Người dân đã tiêm vaccine phòng COVID-19, có đủ dữ liệu, sẽ được cấp hộ chiếu vaccine

Thanh Mai |

Hộ chiếu vaccine về mặt kỹ thuật có thời hạn 12 tháng. Hết thời hạn hệ thông sẽ tự động tạo mã QR mới.

Theo ông Nguyễn Bá Hùng- Phó Giám đốc Trung tâm dữ liệu y tế, Cục Công nghệ thông tin, Bộ Y tế, hộ chiếu vaccine bản chất là chứng nhận tiêm vaccine điện tử. 

Trên chứng nhận này bao gồm 11 thông tin, đầy đủ các thông tin của người tiêm chủng gồm... Họ và tên; Ngày tháng năm sinh; Quốc tịch; Bệnh dịch mà chứng nhận nhắm tới; Số mũi tiêm đã nhận; Ngày tiêm; Liều số; Vaccine; Sản phẩm vaccine; Nhà cung cấp hoặc sản xuất vaccine; Mã số của chứng nhận.

 

"Bản chất của hộ chiếu vaccine điện tử là mỗi người dân sẽ có mã QR giống như mã QR trên ứng dụng PC-COVID hiện nay, chỉ khác là chúng ta sử dụng các tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới và Liên minh Châu Âu, để có thể xác minh thông tin lẫn nhau khi ra nước ngoài",  Phó giám đốc Trung tâm dữ liệu Y tế Nguyễn Bá Hùng giải thích.

Mỗi người dân đã tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 và đã được cơ sở tiêm chủng nhập dữ liệu lên hệ thống sẽ được cấp hộ chiếu vaccine với thông tin tương ứng với số mũi tiêm.

Hộ chiếu vaccine sẽ được cập nhật trên ứng dụng Sổ sức khỏe điện tử, PC-COVID hoặc trang tra cứu của Bộ Y tế (dự kiến công bố vào tuần tới). Hộ chiếu vaccine về mặt kỹ thuật có thời hạn 12 tháng. Hết thời hạn trên hệ thông sẽ tự động tạo mã QR mới.

Ông Bá Hùng cũng cho biết, từ ngày 30/3/2022, Bộ Y tế đã thực hiện cấp "Hộ chiếu vaccine" cho hơn 1.000 đối tượng tiêm tại Bệnh viện Bạch Mai. Trong tuần tới, sẽ thực hiện cấp "Hộ chiếu vaccine" cho người dân.

Người dân cần gửi phản ánh lên hệ thống tiêm chủng quốc gia, để được cập nhật dữ liệu hoặc liên hệ trực tiếp với cơ sở tiêm chủng để được cập nhật. Nếu không có dữ liệu trên hệ thống, sẽ không được cấp hộ chiếu vaccine.

Riêng trường hợp mất giấy xác nhận tiêm chủng nhưng trên hệ thống đã được cập nhật thông tin thì không ảnh hưởng gì đến việc cấp hộ chiếu vaccine, người dân không cần làm thủ tục gì để được cấp hộ chiếu vaccine.

Bộ Y tế hiện đang phối hợp với các đơn vị xây dựng trang thông tin cho phép người dân tra cứu hộ chiếu vaccine và sẽ công bố trong tuần tới. Người dân có thể in ra giấy để sử dụng.

Các cơ sở tiêm chủng sẽ có trách nhiệm ký chứng nhận các mũi tiêm do cơ sở thực hiện tiêm. Cục Y tế dự phòng thực hiện ký số tập trung gộp các mũi tiêm và người dân sẽ nhận được mã QR mà không phải làm gì thêm.

(Nguồn: Phụ nữ mới)

TAGS

Hộ chiếu vaccine điện tử hoạt động như thế nào?

Thanh Mai |

Thời hạn của mã QR có giá trị 12 tháng theo khuyến cáo của Tổ chức y tế thế giới và Liên minh Châu Âu, để đảm bảo tính bảo mật.

Việt Nam đạt thoả thuận công nhận hộ chiếu vaccine lẫn nhau với 17 quốc gia

Thanh Mai |

Hộ chiếu vaccine của Việt Nam có 11 thông tin về người mang, số lượng, chủng loại vaccine được tiêm, cùng với mã số của chứng nhận.

Mở rộng đối tượng được nhập cảnh Việt Nam có mang hộ chiếu vaccine

Tuấn Minh |

Chính phủ đồng ý về nguyên tắc việc mở rộng đối tượng được nhập cảnh Việt Nam có mang hộ chiếu vaccine, trong đó có người Việt Nam định cư ở nước ngoài, thân nhân về nước để tham quan, du lịch.

Phú Quốc đón đoàn khách hộ chiếu vaccine đầu tiên đến Việt Nam

Phan Trang |

Ngày 20/11, TP. Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang sẽ đón đoàn khách du lịch quốc tế đầu tiên của ngành du lịch Việt Nam trong giai đoạn bình thường mới sau gần 2 năm “đóng băng” do dịch COVID-19.

Phú Quốc đón khách quốc tế có hộ chiếu vaccine từ 20/11

TH |

 UBND tỉnh Kiên Giang vừa ban hành Kế hoạch số 200/KH-UBND thí điểm đón khách du lịch quốc tế đến Phú Quốc sử dụng “hộ chiếu vaccine”.