Vì sao ngày càng nhiều trẻ em Việt Nam bị trầm cảm?

Thanh Mai |

Dấu hiệu sớm ở trẻ mắc trầm cảm là rối loạn giấc ngủ, mất ngủ triền miên, luôn rơi vào trạng thái lo âu.

Trầm cảm là một bệnh lý nguy hiểm, không chỉ xảy ra ở người lớn, mà còn gặp ở trẻ em. Tiến sĩ Ngô Anh Vinh, Khoa Sức khỏe vị thành niên cho biết, nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, bệnh trầm cảm sẽ tiến triển nặng, khiến trẻ mệt mỏi, buồn chán, bi quan, tiêu cực hơn là có ý nghĩ muốn tự tử, vì không còn cảm thấy hứng thú trong cuộc sống. Ngay tại bệnh viện, các bác sĩ đều phải giám sát chặt việc sử dụng các thuốc hướng thần. 

Ảnh: Xuân Lộc
Ảnh: Xuân Lộc

Đa phần trầm cảm cũng được xem là bệnh của xã hội hiện đại vì thường xuất hiện ở những đứa trẻ có gia đình không hạnh phúc, bố mẹ ly hôn, thiếu sự quan tâm, chăm sóc của gia đình, cha mẹ, hoặc do áp lực của việc học tập, rồi trẻ bị nghiện trò chơi điện tử (games), mạng xã hội…

Bác sĩ Trần Thị Hồng Thu, Phó Giám đốc Bệnh viện Tâm thần ban ngày Mai Hương cho biết, bệnh viện đã điều trị cho một bé trai 12 tuổi (ở Hà Nội) do đợt nghỉ dịch chơi nhiều game quá nên bị trầm cảm. 

Theo báo cáo của Viện Sức khỏe tâm thần (Bệnh viện Bạch Mai), mỗi năm Việt Nam có hơn 40.000 người tự tử do trầm cảm. Ở lứa tuổi học sinh, sinh viên, tỷ lệ mắc bệnh trầm cảm cao hơn so với nhóm quần thể chung từ 4% đến 6%.

Theo báo cáo của Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) tại Việt Nam, tỷ lệ mắc các vấn đề sức khỏe tâm thần chung ở nước ta là từ 8% đến 29% đối với trẻ em và vị thành niên. Một khảo sát dịch tễ học được thực hiện tại 10 tỉnh, thành phố của nước ta cho thấy, mức trung bình các vấn đề sức khỏe tâm thần trẻ em cũng vào khoảng 12%, tương đương với hơn 3 triệu trẻ em có nhu cầu về các dịch vụ sức khỏe tâm thần. 

Tiến sĩ Ngô Anh Vinh, Khoa Sức khỏe vị thành niên (Bệnh viện Nhi trung ương), dấu hiệu đầu tiên của trầm cảm là mất ngủ, lúc này cha mẹ cần lắng nghe, chia sẻ và tìm hiểu nguyên nhân gây ra tình trạng này để tìm cách xử lý. Đầu tiên, chamẹ nên chia sẻ, động viên con tham gia các hoạt động cộng đồng và chơi cùng con.

Bác sĩ Trần Quyết Thắng, Phó Giám đốc Bệnh viện Tâm thần Hà Nội cho biết trẻ em ở tuổi học đường - lứa tuổi đang phát triển tâm sinh lý, nên rất nhạy cảm với những tác động xung quanh, dễ bị ảnh hưởng bởi những áp lực, suy nghĩ, lối sống tiêu cực dẫn đến tâm lý bi quan, chán nản, thậm chí là ý nghĩ tự sát. 

Cha mẹ nên chơi cùng con, lắng nghe, chia sẻ và nắm bắt tâm lý trẻ m hạn chế trẻ sử dụng thiết bị điện tử thông minh. Nếu thấy con có dấu hiệu mất ngủ, lo âu, mệt mỏi, kém tập trung… kéo dài từ 2 tuần trở lên, cần phải đưa con đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để được khám, tư vấn và hỗ trợ kịp thời.

(Nguồn: Phụ nữ mới)

TAGS

Đề xuất xây dựng bệnh viện quốc tế gần 500 tỷ tại Quảng Trị

An Phong |

Ngày 30/10/2020, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Hoàng Nam đã chủ trì cuộc họp để nghe Công ty cổ phần Xây dựng năng lượng MCD Việt Nam báo cáo đề xuất xây dựng Bệnh viện Quốc tế Đồng Quang (Chuyên khoa tim mạch, chấn thương – chỉnh hình, sản, nhi); dự án khu đô thị Đồng Quang (khu nhà ở kết hợp thương mại dịch vụ). 

Xót xa hai anh em ruột bị bệnh hiểm nghèo

Tú Linh |

Gia đình anh Lê Lâm (27 tuổi) và chị Vũ Thị Hiếu (21 tuổi), ở tại khu phố Hữu Nghị, thị trấn Hồ Xá, huyện Vĩnh Linh (Quảng Trị) đang lâm vào tình cảnh quá thương tâm. Anh chị có con trai Tuấn Anh sinh năm 2017 và con gái Tú Uyên sinh năm 2019, cả hai cháu đều đang mắc bệnh hiểm nghèo.

Thi 9 - 10 điểm/môn vẫn trượt, không trầm cảm cũng sốc

Lê Thanh Phong |

Thi đạt điểm 8 - 9/môn vẫn trượt đại học, với những ngành có điểm chuẩn cao từ 28 - 30, nhiều thí sinh đạt 10 điểm/môn vẫn trượt đại học nguyện vọng 1. Học giỏi đến vậy vẫn thi trượt, không trầm cảm cũng sốc.

Trầm cảm - căn bệnh nguy hiểm thứ hai sau tim mạch

Thục San |

Theo BS Nguyễn Mạnh Hoàn, Phó Giám đốc Bệnh viện Tâm thần ban ngày Mai Hương, trầm cảm là căn bệnh nguy hiểm, đứng thứ hai sau tim mạch. Sự mặc cảm và kỳ thị cũng như nhận thức về bệnh còn chưa tốt làm cho người bệnh không được khám, điều trị đúng và kịp thời.