Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội từ ngày 17/6/2021

T.L |

Bộ quy tắc về ứng xử trên mạng xã hội (MXH) gồm 9 điều vừa được Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành ngày 17/6/2021 (theo Quyết định số 874/QĐ-BTTT). Bộ quy tắc áp dụng cho 3 nhóm đối tượng, gồm: cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan nhà nước sử dụng MXH; tổ chức, cá nhân khác sử dụng MXH và nhà cung cấp dịch vụ MXH tại Việt Nam.

Bộ quy tắc nhằm tạo điều kiện phát triển lành mạnh MXH tại Việt Nam, đảm bảo quyền tự do cá nhân, quyền tự do kinh doanh, không phân biệt đối xử nhà cung cấp dịch vụ trong và ngoài nước, phù hợp với chuẩn mực, thông lệ và các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia. Bộ quy tắc cũng hướng tới xây dựng chuẩn mực đạo đức về hành vi, ứng xử trên MXH, giáo dục ý thức, tạo thói quen tích cực trong các hành vi ứng xử của người dùng trên MXH, góp phần xây dựng môi trường mạng an toàn, lành mạnh tại Việt Nam.

Livestream trên MXH- Ảnh T.L
Livestream trên MXH- Ảnh T.L

Nên sử dụng họ tên, tên hiệu thật

Theo đó, ngoài việc phải tuân thủ 4 quy tắc ứng xử chung là tôn trọng; tuân thủ pháp luật; lành mạnh, an toàn, bảo mật thông tin và trách nhiệm, mỗi nhóm đối tượng tham gia, sử dụng MXH còn có một số quy tắc khác cần áp dụng.

Với tổ chức, cá nhân, ngoài việc tìm hiểu và tuân thủ các điều khoản hướng dẫn sử dụng của nhà cung cấp dịch vụ MXH trước khi đăng ký, tham gia MXH, bộ quy tắc cũng khuyến nghị nên sử dụng họ tên thật cá nhân, tên hiệu thật của tổ chức, cơ quan và đăng ký với nhà cung cấp dịch vụ để xác thực tên hiệu, địa chỉ trang mạng, đầu mối liên hệ khi tham gia, sử dụng MXH.

Các cá nhân, tổ chức khi tham gia cần thực hiện biện pháp tự quản lý, bảo mật tài khoản MXH. Bên cạnh đó, tổ chức, cá nhân phải chia sẻ những thông tin có nguồn chính thống, đáng tin cậy; có các hành vi, ứng xử phù hợp với những giá trị đạo đức, văn hóa, truyền thống của dân tộc Việt Nam, không sử dụng từ ngữ gây thù hận, kích động bạo lực, phân biệt vùng miền, giới tính, tôn giáo.

Người tham gia MXH không đăng tải những nội dung vi phạm pháp luật, các thông tin xúc phạm danh dự, nhân phẩm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân khác; sử dụng ngôn ngữ phản cảm, vi phạm thuần phong mỹ tục; tung tin giả, tin sai sự thật; quảng cáo, kinh doanh dịch vụ trái phép… gây bức xúc trong dư luận xã hội, ảnh hưởng đến trật tự, an toàn xã hội…

Đưa thông tin lên MXH phải theo quy định cơ quan

Bên cạnh việc thực hiện các nội dung quy định quy tắc ứng xử cho tổ chức, cá nhân, các cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong cơ quan nhà nước còn phải thực hiện nội quy của cơ quan, tổ chức về việc cung cấp thông tin lên MXH.

Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong cơ quan nhà nước cũng có trách nhiệm thông báo tới cơ quan chủ quản để kịp thời có hướng xử lý, trả lời, giải quyết khi có những ý kiến, thông tin trái chiều, thông tin vi phạm pháp luật có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, lĩnh vực quản lý.

Bộ quy tắc xử trên MXH còn hướng dẫn cụ thể về ứng xử của cơ quan nhà nước và các nhà cung cấp dịch vụ MXH. Trong đó, các nhà cung cấp dịch vụ MXH được yêu cầu phải tôn trọng quyền được bảo vệ thông tin của người sử dụng, không thu thập thông tin cá nhân và cung cấp thông tin của người sử dụng dịch vụ cho bên thứ ba khi chưa được phép của chủ thể thông tin.

(Nguồn: Báo Quảng Trị)

Bộ Thông tin-Truyền thông ban hành Bộ Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội

PV |

Bộ Quy tắc hướng đến xây dựng chuẩn mực đạo đức về hành vi ứng xử trên mạng xã hội, giáo dục ý thức, tạo thói quen tích cực.

Việt Nam đề nghị sớm hoàn tất Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông

Thanh Mai |

Lãnh đạo Bộ Quốc phòng Việt Nam nói. cho rằng "làm được điều này, sẽ khẳng định rằng chúng ta là những nhà lãnh đạo quốc phòng vì hòa bình".

Thừa Thiên Huế ban hành Bộ quy tắc ứng xử văn minh du lịch

PV |

Sở Du lịch Thừa Thiên-Huế vừa cho ra mắt Bộ Quy tắc ứng xử văn minh du lịch trong trạng thái bình thường mới. Đây là những quy định mang tính chuẩn mực, dễ nhớ nhằm định hướng hành vi, thái độ, thói quen, cách thức ứng xử văn minh của tổ chức và cá nhân khi tham gia các hoạt động du lịch tại tỉnh Thừa Thiên-Huế.

Gìn giữ truyền thống văn hóa ứng xử trong gia đình

Thanh Lê |

Văn hóa ứng xử trong gia đình là nét đẹp truyền thống của dân tộc, chính nét đẹp ấy đã hình thành nên nhiều giá trị văn hóa mang tính truyền thống trong gia đình Việt, đó là sự hòa thuận, thủy chung, nghĩa tình, chia sẻ, tấm lòng hiếu nghĩa đối với ông bà, cha mẹ… Qua đó, góp phần xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc.