Thay đổi nhận thức, xóa bỏ hủ tục ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Lệ Như |

Xác định hủ tục, phong tục, tập quán lạc hậu là một trong những nguyên nhân tác động, ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển KT-XH và đời sống của Nhân dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), thời gian qua, tỉnh Quảng Trị đã chủ động triển khai nhiều giải pháp hiệu quả, trong đó chú trọng công tác tuyên truyền, góp phần thay đổi nhận thức, từng bước xóa bỏ các hủ tục lạ hậu, xây dựng nếp sống văn minh trong vùng đồng bào DTTS.


Tính đến ngày 1/1/2024, toàn tỉnh có 21.960 hộ, 97.071 khẩu người DTTS, chiếm tỉ lệ 14% dân số toàn tỉnh với 2 cộng đồng dân tộc chủ yếu là Bru-Vân Kiều và Pa Kô. Đồng bào DTTS sinh sống trên địa bàn tỉnh có lịch sử lâu đời, sống quần tụ theo thôn bản ở miền núi và dựa vào sản xuất nông nghiệp.

Do vậy, mỗi dân tộc đều có những nét văn hoá, truyền thống từ ngôn ngữ, trang phục, tập quán sinh sống...tạo nên bản sắc riêng, trong đó có những phong tục, tập quán thể hiện bản sắc văn hóa dân tộc cần được bảo tồn và phát huy.

Hội LHPN tỉnh tổ chức truyền thông xây dựng môi trường an toàn cho phụ nữ và trẻ em tại xã Tà Long, huyện Đakrông -Ảnh: L.N
Hội LHPN tỉnh tổ chức truyền thông xây dựng môi trường an toàn cho phụ nữ và trẻ em tại xã Tà Long, huyện Đakrông -Ảnh: L.N

Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại một số hủ tục, phong tục, tập quán lạc hậu, ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển KT-XH và đời sống của Nhân dân. Có thể kể đến đó là tnh trng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống và nhiều hủ tục lạc hậu khác...

Trước thực tế đó, để góp phần thay đổi nhận thức, xóa bỏ một số hủ tục lạc hậu, tỉnh đã quan tâm triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, hiệu quả.

Phó trưởng Ban Dân tộc tỉnh Quảng Trị Hồ Thị Minh cho biết: “Trên phương diện quản lý nhà nước về công tác dân tộc, thời gian qua, Ban Dân tộc tỉnh đ tích cực phối hợp với các sở, ban, ngành, đoàn thể, đơn vị, địa phương triển khai nhiều hoạt động truyền thông phòng, chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống với nội dung và hình thức phong phú.

Đối với cộng đồng, Ban đã đổi mới phương pháp tuyên truyền, giáo dục về hôn nhân và gia đình; chú trọng lựa chọn nội dung có trọng tâm, biên soạn tài liệu ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ, sát với thực tiễn và nhận thức của đồng bào...

Đồng thời tổ chức thành lập các mô hình “Can thiệp giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống” tại thôn, bản. Thực hiện tập huấn kỹ năng tuyên truyền cho nhóm nòng cốt (30 người/xã), sau đó nhóm thực hiện truyền thông đến với cộng đồng. Phát huy vai trò của đội ngũ cán bộ người DTTS, già làng, trưởng bản, trưởng dòng họ, người uy tín trong công tác tuyên truyền, vận động.

Đối với nhà trường, công tác truyền thông cho học sinh về phòng chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống được chú trọng bằng cách trò chuyện trực tiếp với các em hoặc phát tin, bài qua loa phóng thanh, qua các cuộc thi tìm hiểu kiến thức, qua các buổi chào cờ, sinh hoạt lớp, sinh hoạt câu lạc bộ, sinh hoạt Đoàn...

Mời những người có uy tín như già làng, trưởng bản nói chuyện với học sinh về phòng chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống, đồng thời kêu gọi các em tích cực tham gia vào hoạt động này. Khuyến khích học sinh chia sẻ thông tin với những người trợ giúp nếu các em có nguy cơ trở thành đối tượng của tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống”.

Hội LHPN tỉnh tổ chức chiến dịch truyền thông phòng chống tảo hôn tại xã Tà Long, huyện Đakrông -Ảnh: L.N
Hội LHPN tỉnh tổ chức chiến dịch truyền thông phòng chống tảo hôn tại xã Tà Long, huyện Đakrông -Ảnh: L.N

Trong khuôn khổ Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ trẻ em” thuộc Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Dự án 8), Hội LHPN tỉnh đã đẩy mạnh thực hiện các hoạt động tuyên truyền, vận động thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” góp phần xóa bỏ các định kiến và khuôn mẫu giới trong gia đình và cộng đồng, những tập tục văn hóa có hại và một số vấn đề xã hội cấp thiết cho phụ nữ và trẻ em.

Cùng với hoạt động tập huấn, đến nay, các cấp hội phụ nữ trong tỉnh đã nhân rộng thành lập 113 mô hình “Tổ truyền thông cộng đồng” tại các thôn ở nhiều xã miền núi với gần 1.000 thành viên là những người cốt cán trong thôn.

Sau khi đi vào hoạt động, thành viên của các tổ truyền thông đã phát huy vai trò nòng cốt, tiên phong trong tuyên tuyền, vận động người dân địa phương thay đổi nếp nghĩ, cách làm, góp phần xóa bỏ những tập tục có hại, xóa bỏ các định kiến và khuôn mẫu giới trong gia đình và cộng đồng, tập trung vào các vấn đề nổi cộm tại từng địa phương như tảo hôn, bạo lực gia đình, bình đẳng giới...

Cùng với đó, việc thực hiện các chiến dịch truyền thông xóa bỏ định kiến và khuôn mẫu giới, những tập tục có hại, một số vấn đề cấp thiết cho phụ nữ và trẻ em; xây dựng môi trường sống an toàn cho phụ nữ và trẻ em cũng được hội phụ nữ các cấp đẩy mạnh thực hiện.

Hàng chục chiến dịch truyền thông về bình đẳng giới, phòng, chống bạo lực gia đình, xây dựng môi trường an toàn cho phụ nữ và trẻ em quy mô cấp huyện và cụm xã đã được tổ chức, thu hút hơn 2.000 người tham gia.

Việc xây dựng, thành lập các mô hình can thiệp tại cộng đồng như “Tổ truyền thông cộng đồng”, “Địa chỉ tin cậy”, “Câu lạc bộ thủ lĩnh của sự thay đổi” và các hoạt động truyền thông tại cộng đồng đã nhận được sự phối hợp hỗ trợ của các cấp ủy, chính quyền, các ban ngành địa phương và sự đón nhận, tham gia của người dân.

Bước đầu các mô hình đã đi vào hoạt động, góp phần nâng cao nhận thức, nếp nghĩ, cách làm của cán bộ, hội viên, người dân vùng đồng bào DTTS trong phòng, chống bạo lực gia đình, phòng chống bạo lực trên cơ sở giới, trong công tác bình đẳng giới và tham gia giải quyết các vấn đề cấp thiết liên quan đến phụ nữ và trẻ em...

Phụ nữ xã Thanh, huyện Hướng Hóa tham gia đối thoại chính sách -Ảnh: L.N
Phụ nữ xã Thanh, huyện Hướng Hóa tham gia đối thoại chính sách -Ảnh: L.N


Nhờ chú trọng đẩy mạnh công tác tuyên truyền nên tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trên địa bàn tỉnh thi gian qua đ giảm đáng kể, nhận thức của người dân v to hôn v hôn nhân cận huyết thống đ có nhng chuyển biến tích cực.

Số vụ tảo hôn hằng năm giảm, đạt cao hơn mục tiêu yêu cầu của chương trình, đề án và không còn tình trạng hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số. Một số cách làm hay, hiệu quả đã được duy trì và lan tỏa trong cộng đồng, góp phần nâng cao nhận thức cho người dân vùng đồng bào DTTS về những hệ lụy của tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống.

Theo Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2021-2025, tỉnh sẽ giảm bình quân 2-3%/năm số cặp tảo hôn đối với các địa bàn DTTS có tỉ lệ tảo hôn cao, đến nay cơ bản các thôn, xã vùng đồng bào DTTS đã không còn tình trạng hôn nhân cận huyết thống.

Đến năm 2025, phấn đấu ngăn chặn, hạn chế tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS và miền núi. Để đạt và vượt mục tiêu này, trong thời gian tới, tỉnh sẽ tiếp tục tổ chức các hoạt động tuyên truyền, vận động, tư vấn để nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của đồng bào DTTS trong hôn nhân.

Đồng thời biên soạn, cung cấp thông tin, tài liệu, sản phẩm tuyên truyền về hôn nhân và ngăn ngừa tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống; tăng cường hợp tác, tranh thủ hỗ trợ kỹ thuật và tài trợ từ các tổ chức quốc tế và các tổ chức xã hội để bổ sung nguồn lực cho công tác chống tảo hôn.

(Nguồn: Báo Quảng Trị)

Người phụ nữ ở Phú Thọ được lấy ra 172 viên sỏi trong túi mật sau cơn đau vùng bụng

Nam An |

Thấy đau bụng, người phụ nữ tự ý uống thuốc nhưng không đỡ mà tình trạng đau ngày càng tăng nên gia đình đã đưa tới tới TTYT thăm khám.

Khởi nghiệp để nâng cao vai trò, vị thế phụ nữ

Thu Hạ |

Thực hiện Đề án “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp, giai đoạn 2017-2025” theo Quyết định số 939/QĐTTg, ngày 30/6/2017 của Thủ tướng Chính phủ (gọi tắt là Đề án 939), các cấp hội phụ nữ tỉnh Quảng Trị đã tích cực, chủ động tham mưu cấp ủy, chính quyền địa phương tổ chức triển khai thực hiện, tạo điều kiện cho chị em khởi nghiệp, phát triển kinh doanh, góp phần ổn định kinh tế gia đình, nâng cao thu nhập, chất lượng cuộc sống.

Phụ nữ Công an Quảng Trị tích cực tham gia phong trào thi đua

Diệu Thúy |

Thời gian qua, phụ nữ Công an tỉnh Quảng Trị tích cực hưởng ứng các phong trào thi đua, trong đó có phong trào “Phụ nữ công an bản lĩnh, nhân văn, kỷ cương, trách nhiệm, vì an ninh Tổ quốc, vì hạnh phúc gia đình”. Phong trào thi đua này đã góp phần xây dựng hình ảnh người phụ nữ Công an Quảng Trị “giỏi việc nước, đảm việc nhà”, tạo động lực cho cán bộ, hội viên phụ nữ tích cực phấn đấu, phát huy vai trò tiên phong, gương mẫu, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao.

Chi hội trưởng phụ nữ năng động, nhạy bén

Trúc Phương |

Ở xã Tà Rụt, huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị, chị Hồ Thị Hạnh (sinh năm 1995) được biết đến là một trong những chi hội trưởng phụ nữ năng động, luôn hết lòng với chị em hội viên. Không những thế, bằng sự nhạy bén, chị đã mở ra một hướng phát triển kinh tế mới trên quê hương vùng cao còn nhiều khó khăn của mình.