Những dấu hiệu trẻ dậy thì sớm bố mẹ không thể bỏ qua để bảo vệ con

Phạm Công |

Dậy thì sớm ở trẻ đang là vấn đề được nhiều phụ huynh quan tâm. Các bậc phụ huynh nên tìm hiểu kỹ về tình trạng này để bảo vệ tốt nhất cho sức khỏe và an toàn cho con em mình.

Hiện nay, tình trạng trẻ dậy thì sớm ngày càng gia tăng. Nhiều trường hợp, dậy thì sớm còn là biểu hiện tình trạng bệnh lý cần được điều trị. Những trường hợp còn lại thường không rõ nguyên nhân nhưng vẫn có thể điều trị để giảm tốc độ dậy thì sớm.

Thế nào là dậy thì sớm là câu hỏi được nhiều phụ huynh quan tâm. Theo đó, dậy thì sớm là tình trạng phát triển các đặc tính sinh dục sớm hơn bình thường (ở bé gái là trước 8 tuổi, có kinh trước 9 tuổi; ở bé trai là trước 9 tuổi).

Dậy thì sớm ở trẻ đang là vấn đề được nhiều phụ huynh quan tâm. Ảnh đồ họa: Phạm Công
Dậy thì sớm ở trẻ đang là vấn đề được nhiều phụ huynh quan tâm. Ảnh đồ họa: Phạm Công

Các dấu hiệu điển hình

Theo bác sĩ Trần Thị Kim Ngọc - Chuyên khoa Nhi, BVĐK MEDLATEC, trẻ dậy thì sớm nhưng kiến thức lại chưa đầy đủ nên sẽ phải đối mặt với nguy cơ bị lạm dụng tình dục. Các bậc phụ huynh cần lưu ý giai đoạn này của trẻ để nhận biết sớm dấu hiệu dậy thì, từ đó có phương pháp giáo dục trẻ phù hợp.

Các dấu hiệu điển hình có thể gặp là:

- Tăng tốc độ phát triển chiều cao (có thể phát triển chiều cao trước khi phát triển vú);

- Phát triển tuyến vú, thường ở 1 bên, đôi khi ở cả 2 bên, đây là biểu hiện dễ gặp nhất;

- Lông mu, lông nách xuất hiện;

- Kinh nguyệt

- Trứng cá có thể xuất hiện với số lượng ít hoặc trung bình;

- Thay đổi về tâm lý: Bắt đầu có xu hướng tách khỏi bố mẹ, quan tâm đến bản thân, hay so sánh mình với những bạn cùng tuổi khác, chủ yếu chơi với bạn cùng giới. Đặc biệt, hay mơ mộng, lý tưởng hóa đặt ra những mục tiêu không thực tế, chưa có khả năng kiểm soát bản thân.

Tránh hậu quả, cha mẹ cần lưu ý gì?

Do trẻ dậy thì sớm nên chức năng sinh sản bước đầu được hoàn thiện nên có nguy cơ đối mặt với xâm hại tình dục, thậm chí có thai hoặc nạo phá thai ở tuổi vị thành niên, nếu không được trang bị kiến thức về tránh thai và bảo vệ bản thân. Những biến đổi sinh lý trên cơ thể này cũng gây nhiều hoang mang lo lắng, ảnh hưởng tới sự phát triển tâm lý sau này của trẻ.

Do đó, bác sĩ Ngọc khuyến cáo mỗi phụ huynh hãy chú ý con mình hơn ở độ trước dậy thì, đặc biệt cần dạy trẻ tự ý thức được việc theo dõi, chăm sóc bản thân. Khi thấy sự phát triển bất thường không nên ngại ngùng mà hãy tâm sự với bố mẹ, hoặc tham khảo ý kiến người lớn (bà, bác, dì, chị) ngay để có lời khuyên phù hợp.

Bên cạnh đó, các phụ huynh cần thường xuyên quan tâm tới sự thay đổi của con em mình để phòng tránh các tác hại do việc dậy thì sớm gây nên.

Đồng thời, khi trẻ có dấu hiệu dậy thì sớm, cha mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế uy tín kiểm tra hoặc thực hiện các xét nghiệm các hormone hướng dục để kiểm tra vấn đề dậy thì sớm ở trẻ.

(Nguồn: Báo Lao Động)

TAGS

Khi trẻ em lên tiếng

Quang Hiệp |

Từ các miền quê trong tỉnh Quảng Trị, nhiều học sinh tiểu học, THCS đã có mặt tham dự Diễn đàn đại biểu Quốc hội, HĐND tỉnh Quảng Trị với trẻ em năm 2020. Sự quan tâm, hưởng ứng của các bạn nhỏ được thể hiện qua nhiều ý kiến nóng hổi…

Số ca mắc bệnh hô hấp là người già và trẻ em tăng mạnh do bụi mù, khí lạnh

Thanh Mai |

Từ cuối tháng 11 đến nay, lượng người cao tuổi tới khám các bệnh liên quan hô hấp tại Bệnh viện Thống Nhất tăng từ 10-15%.

Hội chứng nhà trẻ: con cứ đi lớp là ốm, phải làm sao?

Ths.Bs Nguyễn Xuân Đạt |

Hội chứng nhà trẻ (daycare syndrome) là tình trạng lặp đi lặp lại các triệu chứng như sốt, chảy nước mũi, ngạt mũi, ho, sốt… ở trẻ khi đến lớp.

Làm gì khi con bước vào tuổi dậy thì?

Thanh Mai |

Có rất nhiều bậc cha mẹ đang lo lắng vì không thể giao tiếp được với con cái, mong muốn được giao tiếp với con cái một cách chân thành.