Phát hiện hơn 3.000 sản phẩm bánh trung thu, bánh kẹo các loại do Trung Quốc sản xuất nhập lậu

Thu Hạ |

Thông tin từ Cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Quảng Trị cho biết, thời điểm gần đến tết Trung thu năm 2024, lực lượng QLTT đã tăng cường kiểm tra, kiểm soát và đã phát hiện, tạm giữ nhiều loại hàng hóa thực phẩm, bánh trung thu do nước ngoài sản xuất không hóa đơn chứng từ, không nguồn gốc xuất xứ.

Qua quá trình nắm bắt thông tin, ngày 4/9, Đội QLTT số 1 đã tiến hành kiểm tra đột xuất hộ kinh doanh N.T.T., địa chỉ tại phường Đông Lương, TP. Đông Hà. Kết quả kiểm tra phát hiện 1.000 sản phẩm bánh trung thu do Trung Quốc sản xuất. Tại thời điểm kiểm tra, chủ hộ kinh doanh không xuất trình được hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ của các loại hàng hóa nêu trên. Quá trình làm việc với chủ hộ kinh doanh kết hợp với các chứng cứ đã thu thập trước đó, chủ hộ kinh doanh đã thừa nhận hàng hóa trên là hàng nhập lậu. Đội QLTT số 1 đã tạm giữ toàn bộ hàng hóa vi phạm trên để xử lý theo quy định của pháp luật.

Đội QLTT số 1 tiến hành kiểm tra đột xuất hàng hóa của hộ kinh doanh N.T.T., địa chỉ tại phường Đông Lương, TP. Đông Hà - Ảnh: Cục QLTT tỉnh Quảng Trị cung cấp
Đội QLTT số 1 tiến hành kiểm tra đột xuất hàng hóa của hộ kinh doanh N.T.T., địa chỉ tại phường Đông Lương, TP. Đông Hà - Ảnh: Cục QLTT tỉnh Quảng Trị cung cấp


Tiếp đó, ngày 5/9, Đội QLTT số 1 phối hợp với Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an tỉnh Quảng Trị tiến hành kiểm tra đột xuất hộ kinh doanh N.T.K.L., địa chỉ tại Phường 1, TP. Đông Hà. Tại thời điểm kiểm tra phát hiện cửa hàng có 88,5 kg thực phẩm đã qua chế biến, bao gồm: xúc xích, chả giò, thịt lợn chà bông, cá khô tẩm gia vị... không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

Số hàng hóa nói trên không có nhãn hàng hóa, không có thông tin về ngày sản xuất và hạn sử dụng, không có công bố chất lượng sản phẩm thực phẩm. Hộ kinh doanh cũng không xuất trình được hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ của các loại hàng hóa nêu trên. Đội QLTT số 1 đã tạm giữ toàn bộ hàng hóa vi phạm để xử lý theo quy định của pháp luật.

Tại địa bàn huyện Hướng Hóa, Đội QLTT số 2 cũng đã áp dụng các biện pháp nghiệp vụ và liên tiếp phát hiện, thu giữ nhiều sản phẩm bánh kẹo vi phạm. Cụ thể, ngày 6/9, Đội QLTT số 2 tiến hành kiểm tra đột xuất đối với hộ kinh doanh N.T.N.M., địa chỉ tại thị trấn Lao Bảo, huyện Hướng Hóa.

Kết quả kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện tại cơ sở có 850 sản phẩm thực phẩm là xúc xích tẩm gia vị và 2.130 sản phẩm bánh, kẹo các loại do Trung Quốc sản xuất, không có hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ. Đội QLTT số 2 đã ban hành quyết định tạm giữ toàn bộ tang vật vi phạm để xử lý.

Nhằm tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường trong dịp tết Trung thu năm 2024, Cục QLTT tỉnh Quảng Trị sẽ tiếp tục chỉ đạo các đội QLTT tăng cường công tác quản lý địa bàn, thu thập thông tin, kiểm tra, kiểm soát thị trường để kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm các hành vi kinh doanh thực phẩm nhập lậu, không rõ nguồn gốc, xuất xứ, hàng xâm phạm quyền, giả mạo nhãn hiệu, trong đó tập trung các sản phẩm được tiêu dùng nhiều trong dịp tết Trung thu.

Đồng thời, đẩy mạnh tuyên truyền các quy định của pháp luật về kinh doanh hàng hóa và đảm bảo an toàn thực phẩm; các quy định về công bố tiêu chuẩn, công bố hợp quy sản phẩm hàng hóa.

(Nguồn: Báo Quảng Trị)

Hiện trường từ trên cao vụ sập cầu Phong Châu khiến hàng chục người và phương tiện rơi xuống sông

Nam An |

Sáng 9/9, cầu Phong Châu bắc qua sông Hồng nối hai huyện Lâm Thao và Tam Nông (Phú Thọ) bị sập, nhiều người trên ôtô, xe máy trôi theo hai nhịp thép.

“Sóng ngầm” từ dịch vụ đáo hạn ngân hàng

Hoài Nam |

Từ trước đến nay, hoạt động cho vay tiền để đáo hạn ngân hàng diễn ra âm thầm nhưng rất phổ biến ở nhiều địa phương. Nguyên nhân là do nhiều người, vì một lý do nào đó không thể trả được khoản vay tại ngân hàng khi đến thời hạn nên phải tìm cách vay mượn bên ngoài. Nhu cầu đó được đáp ứng khi nhiều người khác lại có vốn nhàn rỗi, muốn cho vay để kiếm lời cao trong thời gian ngắn. Sẽ không có gì xảy ra nếu các giao dịch diễn ra theo đúng quy định của pháp luật. Tuy nhiên, nhiều đối tượng đã lợi dụng hoạt động này để lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Để người Việt tin dùng hàng Việt

Thanh Lê |

15 năm, với nhiều giải pháp thiết thực, hiệu quả, cuộc vận động (CVĐ) “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trên địa bàn tỉnh ngày càng lan tỏa, đi vào chiều sâu. Từ CVĐ, người dân đã tin dùng hàng Việt nhiều hơn, giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn, ổn định và phát triển sản xuất. Hơn thế, CVĐ còn khơi gợi lòng yêu nước, tự tôn dân tộc trong mỗi người tiêu dùng.

Chương trình OCOP góp phần đẩy mạnh cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”

Thục Quyên |

Sau hơn 5 năm triển khai thực hiện, chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) từng bước khơi dậy được tiềm năng, thế mạnh của các địa phương về sản phẩm đặc sản, làng nghề gắn với lợi thế về điều kiện sản xuất, vùng nguyên liệu và văn hóa truyền thống để nâng cao chất lượng, gia tăng giá trị sản phẩm, xây dựng thương hiệu nông sản địa phương. Đồng thời, góp phần tích cực trong việc đẩy mạnh cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.