Thúc đẩy vai trò của thanh niên trong truyền thông môi trường

PV |

Ngày 21/6, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu con người (Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam) phối hợp với Viện Môi trường Stockholm khu vực châu Á tổ chức Hội thảo khoa học “Vai trò của thanh niên trong truyền thông về môi trường: Kinh nghiệm từ khu vực Mekong” với hai hình thức trực tiếp kết hợp với trực tuyến.

Phát biểu khai mạc Hội thảo, Phó Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Thị Hoài Lê, Viện trưởng Viện Nghiên cứu con người cho biết, khu vực Mekong hiện đang phải đối mặt với nhiều vấn đề môi trường như: Ô nhiễm không khí và nước, phá rừng, xói mòn đất, khai thác quá mức tài nguyên ven biển, hệ sinh thái và suy thoái đa dạng sinh học, ô nhiễm từ rác thải sinh hoạt... Những thách thức về môi trường này cùng với biến đổi khí hậu và nước biển dâng đang làm xói mòn tính bền vững của môi trường, phát triển kinh tế - xã hội của khu vực. Truyền thông về các vấn đề môi trường là một cách thiết thực để nâng cao nhận thức của thanh niên và có thể dẫn đến thay đổi chính sách về môi trường. Các chuyên gia trẻ tuổi có thể đưa ra những quan điểm mới mẻ và hiểu biết sáng tạo, từ đó tăng cường các nỗ lực truyền thông về môi trường.

 
Chính vì vậy, Hội thảo này là dịp để cho các nhà nghiên cứu trẻ của Viện Nghiên cứu Con người nói riêng và của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam nói chung cũng như các nhà khoa học đến từ các tổ chức khác có thể chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm của mình; đồng thời tiếp thu quan điểm của đồng nghiệp quốc tế để có cái nhìn toàn diện, đa chiều hơn.

Nhấn mạnh về vai trò của thanh niên trong việc giảm thiểu ô nhiễm không khí, Tiến sỹ Phạm Thị Hồng Phương, Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội cho rằng, năng lượng và sự nhiệt huyết mạnh của thanh niên đã tạo động lực, cam kết để tham gia vào các hoạt động giảm thiểu ô nhiễm không khí. Thanh niên sử dụng công nghệ và truyền thông xã hội thành thạo để truyền tải thông điệp về ô nhiễm không khí và tạo ra tác động lớn đến cộng đồng thông qua việc sử dụng các nền tảng trực tuyến.

Ngoài ra, thanh niên có cơ hội để tận dụng việc tăng cường nhận thức về ô nhiễm không khí, tham gia tích cực vào các hoạt động giảm thiểu ô nhiễm không khí. Công nghệ và sự sáng tạo cũng được thanh niên áp dụng để phát triển các giải pháp mới và hiệu quả. Tuy vậy, thanh niên vẫn còn một số hạn chế như: Thiếu kinh nghiệm và kiến thức về ô nhiễm không khí, các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm không khí. Việc học hỏi, nắm vững thông tin cũng là thách thức đối với một số thanh niên. Thanh niên có thể gặp khó khăn trong việc thực hiện các dự án, hoạt động giảm thiểu ô nhiễm không khí do tài chính hạn chế. Điều này cũng hạn chế phạm vi và hiệu quả của các hoạt động truyền thông về môi trường.

Để thúc đẩy thanh niên tham gia các hoạt động giảm thiểu ô nhiễm không khí, Tiến sỹ Phạm Thị Hồng Phương đề xuất, thanh niên cần có những hành động cụ thể như: Truyền thông nâng cao nhận thức; sử dụng giao thông công cộng hoặc phương tiện không gây ô nhiễm; tham gia vào các hoạt động xanh (Vườn ươm cây xanh; làm vệ sinh môi trường; tham gia vào các dự án bảo vệ môi trường). Thanh niên cần tích cực tham gia vào các hoạt động chính trị, tạo áp lực để Chính phủ và các cơ quan có liên quan đưa ra các biện pháp hợp lý nhằm giảm ô nhiễm không khí như: Áp dụng các quy định nghiêm ngặt về tiêu chuẩn khí thải xe cộ hay tăng cường sử dụng năng lượng tái tạo; khuyến khích sử dụng năng lượng sạch...

Tại Hội thảo, các nhà nghiên cứu trẻ cũng chia sẻ kinh nghiệm, cơ hội và thách thức của họ liên quan đến truyền thông môi trường; nhấn mạnh tăng cường hiệu quả truyền thông về môi trường, khuyến khích, động viên tinh thần giới trẻ tham gia hoạt động truyền thông về bảo vệ môi trường; khai phóng những sáng kiến hiệu quả hơn; cơ hội kết nối mạng lưới cho các chuyên gia trẻ có quan tâm đến truyền thông môi trường.

(Nguồn: Ngày nay)

TAGS

Phân loại rác tại nhà: Hành động nhỏ, tác động lớn đến môi trường

PV |

Ngày 16/06, Unilever Việt Nam và Ủy Ban Nhân Dân Quận 7 (TP. HCM) đã tổ chức ngày hội thí điểm “Tách nhựa để Tái chế”, chính thức khởi động chương trình hợp tác mang mô hình Kinh tế Tuần hoàn vào đời sống.

Lễ Mít tinh hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới 5/6 năm 2023 và Phát động xây dựng mô hình bảo vệ môi trường trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2023-2025

Đức Việt |

Sáng nay 3/6, tại Công viên 19/3, Thị trấn Diên Sanh, Sở Tài nguyên và Môi trường Quảng Trị phối hợp với UBND huyện Hải Lăng tổ chức Lễ Mít tinh hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới 5/6 và Phát động xây dựng mô hình bảo vệ môi trường trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2023-2025. 

Thủ tướng trao Quyết định bổ nhiệm Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường

PV |

Ngày 25/5, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ công bố và trao Quyết định của Chủ tịch nước bổ nhiệm Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cho ông Đặng Quốc Khánh.

Đảm bảo an toàn cho trẻ trong môi trường nước

Hoài Nhung |

Tai nạn đuối nước ở trẻ em thường xảy ra vào dịp hè và mùa mưa lũ. Nguyên nhân chủ yếu do sự bất cẩn của người lớn, môi trường sống xung quanh của trẻ không an toàn; do trẻ không biết bơi; chưa biết các kỹ năng, kiến thức về sự an toàn khi tắm biển, sông, hồ. Vì thế, cần có nhiều sự quan tâm hơn nữa đến trẻ em, nhất là tổ chức các hoạt động dạy bơi, dạy kỹ năng phòng, chống đuối nước; phát triển phong trào tập luyện bơi… nhằm giảm tai nạn đuối nước ở trẻ em.