Tăng cường quản lý, bảo vệ động vật hoang dã

Thu Hạ |

Nhận thức rõ vai trò của đa dạng sinh học đối với bảo vệ môi trường sinh thái, thời gian qua, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Trị đã triển khai nhiều biện pháp bảo vệ động vật hoang dã cũng như góp phần kéo giảm số vụ vi phạm tàng trữ, buôn bán, vận chuyển động vật hoang dã trái phép.

Trên thế giới có khoảng 15 triệu loài sinh vật, mỗi loài đều nằm trong một mắt xích hoặc nhiều mắt xích quan trọng của chuỗi thức ăn tự nhiên. Sự biến mất của một loài sẽ dẫn đến sự thay đổi toàn bộ cấu trúc đã diễn ra theo quy luật tự nhiên. Một số loài chủ chốt trong thế giới tự nhiên biến mất cũng đồng nghĩa với nguy cơ biến mất của những loài lân cận. Vì thế, bảo vệ động vật hoang dã cũng là bảo vệ sự đa dạng về loài, cá thể trong loài và cũng chính là bảo vệ môi trường sinh thái.

Tổ chức thả động vật hoang dã về với môi trường tự nhiên - Ảnh: H.T
Tổ chức thả động vật hoang dã về với môi trường tự nhiên - Ảnh: H.T

Trong Chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 mới được Chính phủ ban hành có đề ra mục tiêu cần phải bảo tồn hiệu quả các loài hoang dã, đặc biệt là loài nguy cấp, quý hiếm. Trong đó, chiến lược đặt ra những chỉ tiêu rất cụ thể như đến năm 2030 phải cải thiện được tình hình của tối thiểu 10 loài đang bị đe dọa, không có thêm loài nguy cấp nào bị tuyệt chủng…

Thời gian qua, công tác quản lý, bảo vệ động vật hoang dã trên địa bàn tỉnh đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Tình hình vi phạm về mua bán, vận chuyển, săn bắn, bẫy bắt động vật hoang dã đã giảm rõ rệt. Trên địa bàn tỉnh thời gian gần đây xuất hiện nhiều loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm đến trú ngụ như: rùa biển xuất hiện ở vùng biển các xã ven biển, bò tót xuất hiện ở Khu bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hóa, bồ nông xuất hiện tại thị trấn Cửa Việt, huyện Gio Linh...

Các loài chim hoang dã đã về trú ngụ trong các vườn cây, công viên ở các vùng nông thôn cũng như đô thị, đặc biệt là ngay tại TP. Đông Hà - trung tâm tỉnh lỵ xuất hiện đàn cò nhạn lên đến hàng trăm con và nhiều loài chim về trú ngụ tạo nên một hình ảnh về môi trường sống đầy thân thiện.

Tuy nhiên, ở một số địa phương vẫn còn có hộ dân nuôi nhốt động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm làm cảnh chưa đăng ký với cơ quan chức năng và việc gây nuôi động vật hoang dã chưa đúng quy định; tình trạng săn bắt, buôn bán, vận chuyển, nuôi nhốt, chế biến... mẫu vật các loài động vật hoang dã trái phép vẫn còn xảy ra. Nhằm thực hiện tốt công tác quản lý, bảo vệ, bảo tồn và đấu tranh, ngăn chặn có hiệu quả các hành vi vi phạm săn bắt, buôn bán, vận chuyển trái phép các loài động vật hoang dã, đặc biệt các sản phẩm động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm theo đúng các quy định của pháp luật Việt Nam và Công ước quốc tế về buôn bán các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp (Công ước CITES), UBND tỉnh đã ban hành chỉ thị về việc tăng cường công tác quản lý, bảo vệ động vật hoang dã trên địa bàn tỉnh. Theo đó, đã xác định rõ bảo vệ động vật hoang dã, nguy cấp, quý, hiếm là một việc quan trọng trong nhiệm vụ bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ tính đa dạng sinh học và bảo vệ môi trường nói chung đang được thế giới và Việt Nam đặc biệt quan tâm.

Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh và Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh, hằng năm, lực lượng kiểm lâm tỉnh đã lập kế hoạch, phối hợp với các ban quản lý rừng, chính quyền địa phương tổ chức các đợt tuần tra rừng, để đấu tranh, ngăn chặn các hoạt động làm xâm hại, ảnh hưởng đến rừng và đa dạng sinh học.

Nhiều vụ mua bán vận chuyển động vật hoang dã cũng đã bị phát hiện, xử lý. Qua đó, đã phát hiện và xử lý nhiều đối tượng săn bắt động vật hoang dã, nhiều bẫy động vật được tháo dỡ, rừng và các loài động vật đã được sống an toàn hơn. Bên cạnh đó, tăng cường công tác tuyên truyền, vận động người dân tham gia bảo tồn đa dạng sinh học, nhất là đối với đồng bào dân tộc thiểu số, vùng người dân sống gần rừng...

Công tác vận động tuyên truyền ngày càng thấm sâu và đã có sức lan tỏa trong quần chúng nhân dân. Đặc biệt, nhiều cá nhân, hộ gia đình đã tự nguyện giao nộp các cá thể động vật đang được nuôi nhốt tại nhà cho lực lượng kiểm lâm để thả về môi trường tự nhiên, góp phần quan trọng bảo vệ các loài động vật hoang dã đang gặp nguy hiểm.

Cùng với đó, các khu bảo tồn cũng triển khai nhiều hoạt động nhằm bảo vệ các loài động, thực vật có trong khu bảo tồn, đặc biệt là các loài thuộc danh mục loài nguy cấp, quý hiếm; đồng thời, tổ chức nhiều đợt điều tra đa dạng sinh học thuộc nhiều chương trình, dự án khác nhau và đã đạt được một số kết quả đáng ghi nhận.

Nhờ những nỗ lực trên, tỉnh đã hạn chế nạn khai thác, buôn bán, săn bắt, tiêu thụ trái phép động vật hoang dã, bảo đảm dịch vụ hệ sinh thái rừng bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu. Việc triển khai một số dự án bảo tồn đa dạng sinh học đã góp phần hỗ trợ sinh kế cho cộng đồng địa phương thông qua các dịch vụ của hệ sinh thái và chi trả dịch vụ môi trường rừng.

Cùng với việc xây dựng các hệ thống rừng đặc dụng cũng giúp bảo vệ rừng tự nhiên còn lại của Quảng Trị, bảo tồn đa dạng sinh học và rừng phòng hộ đầu nguồn, tạo ra nơi cư trú an toàn cho các loài hoang dã. Nhiều chương trình tuyên truyền trong cộng đồng dân cư, thôn bản, trường học đã giúp người dân địa phương nhận thức rõ hơn tầm quan trọng của công tác bảo vệ rừng và ký cam kết không buôn bán động vật hoang dã.

Tuy nhiên, công tác bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ các loài động vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm là một việc làm lâu dài, đòi hỏi sự tham gia tích cực của nhiều cơ quan, ban, ngành, đặc biệt là cộng đồng dân cư, vì vậy, trong thời gian tới, các sở, ngành và chính quyền địa phương cần tích cực tuyên truyền, vận động người dân về Luật Đa dạng sinh học, bảo vệ rừng, không buôn bán, tiêu thụ động vật hoang dã; tăng cường năng lực cho cơ quan thực thi pháp luật về đa dạng sinh học, quản lý chặt chẽ các hoạt động gây nuôi động vật hoang dã; đổi mới cơ chế quản lý bảo tồn đa dạng sinh học theo hướng đồng quản lý với cộng đồng dân cư và chia sẻ lợi ích.

Đồng thời, tăng nguồn thu từ khai thác giá trị đa dạng sinh học để đầu tư trở lại cho công tác bảo tồn. Ngoài ra, cần có sự quan tâm, giúp đỡ của các bộ, ngành, sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế, đơn vị nghiên cứu về bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ và phát triển rừng bền vững trên địa bàn tỉnh.

(Nguồn: Báo Quảng Trị)

TAGS

Khuyến cáo người dân phòng lây nhiễm bệnh đậu mùa khỉ ở động vật

Bích Hồng |

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhấn mạnh đậu mùa khỉ là bệnh truyền nhiễm rất nguy hiểm có thể lây truyền giữa người và các loài động vật linh trưởng, loài gặm nhấm nhỏ và chó nhà.

Yêu cầu đối với động vật đưa vào giết mổ từ ngày 30/10/2022

T.L |

 

Thông tư 10/2022/TT-BNNPTNT sửa đổi Thông tư 09/2016/TT-BNNPTNT quy định về kiểm soát giết mổ và kiểm tra vệ sinh thú y do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành 14/9/2022. Trong đó, yêu cầu đối với động vật đưa vào giết mổ được sửa đổi như sau:

Phát hiện xe khách chở sản phẩm động vật không rõ nguồn gốc xuất xứ

Trần Tuyền |

Vào lúc 9 giờ 30 phút hôm nay 26/9, tại Km 36, xã Hướng Hiệp, huyện Đakrông, Phòng Cảnh sát Phòng chống tội phạm về môi trường, Trạm Cảnh sát giao thông Đakrông, Công an tỉnh Quảng Trị phối hợp dừng ô tô khách mang BKS Lào do ông Trần Công Minh (sinh năm 1969), trú tại thị trấn Phú Lộc, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế điều khiển để kiểm tra.

Hệ lụy từ hành vi buôn bán động vật hoang dã

Hoài Nam |

Còn nhớ trong một phiên tòa xét xử vụ “Vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm”, khi tòa tuyên án 4 năm tù, người thân của bị cáo òa khóc: “Chỉ là 4 con tê tê thôi, sao lại quý hơn so với sự tự do của con người?”. Hẳn với suy nghĩ đó, nên khi đồng ý mua tê tê về thành phố bán kiếm lời, bị cáo - một phụ nữ với gánh nặng gia đình chồng chất - không nghĩ đến việc phải trả giá bằng bản án 4 năm tù giam. Không riêng gì bị cáo trong vụ án này mà không ít người dân ở vùng miền núi vẫn còn nặng thói quen: “chim trời cá nước, ai bắt được nấy ăn”…, dẫn đến hành vi săn bắt, buôn bán động vật nguy cấp, quý, hiếm thường xuyên xảy ra.