Người dân phố cà phê đường tàu viết đơn xin "kêu cứu'

Thanh Mai |

Nhóm dân cư mong muốn cơ quan chức năng xem xét không xóa bỏ một điểm du lịch.

Người dân ở xóm đường tàu Trần Phú (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) gửi tới lãnh đạo Chính phủ, Bộ Giao thông Vận tải và chính quyền địa phương đơn kêu cứu sau khi có đề nghị dẹp cà phê đường tàu. Trong đơn, người dân khu phố này bày tỏ mong muốn cơ quan chức năng xem xét không xóa bỏ một điểm du lịch, đồng thời có giải pháp giúp các hộ vừa kinh doanh đúng pháp luật, vừa đảm bảo an toàn giao thông đường sắt.

Người dân thừa nhận họ hiểu rõ những nguy cơ khi sống chung cạnh đường tàu như sự nguy hiểm, không an toàn, nhiễm khói bụi, xả thải từ tàu hỏa, cũng như hiểu rõ khó khăn chính quyền, Nhà nước. Tuy nhiên họ cho biết vẫn cần đảm bảo và mưu sinh nên vẫn phải tiếp tục cách thức sinh sống này.

 

Về việc hình thành các quán cà phê tại gần đường tàu, người dân cho biết ban đầu do khách đến đây đông lại ngồi ngay trước cửa nhà để chờ tàu đi qua chụp ảnh. Nhiều nhà còn mở rộng hiên để cho khách ngồii.

"Chúng tôi không quảng bá du lịch xóm đường tàu, mà chính họ đã tự truyền tai nhau, qua mạng xã hội, qua các đánh giá của chuyên trang du lịch quốc tế và thấy được sự thú vị trong câu chuyện cuộc sống ở đây, rồi đến với chúng tôi ngày càng nhiều", theo trình bày của người dân.

Người dân tại đây thừa nhận những hoạt động như vậy là tự phát riêng của các gia đình, nhưng cho rằng đây là một tiềm năng và cơ hội để phát triển du lịch, thu hút khách du lịch trong ngoài nước.

Người dân trong khu vực đề xuất nếu được sự hỗ trợ của chính quyền địa phương và Sở Du lịch Hà Nội, người dân có thể phát các tờ rơi hướng dẫn an toàn bằng tiếng Việt, tiếng Anh, tiếng Pháp… để du khách đọc kỹ và ký cam thực hiện kết trước khi vào khu vực này, trong các tuyến điểm du lịch cũng kèm theo các khuyến cáo an toàn.

Người dân kiến nghị ngành đường sắt đưa ra các biện pháp kỹ thuật như giảm tốc độ tàu chạy, cảnh báo sớm bằng chuông, đèn tín hiệu chạy dọc tuyến có nhà dân, đóng chắn sớm trước khi tàu chạy để hạn chế khách vào khu vực xóm đường tàu; có bảng điện tử lớn ghi rõ giờ tàu chạy trong ngày...

Trước đó, lãnh đạo quận Hoàn Kiếm cho biết trước mắt, quận chỉ đạo các phường liên quan tổ chức thu hồi giấy phép kinh doanh và đình chỉ có thời hạn đối với các hộ tại đây. Đồng thời, lực lượng chức năng sẽ có rào chắn và tuyên truyền người dân, du khách không chụp ảnh giữa đường ray, gây nguy cơ mất an toàn.

Ngoài ra, địa phương dự kiến xây dựng đề án nhằm biến khu vực này trở thành điểm đến thu hút khách du lịch nhưng phải đảm bảo an toàn. Việc này nhằm đáp ứng nguyện vọng chính đáng của cả người dân và du khách.

(Nguồn: Phụ nữ mới)

Phố cà phê đường tàu vắng lặng sau lệnh cấm dừng hoạt động

Hoàng Toàn |

Ngày 15/9, lực lượng chức năng quận Hoàn Kiếm đã rào chắn tại các lối vào cà phê đường tàu, nhằm ngăn chặn du khách, người dân không vào chụp ảnh.

Đồng hành với người dân vùng khó xây dựng thương hiệu cà phê chất lượng cao

Minh Long |

Xuất phát từ tâm nguyện gắn kết mục tiêu phát triển của doanh nghiệp với sự phát triển kinh tế- xã hội (KT-XH) của vùng đồng bào dân tộc thiểu số, những năm qua, Công ty TNHH Pun Coffee ở xã Hướng Phùng, huyện Hướng Hóa đã tích cực hỗ trợ đồng bào dân tộc Vân Kiều nơi đây tham (Quảng Trị) gia sản xuất cà phê chất lượng cao, giúp người dân đem lại nguồn thu nhập ổn định. 

Cà phê đặc sản Khe Sanh - Hiện thực và triển vọng

Lê An |

Cà phê đặc sản là sản phẩm cà phê phải đạt được ít nhất 80/100 điểm theo đánh giá của Hiệp hội Cà phê đặc sản Thế giới (SCA) xét trên 10 tiêu chí về chất lượng và hương vị. Hiện thị phần cà phê đặc sản chỉ chiếm khoảng 2% tổng sản lượng cà phê thế giới, nhưng lại có giá trị cao gấp nhiều lần so với sản phẩm cà phê thông thường. Do vậy, phát triển cà phê đặc sản được xem là hướng đi triển vọng, mở ra cơ hội nâng cao hình ảnh cà phê Khe Sanh, đồng thời cải thiện thu nhập cho nông dân.

Chia sẻ kết quả khảo sát và kế hoạch xây dựng chuỗi cung ứng cà phê tại Quảng Trị

Thanh Trúc |

Ngày 22/7, Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Trị phối hợp với các Tổ chức Quỹ quốc tế bảo vệ thiên nhiên (WWF), Ủy ban Y tế Hà Lan - Việt Nam (MCNV) và Công ty Slow Forest Coffee (Công ty Slow) tổ chức Hội thảo “Chia sẻ kết quả khảo sát và kế hoạch xây dựng chuỗi cung ứng cà phê tại Quảng Trị”.