Những quan niệm sai lầm về chế độ ăn cho bà bầu

Đan Minh |

Dinh dưỡng khi mang thai đóng vai trò quan trọng bởi nó là tiền đề cho quá trình phát triển của thai nhi. Do đó, bên cạnh việc bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, các bà bầu cần tránh những sai lầm phổ biến dưới đây để con được phát triển toàn diện.

Nhịn ăn khi ốm nghén

Tình trạng bị nôn ói do ốm nghén thường xuyên xảy ra khi mang thai khiến nhiều mẹ bầu khó chịu, mệt mỏi. Nhiều người cho rằng, khi nhịn ăn, cơ thể không được nạp thức ăn sẽ không bị nôn ói nữa. Tuy nhiên, điều này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi, có thể khiến mẹ suy kiệt và thai nhi chậm phát triển.

Nhịn ăn khi ốm nghén sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Ảnh: Vinmec
Nhịn ăn khi ốm nghén sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Ảnh: Vinmec

Để giảm tình trạng ốm nghén, thay vì nhịn ăn, mẹ bầu nên chia nhỏ bữa ăn và thay đổi cách chế biến thực phẩm.

Ăn cho hai người

Với suy nghĩ “mang thai là ăn cho hai người”, các mẹ bầu thường cố gắng ăn gấp đôi lượng thực phẩm hoặc gấp đôi nhu cầu năng lượng so với bình thường, ăn thật nhiều món ngon, bổ dưỡng để em bé to khỏe.

Điều này dẫn đến tình trạng “tăng cân không phanh” ở các mẹ bầu, làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, tim, đột quỵ, vô sinh thứ phát, trầm cảm và một vài dạng ung thư khác. Ngoài ra, thai nhi to quá mức cũng khiến việc chuyển dạ gặp khó khăn. Việc tăng cân quá nhiều trong quá trình mang thai khiến hành trình giảm cân sau sinh gian nan và kéo dài hơn...

Theo các chuyên gia, trong 3 tháng đầu thai kỳ, phụ nữ chỉ cần nhu cầu năng lượng cơ bản như trước khi mang thai. Sau đó, mẹ bầu cần bổ sung thêm 200 kcal/ngày trong tam cá nguyệt thứ hai và thêm 300 kcal/ngày ở tam cá nguyệt thứ ba để đáp ứng cho sự phát triển của thai nhi.

Kiêng quá nhiều thứ theo quan niệm dân gian

Khi mang thai, điều mà chị em lo nhất là những "tin đồn" về thực phẩm này, thực phẩm kia có nguy cơ gây dọa sảy thai và không dám ăn gì, kiêng gần hết. Như vậy dinh dưỡng bổ sung cho thai kỳ có nguy cơ thiếu hụt cao.

Về bản chất, bất kỳ thực phẩm nào cũng một lượng dinh dưỡng nhất định. Nếu ăn với số lượng ít, vừa phải thì không hề gây hại cho cơ thể. Chỉ khi nào ăn quá nhiều và thường xuyên mới có nguy cơ dọa sảy thai.

Việc ăn quá nhiều khi mang thai sẽ làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bà bầu và là nguyên nhân gây ra một số bệnh lý nguy hiểm. Ảnh: suachobabau.net
Việc ăn quá nhiều khi mang thai sẽ làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bà bầu và là nguyên nhân gây ra một số bệnh lý nguy hiểm. Ảnh: suachobabau.net

Xuyên suốt quá trình mang thai, cơ thể người mẹ có sự biến đổi mạnh mẽ để chuẩn bị cho sự ra đời của bé yêu. Dù bạn đang có chế độ ăn lành mạnh thì vẫn cần phải chú ý đến việc lựa chọn chất dinh dưỡng khi mang thai để bổ sung vào cơ thể hàng ngày. Cùng với đó là kết hợp với luyện tập các bài tập thể dục phù hợp, đến bác sĩ kiểm tra thai nhi định kỳ để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé.

(Nguồn: Báo Lao Động)

TAGS

Dầu cá và những lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe

Kim Nhung |

Dầu cá được coi là một trong những dưỡng chất phổ biến giúp bổ sung nguồn dinh dưỡng cho cơ thể, cải thiện tình trạng sức khỏe.

Công dụng của hoa chuối với sức khỏe có thể bạn chưa biết

An Nhiên |

Có thể bạn sẽ bất ngờ khi biết đến những công dụng của hoa chuối đối với sức khỏe như giảm huyết áp, tốt cho người bệnh tiểu đường, tăng tiết sữa, cải thiện sức khỏe tử cung… và những công dụng khác dưới đây.

Những lợi ích quý hơn vàng từ quả chuối mang đến sức khỏe

An Nhiên |

Với hàm lượng chất dinh dưỡng dồi dào, chuối là loại trái cây phổ biến, giá thành rẻ nhưng lại mang tới rất nhiều lợi ích cho con người.

4 loại thực phẩm cực tốt cho sức khỏe nhưng bạn tuyệt đối không được ăn nhiều

Lily |

Các chuyên gia dinh dưỡng đã chỉ ra rằng không phải những thực phẩm xấu mới gây hại cho cơ thể mà việc ăn quá nhiều những thực phẩm lành mạnh cũng sẽ phản tác dụng.