Bữa cơm gia đình, nơi vun đắp tâm hồn trẻ

Yên Mã Sơn |

Bữa cơm gia đình, ngoài việc cung cấp dinh dưỡng đơn thuần còn là nơi để kết nối, chia sẻ. Có thể gắp cho con một miếng ngon, bổ béo nhưng cũng cần “gắp” cho tâm hồn chúng những “miếng” tương đương thế.

Để đằng sau mỗi bữa cơm gia đình là cả một nét đẹp mang giá trị truyền thống, bồi đắp tâm hồn con trẻ.

Chị tôi chẳng có cơ hội học hành đầy đủ, chỉ quanh năm đầu tắt mặt tối nơi bến chợ. Nhưng bữa cơm gia đình không thể không diễn ra, ít nhất một ngày có một bữa gia đình đoàn tụ. Có bà chị học cùng lớp giờ làm cán bộ huyện, đôi lúc ghé nhà chơi thấy chị tôi vất vã, bận buôn bán nhưng vẫn cố nấu bữa cơm tươm tất để đợi các thành viên về ăn, người này bảo: “Phụ nữ hiện đại cần phải biết đến nhà hàng. Nếu bận quá thì đi ăn cơm bụi, chứ sức hơi đâu mà hầu hạ, cung phụng. Còn dành thời gian cho bản thân nữa chứ…” Chị tôi bảo: “Có thể vứt bỏ mọi thứ, mình không vo gạo, không xào thức ăn, không nấu nướng, không có bữa cơm sớm tối thì nó chẳng ra cái gia đình nữa, mày ạ”.

Và rồi sau này mình mới biết, người này có đến… 3 đời chồng, không biết con cái ra sao. Nhưng với cách sống mà chị cắt nghĩa là hiện đại đó, chắc cũng góp phần vào sự rạn nứt tổ ấm mà chị đang ra sức vun vén.

 
 Hạnh phúc, đầm ấm khi bữa cơm đầy đủ các thành viên gia đình. Ảnh: ITN
Một thực tế ở khu vực nơi tôi đang sống, khi tỷ lệ thanh niên tham gia các tệ nạn ngày càng nhiều, đặc biệt là tệ nạn ma túy đều một phần do cha mẹ của chúng. Họ đi Lào quanh năm, mỗi tháng về đôi lần. Hầu hết con cái đứa lớn lo cho đứa bé, nếu có ông bà hay người thân thì giao cho họ trông nom. Mỗi bữa cơm người lớn nấu xong và hết trách nhiệm. Mạnh ai lo nấy. Người nào cũng mang một tô cơm đầy và chọn một góc nào đó phù hợp, vừa ăn vừa lướt smart phone. Người ăn trước kẻ ăn sau. Có khi ăn chung với nhau nhưng ăn theo kiểu để giải quyết cơn đói rồi ai vào việc nấy. Những bữa cơm như thế thật bất hạnh. Họ ăn theo nhu cầu sinh lý để thỏa cái dạ dày. Họ bỏ qua công đoạn vun đắp, kết nối yêu thương, đùm bọc giữa các thành viên với nhau. Lâu dần, vô tình những thứ đó đã khiến khoảng cách xa dần, tình thân nhạt nhẽo, chủ nghĩa cá nhân lên ngôi…

Những gia đình như thế ở nơi tôi đang sống, con cái họ không được lành lặn trong tâm hồn. Đi khuya không ai nhắc nhủ, gọi về. Bỏ bữa cơm, thậm chí đi bụi. Từ đấy những tệ nạn rất dễ xâm nhập khi sức “đề kháng” của tâm hồn rất yếu và trống trải.

Tôi còn nhớ những năm mới lớn, cuộc sống ngoài kia luôn lạ lẫm và mời gọi. Có những lần tôi bỏ bữa cơm, về khuya. Khi về đến nhà thấy mạ ngồi đợi dù trời đã khuya. Hỏi vì sao mạ không ngủ? Bảo, con không về mần răng mạ ngủ yên. Chừng đó thôi cũng khiến những trái tim đứa con trai mới lớn, nhạy cảm, dễ bị cám dỗ thói hư tật xấu phải “mền nhũ” và biết sống xứng đáng hơn với tình thương đó.

Cha mẹ ngày nay cố mớm cho con nhiều dưỡng chất để cốt làm sao chúng cao, to, khỏe mà quên đi cần song song việc đó là bồi đắp tâm hồn. Một ai đó đã nói, nếu tôi có hai ổ bánh mỳ, tôi sẽ bán đi một để mua một đóa hoa hồng. Tâm hồn cũng cần ăn uống…

 
 Sách là kho tàng tri thức cũng là nơi bồi đắp tâm hồn con người. Ảnh: ITN
Và việc bồi đắp tâm hồn có trong sách, trong những câu chuyện rất ngắn được ba mẹ đưa vào trong mỗi bữa ăn. Đó là sự hướng thiện, lòng trắc ẩn, sự trung thực, không ngại lao động, thấy khó không “nhăn mặt”…

Vũ điệu cha cha cha của thầy trò tiểu học - trung học cơ sở ở A Dơi

Phan Thành Tâm |

Thầy cô giáo và học sinh tiểu học, trung học cơ sở tại xã A Dơi (huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị) nhảy cha cha cha trong ngày khai trường năm học 2019 - 2020. 

Cậu bé tự kỷ trên một chuyến bay

QUANGTRI74.VN (ST) |

"Tôi choáng ngợp trước lòng tốt của mọi người. Họ khiến tôi muốn khóc", bà Gabriel nói.

"Lần đầu tiên, tôi thấy mọi người xung quanh rất cảm thông và bày tỏ sự giúp đỡ cho một đưa trẻ tự kỷ như Braysen. Điều đó khiến chúng tôi không phải lo ngại người khác nghĩ gì về con mình, vì họ hiểu chuyện…”

Gian bếp

Yên Mã Sơn |

Gian bếp là không gian gắn bó với người phụ nữ phương Đông. Đến nổi có những bà mẹ sắp gần đất xa trời cũng muốn lui tới nơi này. Chẳng làm gì được ở cái tuổi tri thiên mệnh đó nhưng vẫn lục tìm những hạt giống treo giàn khói từ thuở nào, giục con cháu lấy mà gieo trồng. 

Những giấc mơ ướt

Yên Mã Sơn |

Con đường bêtông dẫn vào khu nhà lá nhập nhòa ánh điện sau cơn mưa đột ngột. Hai đứa trẻ đứng dưới mái hiên bên cạnh những thùng xốp hứng nước mưa đợi chị về.