Ngày 'Chủ Nhật đặc biệt' của cử tri 95 tuổi 15 lần bỏ phiếu bầu cử

Minh Sơn |

Dù đã ở độ tuổi xưa nay hiếm nhưng ông Phạm Văn Ca chưa một lần bỏ lỡ ngày hội bầu cử toàn quốc từ năm 1946 đến nay.

Từ 6 giờ sáng, cụ ông Phạm Văn Ca (phố Hàng Tre, phường Lý Thái Tổ, Hoàn Kiếm, Hà Nội) đã dậy để chuẩn bị đi bỏ phiếu. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Từ 6 giờ sáng, cụ ông Phạm Văn Ca (phố Hàng Tre, phường Lý Thái Tổ, Hoàn Kiếm, Hà Nội) đã dậy để chuẩn bị đi bỏ phiếu. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Ít ai biết được rằng, cụ ông 95 tuổi này là một trong những cử tri đầu tiên đi bỏ phiếu bầu đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân khoá I năm 1946. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Ít ai biết được rằng, cụ ông 95 tuổi này là một trong những cử tri đầu tiên đi bỏ phiếu bầu đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân khoá I năm 1946. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

Trong sáng nay, ông Ca là cử tri lớn tuổi nhất tại phường Lý Thái Tổ bỏ lá phiếu đầu tiên trong ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Trong sáng nay, ông Ca là cử tri lớn tuổi nhất tại phường Lý Thái Tổ bỏ lá phiếu đầu tiên trong ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

Đây cũng là một ngày Chủ nhật đặc biệt khi ông Phạm Văn Ca cùng gần 69 triệu cử tri trên toàn quốc sẽ tiến hành bỏ phiếu bầu cử. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Đây cũng là một ngày Chủ nhật đặc biệt khi ông Phạm Văn Ca cùng gần 69 triệu cử tri trên toàn quốc sẽ tiến hành bỏ phiếu bầu cử. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

Từ căn phòng nhỏ trên gác ba tập thể 23B Hàng Tre, ông vừa đi vừa dừng nghỉ đến 3 lần mới ra đến điểm bầu cử số 2 tại trường mẫu giáo Chim non (42 Hàng Tre). (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Từ căn phòng nhỏ trên gác ba tập thể 23B Hàng Tre, ông vừa đi vừa dừng nghỉ đến 3 lần mới ra đến điểm bầu cử số 2 tại trường mẫu giáo Chim non (42 Hàng Tre). (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

Quãng đường chỉ vài chục mét những cũng khiến ông thấm mệt. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Quãng đường chỉ vài chục mét những cũng khiến ông thấm mệt. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

Tuy nhiên, ông Ca cho biết mình sẽ tự đi đến điểm bỏ phiếu mà không cần sự giúp đỡ của con cháu hay của tổ bầu cử vì đây là sự kiện trọng đại của đất nước. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Tuy nhiên, ông Ca cho biết mình sẽ tự đi đến điểm bỏ phiếu mà không cần sự giúp đỡ của con cháu hay của tổ bầu cử vì đây là sự kiện trọng đại của đất nước. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

Năm nay do tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp nên các tổ bầu cử đã thực hiện đúng quy định của Bộ Y tế đảm bảo các cử tri được bỏ phiếu an toàn. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Năm nay do tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp nên các tổ bầu cử đã thực hiện đúng quy định của Bộ Y tế đảm bảo các cử tri được bỏ phiếu an toàn. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

Địa điểm bỏ phiếu của cử tri Phạm Văn Ca nằm trên phố Hàng Tre cách nhà ông quãng đường không quá dài. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Địa điểm bỏ phiếu của cử tri Phạm Văn Ca nằm trên phố Hàng Tre cách nhà ông quãng đường không quá dài. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

Đại diện phường Lý Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội cho biết hôm nay sẽ có 5 điểm bỏ phiếu trên địa bàn. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Đại diện phường Lý Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội cho biết hôm nay sẽ có 5 điểm bỏ phiếu trên địa bàn. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

Ông Ca cũng là một trong những cử tri đầu tiên bỏ phiếu ở Hà Nội. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Ông Ca cũng là một trong những cử tri đầu tiên bỏ phiếu ở Hà Nội. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

Dù đã ở độ tuổi xưa nay hiếm nhưng ông Phạm Văn Ca chưa một lần bỏ lỡ ngày hội bầu cử toàn quốc từ năm 1946 đến nay. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Dù đã ở độ tuổi xưa nay hiếm nhưng ông Phạm Văn Ca chưa một lần bỏ lỡ ngày hội bầu cử toàn quốc từ năm 1946 đến nay. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

Trong ngày bầu cử, trước khi tiến hành việc bỏ phiếu, Tổ bầu cử phải kiểm tra hòm phiếu trước sự chứng kiến của cử tri để bảo đảm tính công khai, khách quan và thực hiện nguyên tắc nhân dân kiểm tra. Đây cũng là hình thức để cử tri trực tiếp giám sát cuộc bầu cử. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Trong ngày bầu cử, trước khi tiến hành việc bỏ phiếu, Tổ bầu cử phải kiểm tra hòm phiếu trước sự chứng kiến của cử tri để bảo đảm tính công khai, khách quan và thực hiện nguyên tắc nhân dân kiểm tra. Đây cũng là hình thức để cử tri trực tiếp giám sát cuộc bầu cử. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

Trong các kỳ bầu cử, ông Ca luôn là cử tri đi đầu, gương mẫu của phường. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Trong các kỳ bầu cử, ông Ca luôn là cử tri đi đầu, gương mẫu của phường. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

Dù đã rất nhiều lần đi bầu cử nhưng với ông Ca, lần bỏ phiếu nào cũng hết sức thiêng liêng như lần đầu tiên vậy. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Dù đã rất nhiều lần đi bầu cử nhưng với ông Ca, lần bỏ phiếu nào cũng hết sức thiêng liêng như lần đầu tiên vậy. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

Dù tuổi đã cao, lưng đã còng nhưng ông Ca luôn theo dõi sát sao danh sách các cử tri để lựa chọn những đại biểu xứng đáng nhất. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Dù tuổi đã cao, lưng đã còng nhưng ông Ca luôn theo dõi sát sao danh sách các cử tri để lựa chọn những đại biểu xứng đáng nhất. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

Gia đình ông Ca hiện nay có 3 thế hệ cùng đi bầu cử, đó là một niềm tự hào. Ông luôn nhắc các con phải ý thức được trách nhiệm của mình với đất nước. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Gia đình ông Ca hiện nay có 3 thế hệ cùng đi bầu cử, đó là một niềm tự hào. Ông luôn nhắc các con phải ý thức được trách nhiệm của mình với đất nước. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
'Tôi bảo các con dù bận mấy cũng phải nghiên cứu thật kỹ chương trình hành động, cân nhắc để chọn ra người tài đức, đó là trách nhiệm và quyền lợi của mỗi công dân,' ông nói. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
'Tôi bảo các con dù bận mấy cũng phải nghiên cứu thật kỹ chương trình hành động, cân nhắc để chọn ra người tài đức, đó là trách nhiệm và quyền lợi của mỗi công dân,' ông nói. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

'Tôi bảo các con dù bận mấy cũng phải nghiên cứu thật kỹ chương trình hành động, cân nhắc để chọn ra người tài đức, đó là trách nhiệm và quyền lợi của mỗi công dân,' ông nói. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
  Ông rất tâm huyết và đặt niềm tin vào thế hệ trẻ, họ sẽ là những người chủ tương lai của đất nước, sẽ có trách nhiệm bầu ra những người có đức có tài, đưa đất nước tiến lên. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+
Ông rất tâm huyết và đặt niềm tin vào thế hệ trẻ, họ sẽ là những người chủ tương lai của đất nước, sẽ có trách nhiệm bầu ra những người có đức có tài, đưa đất nước tiến lên. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
'Tôi tin tưởng rằng các bạn thanh niên bây giờ có sức bật lớn, có tình yêu và tâm huyết lớn với đất nước. Hãy tham gia xây dựng Tổ quốc, đưa đất nước tiến lên mạnh giàu, đúng với nghị quyết Đại hội XIII của Đảng,' ông nói. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

(Nguồn: Vietnam+)

Đã có địa phương thay cả Ban bầu cử vì có trường hợp tiếp xúc với F1, F2

Viết Tôn |

Để tránh lây nhiễm COVID-19, đã có những địa phương phải thay cả Ban bầu cử vì có trường hợp tiếp xúc với F1, F2. Đây là thông tin được ông Bùi Văn Cường - Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Chánh Văn phòng Hội đồng bầu cử Quốc gia cung cấp thông tin cho báo chí vào trưa 23/5/2021.

Cụ bà 94 tuổi đi bầu cử lần thứ 15

Hiền Thu |

Đến bỏ phiếu tại khu vực bỏ phiếu số 10 phường Liễu Giai (quận Ba Đình), cử tri Nguyễn Thị Thanh Hồng, sinh năm 1927, cán bộ tiền khởi nghĩa mặc áo dài hồng rất đẹp, thu hút sự chú ý của mọi người. Bà Nguyễn Thị Thanh Hồng là vợ của cố nhạc sĩ Trần Hoàn. Đây là lần thứ 15 bà đi thực hiện quyền bầu cử của công dân.

Đà Nẵng: Hình ảnh đẹp phụ nữ phường Khuê Mỹ mặc áo dài đi bầu cử

Thùy Trang |

Ngày 23.5, nhiều chị em phụ nữ phường Khuê Mỹ đồng loạt mặc áo dài đi bầu cử, tạo nên hình ảnh đẹp, sôi động cho ngày hội. Tại các khu cách ly, phong toả của TP.Đà Nẵng, người dân cũng háo hức mong chờ được thực hiện quyền công dân của mình.

Quảng Trị: Lần đầu tiên những công dân nhập tịch được đi bầu cử

PV |

Ngày 23/5, lần đầu tiên, hơn 750 cử tri là công dân người Lào di cư sống dọc biên giới các huyện miền núi Đakrông và Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị được nhập quốc tịch Việt Nam cầm lá phiếu đi bầu cử.