Anh Lê Văn Kiệm - Nghề chọn người

Hải Lam |

Tháng 7/1979, anh Lê Văn Kiệm xung phong lên đường nhập ngũ. 14 năm tại ngũ, hơn 2/3 thời gian anh trực tiếp chiến đấu trên các chiến trường, trong đó có gần 6 năm ở chiến trường C (Mặt trận 479, Campuchia), đây là một trong những chiến trường ác liệt nhất, gian khổ nhất của thời kỳ này.

Năm 1993, rời quân ngũ anh Kiệm về công tác tại Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Quảng Trị; 3 năm làm nhân viên, 9 năm là Trưởng phòng và 15 năm giữ cương vị Phó Trưởng ban, tất cả là 27 năm. Nếu tính cả 8 năm khi còn tại ngũ làm trợ lý tuyên huấn, anh Kiệm có 35 năm gắn bó với nghề tuyên giáo.

Năm 2020, vào tuổi 60, trong đó có hơn 1/2 thời gian làm nghề tuyên giáo, vậy mà anh vẫn say mê, nhiệt huyết như ngày nào mới vào nghề. Ngẫm lại câu nói người xưa, nghề chọn người chứ người không chọn được nghề đâu có sai.
 
 Anh Lê Văn Kiệm, nguyên Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy. Ảnh: H.L

Tôi về công tác tại Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Quảng Trị sau anh gần 2 năm và trọn nghề với anh 25 năm có lẻ. Sau này rất nhiều bạn trẻ tiếp nối nghề, có người thời gian dài, có người mới vài ba năm nhưng đã công tác với anh thì gần như có chung nhận xét: Anh Lê Văn Kiệm là người thật thà, chất phác, hiền lành.

Từ khi vào nghề đến khi chia tay nghề, anh chuyên trách lĩnh vực tuyên truyền. Đây là lĩnh vực áp lực và nhạy cảm. Tuy nhiên, với anh lúc nào cũng bình tĩnh, nhẹ nhàng. Việc gì anh em tham mưu chưa “thấu ý” lãnh đạo thì anh sửa. Việc nào thuộc trách nhiệm của mình thì anh nhận, không đổ lỗi cho ai. Anh em trong phòng, cơ quan, với ai anh cũng nhẹ nhàng, chân tình bày vẽ. Trong cuộc sống, trước đây còn khó khăn và sau này tuy có khá hơn nhưng vẫn giản dị, hòa đồng với mọi người. Tình thương người, thấu cảm với đồng nghiệp của anh có khi biểu hiện bằng lời nói, nhưng nhiều lúc qua việc làm, cử chỉ.

Cùng với đó, anh Kiệm là một cán bộ mẫn cán, chăm chút với nghề, yêu nghề, chịu khó và trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng đều cố gắng để hoàn thành nhiệm vụ. Anh là một con người siêng năng, lanh lợi và nói như câu nói dân gian là “rất được việc”. Việc nào thuộc trách nhiệm, thuộc lĩnh vực phụ trách, anh suy nghĩ để đề xuất, tham mưu. Điều đáng quý của anh Kiệm là luôn chăm chút với nghề, chịu khó lăn lộn với nghề. Mỗi buổi thuyết trình, những lần lên bục giảng là một bài học. Anh chịu khó nghiên cứu, sưu tầm tài liệu, học hỏi các anh chị đi trước, đàm đạo với người cùng lứa, kể cả những đồng nghiệp mới vào nghề để chắt lọc những gì tinh túy nhất đưa vào bài giảng. Chính vì vậy, nội dung bài giảng của anh sinh động bởi thực tiễn cuộc sống. Muốn có được điều đó, ngoài vốn sống, anh thường xuyên cập nhật thông tin, sưu tầm tài liệu và rất chịu khó đọc và chịu khó đi cơ sở.

Hẳn ai cũng biết rằng, nghề tuyên giáo chưa bao giờ dễ. Nếu chúng ta chỉ cần một chút chủ quan, một tí lơ là tất sẽ chểnh mảng công việc. Có lẽ hơn 35 năm trong nghề, anh Kiệm rất hiểu điều đó, vì thế trong công việc luôn cẩn trọng. Tôi được biết, trước mỗi lần lên lớp, thiết kế hay thẩm định, góp ý một tài liệu tuyên truyền, anh tự mình chuẩn bị, viết đi, viết lại mấy lần, ngẫm nghĩ từng từ và cân nhắc, không chỉ có trách nhiệm với mình mà còn trách nhiệm với nghề. Những kinh nghiệm được rút ra từ cuộc sống, từ chính nhiệm vụ mà mình đã trải qua, anh sẵn sàng chia sẻ với anh em, nhất là những đồng nghiệp mới vào nghề. Một số đồng nghiệp nhờ thế mà trưởng thành.

Tôi viết những dòng này vào thời điểm kỷ niệm 90 năm Ngày truyền thống ngành Tuyên giáo của Đảng 1/8 (1930-2020) và anh Lê Văn Kiệm đã nghỉ hưu từ đầu tháng 7/2020 là để ghi nhận, trân trọng một người anh, người đồng nghiệp đáng kính và cũng là dịp nghĩ về chuyện nghề. Qua đó, để trui rèn nghiệp vụ, tích lũy kiến thức, đáp ứng ngày càng cao công tác tuyên giáo của Đảng.

(Nguồn: Báo Quảng Trị)

TAGS

Điểm tựa hạnh phúc của những thương binh nặng

Tú Linh |

Những năm chiến tranh, các chị gạt nước mắt tiễn chồng lên đường đánh giặc, nguyện làm hậu phương vững chắc cho những người lính ngoài mặt trận. Ngày các anh trở về mang theo di chứng chiến tranh nặng nề, có người không còn đủ chân tay. Thế nhưng các chị vẫn âm thầm chia sẻ nỗi đau cùng chồng, đảm đương, gánh vác gia đình, lo liệu cuộc sống. Các chị là những người vợ nghị lực, giàu đức hy sinh của các thương binh nặng.

Tai nạn giao thông nghiêm trọng ở Quảng Bình: Tình người trong đại nạn

Mạnh Thành - Võ Dung |

Tại sảnh Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam-Cuba Đồng Hới, hàng trăm người dân Quảng Bình lặng lẽ xếp hàng, chờ đợi để sẵn sàng hiến máu cấp cứu cho các nạn nhân đang cần tiếp máu.

Cựu chiến binh Hồ Văn Vê làm kinh tế giỏi

Hồng Nhung |

Phát huy phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ” không cam chịu đói nghèo, những năm qua, cựu chiến binh Hồ Văn Vê ở thôn Bến Tắt, xã Linh Trường, huyện Gio Linh (Quảng Trị) đã luôn cần cù lao động, hăng say xây dựng kinh tế, vươn lên làm giàu. Ông Vê trở thành tấm gương sáng trong phong trào “Cựu chiến binh làm kinh tế giỏi” ở địa phương.

Tiếp nhận trống đồng do tỉnh Thanh Hoá tặng tri ân các anh hùng liệt sỹ

Yên Mã Sơn |

Ngày 25/7/2020, Sở Văn hoá- Thể thao và Du lịch Quảng Trị phối hợp với Hội Di sản Văn hoá và Cổ vật tỉnh Thanh Hoá tổ chức lễ bàn giao và tiếp nhận Trống đồng tri ân các anh hùng liệt sỹ chiến đấu, hi sinh trong 81 ngày đêm bảo vệ Thành cổ Quảng Trị nhân kỷ niệm 73 năm Ngày Thương binh Liệt sỹ.