Khống chế bệnh dịch tả lợn châu Phi trong tháng 12/2023

Lê An |

Đó là yêu cầu của Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Trị Hà Sỹ Đồng tại chuyến kiểm tra tình hình dịch bệnh và công tác phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) tại huyện Triệu Phong ngày 8/12.


Theo báo cáo của UBND huyện Triệu Phong, sau khi xuất hiện ổ dịch đầu tiên tại xã Triệu Tài vào ngày 26/10, đến nay bệnh DTLCP đã xảy ra tại 268 hộ, 60 thôn ở toàn bộ 18 xã, thị trấn trên địa bàn huyện.

Tổng số lợn bị bệnh, chết buộc chôn hủy là 1.383 con gồm: 273 lợn nái, 655 lợn thịt, 455 lợn sữa; tổng trọng lượng chôn hủy gần 63,5 tấn.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hà Sỹ Đồng kiểm tra công tác phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi tại xã Triệu Tài - Ảnh: L.A
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hà Sỹ Đồng kiểm tra công tác phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi tại xã Triệu Tài - Ảnh: L.A

UBND huyện đã công bố bệnh DTLCP ở 15/18 xã, thị trấn. Chỉ đạo lập 5 chốt kiểm soát trên các trục đường chính dẫn vào huyện. Tiếp nhận từ nguồn hỗ trợ ngân sách tỉnh 700 lít hóa chất và cấp cho các địa phương tiến hành khử trùng, tiêu độc.

Đang kiến nghị cấp trên hỗ trợ thêm 4.000 lít hóa chất. Hỗ trợ kinh phí từ nguồn ngân sách huyện để mua 300 lít hóa chất, 4 tấn vôi bột, quần áo bảo hộ, khẩu trang, găng tay; UBND các xã, thị trấn bố trí ngân sách địa phương mua 30 tấn vôi bột và các trang thiết bị thiết yếu để phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh.

Với sự chỉ đạo quyết liệt, đồng bộ nên công tác phòng, chống bệnh DTLCP trên địa bàn huyện bước đầu đạt được những kết quả nhất định. Tính đến ngày 7/12, có xã Triệu An đã qua 21 ngày không còn lợn mắc bệnh; một số địa phương như thị trấn Ái Tử, các xã Triệu Phước, Triệu Trung, Triệu Sơn đã có trên 10 ngày không phát sinh thêm lợn mắc bệnh.

Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và PTNT, đến nay toàn tỉnh đã có 27 ổ dịch tại 7 huyện, thị xã, thành phố với tổng số lợn mắc bệnh, buộc tiêu hủy là 1.595 con, tổng trọng lượng tiêu hủy hơn 73,7 tấn.

Nhờ triển khai quyết liệt, đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch bệnh nên tại các huyện Hướng Hóa, Cam Lộ, Đakrông, thị xã Quảng Trị, TP. Đông Hà sau khi phát hiện đến nay chưa phát sinh thêm ca bệnh mới, hộ mới. Tính đến ngày 8/12 đã có 3 xã dịch bệnh đã qua 21 ngày gồm: xã Triệu An, huyện Triệu Phong; xã Mò Ó, huyện Đakrông và xã Tân Long, huyện Hướng Hóa.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hà Sỹ Đồng kiểm tra công tác phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi tại xã Triệu Trạch - Ảnh: L.A
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hà Sỹ Đồng kiểm tra công tác phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi tại xã Triệu Trạch - Ảnh: L.A

Sau khi kiểm tra thực tế, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hà Sỹ Đồng yêu cầu các địa phương tăng cường kiểm soát tới từng hộ chăn nuôi, từng cơ sở buôn bán vận chuyển và các chợ có buôn bán lợn; nhất là tại các xã đã qua trên 10 ngày không phát sinh thêm lợn mắc bệnh; nhanh chóng phát hiện, cô lập, khống chế và xử lý triệt lợn bệnh, nghi mắc bệnh; không để phát sinh thêm hộ mới/thôn mới có dịch.

Thành lập đội tiêu huỷ để tổ chức, thực hiện việc tiêu hủy theo đúng quy định, tuyệt đối không giao cho chủ chăn nuôi tự tiêu huỷ, chôn lấp lợn của hộ gia đình mình; tất cả lợn bệnh, lợn nghi mắc bệnh, lợn chết phải được tiêu hủy ngay.

Bố trí đủ kinh phí để mua bảo hộ cá nhân cho lực lượng tham gia tiêu hủy lợn; thuê phương tiện vận chuyển; kiểm soát chặt việc vận chuyển lợn bệnh đến hố chôn, tránh tình trạng rơi vãi chất thải trên đường vận chuyển làm lây lan dịch...

Chủ động, xác định địa điểm chôn lấp đảm bảo yêu cầu; có biện pháp xử lý các hố chôn lợn bệnh đảm bảo không phát sinh nguy cơ lây lan dịch bệnh ra môi trường xung quanh. Thực hiện nghiêm việc lập hồ sơ tiêu hủy, làm cơ sở để hỗ trợ cho người chăn nuôi khi có chính sách về hỗ trợ.

Hướng dẫn người chăn nuôi, đặc biệt là các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ hàng ngày áp dụng nghiêm ngặt các biện pháp vệ sinh, tiêu độc khử trùng để tiêu diệt mầm bệnh, không để phát tán làm lây lan dịch bệnh.

Nhấn mạnh, DTLCP là bệnh dịch rất nguy hiểm cho ngành chăn nuôi lợn trên địa bàn tỉnh hiện nay, nếu không sớm khống chế được thì thiệt hại về kinh tế cho người chăn nuôi, ngân sách Nhà nước chi cho công tác phòng chống dịch sẽ rất lớn, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hà Sỹ Đồng yêu cầu: Ngành nông nghiệp và các địa phương tập trung mọi nguồn lực, huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp để sớm khống chế dịch bệnh ngay trong tháng 12/2023.

Một chốt kiểm soát trên trục đường chính dẫn vào huyện Triệu Phong - Ảnh: L.A
Một chốt kiểm soát trên trục đường chính dẫn vào huyện Triệu Phong - Ảnh: L.A

Qua đó, bảo vệ đàn vật nuôi, tạo điều kiện phát triển ngành chăn nuôi. Đồng thời, đảm bảo nguồn cung thịt lợn trong dịp tết Nguyên đán và thu nhập cho người chăn nuôi.

(Nguồn: Báo Quảng Trị)

TAGS

Khó khăn trong phòng, chống bệnh dịch tả lợn Châu Phi

Lê An |

Từ cuối tháng 10/2023 đến nay, bệnh dịch tả lợn Châu Phi (DTLCP) đã bùng phát và lây lan tại 25 xã của 7 huyện, thị xã trong tỉnh Quảng Trị. 

Thương nghiệp mậu dịch Quảng Trị một thời phục vụ chiến đấu, sản xuất và đời sống

Đinh Như Hợi |

“Đò em lên xuống Ba Lòng/Chở người cán bộ lên vùng chiến khu”. Đó là hai câu thơ của nhà thơ Lương An viết trong thời đầu cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của quân và dân Quảng Trị, qua hình ảnh cô giao liên chèo đò phục vụ kháng chiến trên dòng sông Thạch Hãn, đoạn từ xã Triệu Thượng, Hải Lệ đến chiến khu Ba Lòng và ngược lại.

UBND huyện Hướng Hóa công bố về dịch tả lợn Châu Phi

Nguyễn Đình Phục |

UBND huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) vừa công bố dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn xã Tân Long, đồng thời khoanh vùng các khu vực có nguy cơ dịch bùng phát cao ở một số địa bàn lân cận.

Những người "miễn dịch" với ung thư thường có 5 “đặc điểm” này

Bảo Nam |

Các nghiên cứu cũng đồng thời tìm ra điểm chung của nhóm người ít mắc bệnh ung thư. Họ là những người có các "đặc điểm" sau đây.