tôi nhận thức được nhiều điều tốt nên vận động gia đình, người thân thực hiện theo đúng chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước”.

Với vai trò, trách nhiệm, Trung tâm VHTT – TDTT huyện đã tạo điều kiện để cán bộ tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng về tiếng nói, chữ viết Bru - Vân Kiều. Cùng với đó, huyện Hướng Hóa hiện đã có trên 70% xã ở vùng bản có hệ thống Đài truyền thanh cơ sở hoạt động, được trang bị đầy đủ các cụm loa về tận thôn bản. Nên việc nỗ lực thực hiện thường xuyên, đều đặn chương trình phát thanh bằng tiếng Bru - Vân Kiều đã góp phần làm cho công tác tuyên truyền, phổ biến mọi mặt về sản xuất, đời sống cho bà con vùng sâu vùng xa trở nên gần gũi, thiết thực hơn. Vì vậy, chương trình phát thanh tiếng Bru - Vân Kiều đã trở thành kênh thông tin quan trọng trong đời sống xã hội của bà con, góp phần động viên bà con đồng bào hăng hái thi đua lao động, sản xuất, chung sức xây dựng nông thôn mới ở địa phương.

Nói về những khó khăn khi thực hiện chương trình phát thanh tiếng Bru - Vân Kiều cũng như động lực, quyết tâm để tích cực sản xuất, phóng viên Hồ Văn Xinh, Trung tâm Văn hóa thông tin - Thể dục thể thao huyện Hướng Hoá cho biết: “Là một người trực tiếp sản xuất chương trình phát thanh tiếng Bru - Vân Kiều tôi thấy có rất nhiều khó khăn. Cái khó khăn đầu tiên là dịch từ chữ phổ thông sang chữ Bru- Vân Kiều; tiếp đến là cách phát âm làm sao để người dân hiểu là mình muốn nói gì và muốn truyền tải vấn đề gì đến với người dân. Nhưng với bản chất công việc và lòng yêu nghề, tôi luôn luôn khắc phục mọi khó khăn, đi đến các bản làng tiếp xúc trực tiếp với người dân để lắng nghe tâm tư và những cái cần thiết để tôi truyền tải đến người dân để người dân nắm bắt thông tin thiết thực hơn”.

Để chương trình phát thanh tiếng Bru - Vân Kiều ngày càng hoàn thiện, nâng cao hơn nữa về nội dung và đổi mới về hình thức tuyên truyền, ông Nguyễn Công Sang, Phó Giám đốc Trung Tâm Văn hóa Thông tin – Thể dục Thể thao huyện Hướng Hóa cho biết thêm: “Để làm tốt hơn nữa chương trình phát thanh tiếng Bru - Vân Kiều, trong thời gian tới chúng tôi tiếp tục nâng cao hơn nữa chất lượng tin, bài và đặc biệt là đội ngũ biên dịch viên. Ngoài ra, chúng tôi mạnh dạnh hơn nữa trong việc tương tác giữa người làm phát thanh với quý thính giả, điều đó rất quan trọng trong việc sản xuất để mong người nghe được hiểu hơn, gần hơn. Cùng với đó, chúng tôi cũng mong được nhận sự cộng tác của các cộng tác viên ở cơ sở vì họ gần dân hơn chúng tôi và những tin, bài đó sẽ tác động trực tiếp đến đời sống của người dân”.

Có thể nói, đối với một huyện miền núi với gần 50% đồng bào dân tộc thiểu số thì việc tích cực thực hiện chương trình phát thanh tiếng Bru - Vân Kiều, đã bước đầu mang lại hiệu quả thiết thực, giúp cho bà con đồng bào ở Hướng Hóa được nâng cao trình độ dân trí, cập nhật kiến thức trong phát triển kinh tế - xã hội. Đặc biệt, để chung tay góp sức xây dựng huyện miền núi kiểu mẫu, công tác tuyên truyền bằng chính tiếng bản địa trên hệ thống truyền thanh tại các vùng dân tộc ít người lại ngày càng phát huy vai trò và trở nên cần thiết. 

(Nguồn: QRTV)

TAGS

Giữ nghề đan thủ công truyền thống của dân tộc Vân Kiều

Nguyễn Thành Phú |

 Tuy mới thành lập và ra mắt vào đầu tháng 4-2021, song, mô hình 'Tổ đan lát thủ công' của cộng đồng người dân tộc thiểu số Vân Kiều ở khóm Khe Đá và Ka Tăng, thị trấn Lao Bảo, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị đang dần khẳng định một hướng đi đúng trong việc giúp người dân nâng cao thu nhập, phát triển kinh tế và giữ gìn bản sắc văn hóa của cộng đồng dân tộc mình.

Bác Hồ trong lòng người Vân Kiều, Pa Cô

Lê Minh Hà |

Hơn 70 năm qua, người Vân Kiều, Pa Cô vẫn một lòng khắc ghi ơn nghĩa Bác Hồ - “Người đã đem đến cho dân miềng cái rẫy tự do, chăm chỉ làm và miềng có ăn”.

Hoạt động săn bắt thú rừng của người Bru - Vân Kiều Quảng Trị

T.T.N |

Người Bru - Vân Kiều vốn sinh sống chủ yếu ở khu vực miền núi, nơi mà yếu tố rừng đóng vai trò quan trọng trong việc chi phối đời sống vật chất và tinh thần của họ.

Độc đáo lễ Đám Chay của đồng bào dân tộc Bru - Vân Kiều

Nguyễn Trang |

Người đồng bào dân tộc Bru - Vân Kiều cư trú nơi miền núi phía Tây huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị từ bao đời nay. Được Đảng, Nhà nước quan tâm, chăm lo với nhiều chính sách đổi mới, bà con người Bru- Vân Kiều không ngừng nỗ lực hướng đến đời sống ngày càng ấm no, tiến bộ. Tuy cuộc sống có nhiều thay đổi song thuần phong mỹ tục luôn được người dân giữ gìn, phát huy qua từng thế hệ. Trong đó, không thể không nhắc đến lễ Đám Chay- nét văn hóa truyền thống độc đáo có lịch sử hình thành lâu đời, được lưu giữ trọn vẹn cho đến ngày nay, mang đậm bản sắc riêng của người đồng bào dân tộc Bru- Vân Kiều giữa đại ngàn Trường Sơn hùng vĩ.