Đảm bảo an ninh trật tự tại cơ sở góp phần xây dựng nông thôn mới

Thanh Lê |

Trong thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM), bênc ạnh các tiêu chí về hạ tầng, kinh tế và văn hóa, việc giữ vững an ninh trật ự (ANTT) tại cơ sở đóng vai trò nền tảng, tạo môi trường ổn định để phát triển KT-XH nhanh, bền vững. Thời gian qua, các cấp, ngành, địa phương trong tỉnh đã quan tâm tuyên truyền sâu rộng, vận động toàn dân tham gia phòng, chống tội phạm, đẩy lùi các tệnạn xãhội, xây dựng nếp sống văn minh, tiến bộ, góp phần ổn định khu vực nôngt hôn.

 
 Xã nông thôn mới Hải Phú, huyện Hải Lăng - Ảnh: Đ.T
      

Để thực hiện chương trình xây dựng NTM, NTM nâng cao, huyện Hải Lăng đã chỉ đạo thực hiện tốt phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” (ANTQ); Ủy ban MTTQ, các tổ chức thành viên tích cực phối hợp tham gia đảm bảo ANTT. Phong trào “Toàn dân bảo vệ ANTQ” ngày càng được củng cố và phát triển tốt. Qua đó quần chúng nhân dân tham gia các mô hình tự quản về ANTT ở địa phương ngày càng nhiều hơn và có ý thức tốt hơn trong việc phát triển, tố giác và đấu tranh với các loại tội phạm, có nhiều cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc trong phát hiện, vây bắt tội phạm.

Cùng với đó, lực lượng công an đã chủ động nắm tình hình, kịp thời báo cáo, tham mưu Huyện ủy, UBND huyện và phối hợp cấp ủy, chính quyền cơ sở tuyên truyền, vận động ổn định tình hình an ninh nông thôn, nhất là vấn đề tranh chấp đất đai, địa giới hành chính, kiến nghị, phản ánh của Nhân dân trong giải phóng mặt bằng triển khai các dự án kinh tế trọng điểm; tăng cường công tác quản lý về tôn giáo, trật tự xây dựng các công trình có liên quan đến tôn giáo...

Nhờ làm tốt công tác nắm tình hình, tham mưu, giải quyết sớm từ cơ sở nên tình hình an ninh chính trị trên địa bàn giai đoạn từ năm 2022 đến cuối năm 2024 được giữ vững, không để phát sinh, hình thành “điểm nóng” phức tạp về ANTT. Hiện nay toàn huyện có 100 mô hình phòng, chống tội phạm, trong đó có 87 mô hình tại 15 xã góp phần bảo đảm ANTT ở địa bàn nông thôn.

Nhằm đảm bảo ANTT tại cơ sở, huyện Đakrông đã đẩy mạnh công tác xây dựng phong trào “Toàn dân bảo vệ ANTQ” gắn với phong trào “Cả nước chung tay xây dựng NTM”, “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, “Toàn dân đoàn kết xây dựng NTM, đô thị văn minh”, “Dân vận khéo”, “Chung tay vì người nghèo - không để ai bị bỏ lại phía sau”.

Xác định kết quả thực hiện phong trào “Toàn dân bảo vệ ANTQ” là một trong những nội dung, tiêu chí để bình xét công nhận các danh hiệu như gia đình văn hóa, khu dân cư văn hóa, xã đạt chuẩn NTM, đồng thời làm cơ sở xét biểu dương, khen thưởng những cá nhân, tập thể có thành tích trong phong trào, qua đó, đã góp phần nâng cao chất lượng phong trào “Toàn dân bảo vệ ANTQ”, “Cả nước chung tay xây dựng NTM”, “Toàn dân đoàn kết xây dựng NTM, đô thị văn minh”.

Hằng năm có trên 85% khu dân cư, 100% cơ quan, doanh nghiệp, 95% cơ sở giáo dục đạt chuẩn về “An toàn về ANTT”. Đồng thời địa phương cũng làm tốt công tác tuyên truyền, vận động quần chúng nhân dân tham gia công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm và tệ nạn xã hội, xây dựng mô hình đảm bảo kịp thời, đúng đối tượng và tình hình thực tế để phong trào “Toàn dân bảo vệ ANTQ” luôn được phát huy.

Huyện chỉ đạo lực lượng công an tham mưu, xây dựng mới và củng cố, kiện toàn các mô hình trong phong trào “Toàn dân bảo vệ ANTQ” và mô hình dân vận trên địa bàn... Ngoài ra các cơ quan, đoàn thể đã chủ động xây dựng mô hình hay góp phần vận động quần chúng tham gia bảo vệ ANTQ, trật tự an toàn xã hội. Tiêu biểu như các mô hình “Tự quản về ANTT”; “Thắp sáng đường quê”, “Tuyến đường tự quản về ANTT”; “Tổ thanh niên xung kích tuyên truyền pháp luật ở cơ sở”, “Cổng trường an toàn giao thông”, “Tổ công nghệ số cộng đồng”; “Tổ tuyên truyền cộng đồng”, “Địa chỉ tin cậy ở cộng đồng”...

Trong bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng NTM, tiêu chí số 19 về QP-AN tuy không đòi hỏi đầu tư kinh phí lớn nhưng lại có tính quyết định đến sự bền vững của toàn bộ chương trình. Thực tế cho thấy, những xã giữ vững ANTT thường có tốc độ hoàn thành tiêu chí cao hơn, KT-XH phát triển hơn. Thực hiện nội dung ANTT tại cơ sở, thời gian qua, các địa phương trong tỉnh đã làm tốt công tác dự báo, nắm tình hình địa bàn, kịp thời phát hiện, ngăn chặn những dấu hiệu phức tạp.

Thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, nhất là trong công tác kiểm tra, giải quyết khiếu nại tố cáo, kiến nghị cử tri, công tác tiếp công dân, chỉ đạo thực hiện tốt công tác đảm bảo an ninh kinh tế ở địa bàn nông thôn. Công tác bảo đảm trật tự, an toàn xã hội ở địa bàn nông thôn được nâng cao chất lượng, hiệu quả. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về ANTT trên các lĩnh vực, đảm bảo ổn định ANTT trên địa bàn nông thôn.

Đồng thời, các địa phương cũng quan tâm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác xây dựng phong trào “Toàn dân bảo vệ ANTQ” ở địa bàn nông thôn như kiện toàn và thành lập 799 tổ, với 2.451 thành viên bảo vệ ANTT ở cơ sở ở các thôn, bản, tổ dân phố góp phần trong xây dựng phong trào “Toàn dân bảo vệ ANTQ” vững mạnh. Đổi mới nội dung, hình thức, biện pháp công tác xây dựng phong trào “Toàn dân bảo vệ ANTQ” đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ ANTT ở địa bàn nông thôn trong tình hình mới và phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của địa bàn. Tiếp tục đẩy mạnh xây dựng lực lượng công an xã đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới...

Tăng cường củng cố mối quan hệ phối hợp trong việc bảo đảm ANTT ở địa bàn nông thôn. Công an và ban chỉ huy quân sự các xã thực hiện công tác phối hợp chặt chẽ về thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, nhiệm vụ QP-AN ở cơ sở; phối hợp với lực lượng kiểm lâm bảo vệ tài nguyên rừng và phòng, chống cháy rừng; bảo vệ môi trường sinh thái.

Lực lượng công an các xã phát huy vai trò nòng cốt trong phong trào “Toàn dân bảo vệ ANTQ” gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương và gắn với thực hiện phong trào “Quảng Trị chung sức xây dựng NTM”, cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng NTM, đô thị văn minh”...Tính đến cuối năm 2024, toàn tỉnh có 90 xã (chiếm 89,1%) đạt tiêu chí về QP-AN trong chương trình xây dựng NTM.

Nguồn tin: Báo Quảng Trị

Quan tâm chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới

Thanh Lê |

Trong quá trình triển khai chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), tỉnh Quảng Trị luôn chú trọng đổi mới cách làm, trong đó, chuyển đổi số được xem là giải pháp đột phá để nâng cao hiệu quả trong quản lý, điều hành cũng như trong sản xuất, kinh doanh của người dân. Thực tế cho thấy, việc áp dụng các công nghệ số vào đời sống nông thôn không chỉ giúp giảm chi phí sản xuất, tăng hiệu quả kinh tế mà còn mở ra cơ hội tiếp cận thị trường mới, nâng cao chất lượng các sản phẩm nông nghiệp, đặc biệt là sản phẩm OCOP. Qua đó, góp phần xây dựng NTM theo hướng thông minh, hiện đại, bền vững.

Phát huy vai trò kinh tế tập thể trong xây dựng nông thôn mới

Thiện Long |

Kinh tế tập thể (KTTT) đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc cơ cấu lại sản xuất, thúc đẩy sản xuất hàng hóa phát triển. KTTT nếu phát triển đúng hướng, sẽ là một yếu tố và động lực cơ bản để đổi mới tư duy, nâng cao trình độ sản xuất trên mọi phương diện cho nông dân, tạo nền tảng thúc đẩy quá trình xây dựng nông thôn mới (NTM).

Hiệu quả công tác tuyên truyền trong xây dựng nông thôn mới ở xã Hải Lệ

Minh Anh |

Sau khi được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (NTM), UBND xã Hải Lệ, thị xã Quảng Trị đã phát động phong trào thi đua “Toàn dân chung sức xây dựng xã Hải Lệ đạt chuẩn NTM nâng cao” giai đoạn 2021 - 2025. Sau hơn 3 năm thực hiện, xã Hải Lệ đã có những thay đổi tích cực, nguồn lực đầu tư từ các chương trình, dự án đã góp phần nâng cao đời sống kinh tế, văn hóa của người dân. Đến nay, xã Hải Lệ đã đạt 19 tiêu chí NTM nâng cao.

Du lịch nông thôn thúc đẩy xây dựng nông thôn mới

Thanh Lê |

Thời gian gần đây, tỉnh đã tích cực triển khai các giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển du lịch nông thôn gắn với thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM). Du lịch nông thôn không chỉ là giải pháp phát triển kinh tế mà còn góp phần bảo tồn giá trị văn hóa, nâng cao chất lượng đời sống và tạo sinh kế bền vững cho người dân nông thôn.

Đồng hành trong thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới

Thanh Lê |

Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), trong giai đoạn 2021-2025, ngành công thương đã tích cực phát huy vai trò, trách nhiệm, góp phần cùng các địa phương hoàn thành các tiêu chí về điện (tiêu chí số 4) và cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn (tiêu chí số 7). Qua đó, từng bước nâng cao đời sống cho người dân, thay đổi diện mạo khu vực nông thôn.