Cao Bằng mở tuyến trải nghiệm thứ 4 trong vùng công viên địa chất Toàn cầu

PV |

Tỉnh Cao Bằng dự kiến mở thêm tuyến trải nghiệm thứ 4 trong vùng công viên địa chất Toàn cầu này vào năm 2023 nhằm góp phần phát triển thêm nhiều sản phẩm du lịch theo hướng bền vững.

Tuyến trải nghiệm thứ 4 sẽ kết nối các điểm du lịch của thành phố Cao Bằng (gồm: Trung tâm thông tin Công viên địa chất, nhà lưu niệm đồng chí Hoàng Đình Giong, hồ hóa thạch phường Sông Hiến, mỏ sắt gabro Chu Trinh) với các điểm du lịch của huyện Thạch An (gồm: Núi lửa dưới Đại dương cổ - Bazan cầu gối đèo Khau Khoang xã Thái Cường; rừng cây di sản xã Vân Trình; cơ sở thạch đen truyền thống xã Lê Lai; Di tích đồn Đông Khê, đỉnh núi Báo Đông, Đại dương cổ Bản Né xã Thụy Hùng; cơ sở sản xuất tinh dầu Cao Bằng xã Lê Lợi; địa điểm vùng nguyên liệu phát triển nông thôn miền núi với cây lê, cây dược liệu và cây ăn quả ở xã Thụy Hùng) và huyện Phục Hòa (gồm: làng sản xuất đường mía Bó Tờ, thị trấn Hòa Thuận, chùa Trúc Lâm Tà Lùng, Điểm hữu nghị Việt - Trung).

Ông Trương Thế Vinh, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Cao Bằng cho biết, để mở rộng tuyến trải nghiệm thứ 4, tại các điểm di sản, Cao Bằng sẽ tăng cường công tác quản lý, bảo vệ, khai thác di sản, các vị trí xây dựng hệ thống biển bảng thuyết minh, quảng bá, chỉ dẫn. Các nội dung thông tin trên hệ thống bảng thuyết minh sẽ được thiết kế hấp dẫn, tạo sự khác biệt và đáp ứng các tiêu chí của UNESCO.

 

Trong chuyến khảo sát thực địa tuyến trải nghiệm thứ 4 trong vùng Công viên địa chất Toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng, ông Guy Martini, Chuyên gia cao cấp, Chủ tịch Hội đồng mạng lưới Công viên địa chất Toàn cầu UNESCO nhấn mạnh, tuyến thứ 4 này có nhiều giá trị di sản địa chất tầm quốc tế gắn liền với giá trị di sản lịch sử, văn hóa bản địa tạo thành tuyến tham quan, trải nghiệm du lịch hấp dẫn.

Tuyến trải nghiệm thứ 4 có di sản địa chất phong phú với cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, có những làng nghề, bản làng của đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống với nhiều sản phẩm hấp dẫn như: thạch đen, lạp sườn, chanh leo, vườn lê, bí thơm... mang giá trị nhân văn, đa dạng sinh học cao. Sự đan xen đó sẽ đem đến cho du khách cảm giác thú vị, bình yên, khám phá nhiều điều kỳ diệu về thiên nhiên, con người, sản vật nơi đây.

Công viên địa chất Toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng trải dài trên diện tích trên 3.600 km2; đã đưa vào khai thác du lịch 3 tuyến trải nghiệm là: tuyến phía Đông trải nghiệm văn hóa bản địa “Xứ sở thần tiên” (huyện Quảng Hòa, Trùng Khánh); tuyến phía Bắc “Hành trình về nguồn cội” (huyện Hòa An, Hà Quảng); tuyến phía Tây “Khám phá Phja Oắc - Vùng núi của những đổi thay” (huyện Nguyên Bình).

(Nguồn: Ngày Nay)

Tiếp tục thực hiện tốt các nghị quyết của HĐND tỉnh về phát triển du lịch, văn hóa

Hoài Nhung |

Ngày 21/11, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy, Trưởng Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh Quảng Trị Hồ Thị Thu Hằng chủ trì buổi làm việc với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL) về tình hình thực hiện nhiệm vụ của ngành.

Bảo tồn, lưu giữ nét đẹp văn hóa vùng cao: Gửi gắm vào thế hệ tương lai

PV |

Hoàng Su Phì là huyện vùng cao biên giới phía Tây tỉnh Hà Giang, địa bàn cư trú lâu đời của hơn 10 dân tộc, trong đó, các dân tộc Dao, Mông, Tày, Nùng chiếm đa số.

Hơn 40 đơn vị du lịch lữ hành đến khảo sát tại Khu du lịch Chênh Vênh

Trần Hà |

Ngày 20/11/2022, bà Nguyễn Thị Huyền, Trưởng phòng Văn hóa và Thông tin huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) cho biết, vừa qua tại Khu du lịch cộng đồng Chênh Vênh, xã Hướng Phùng đã đón nhiều đơn vị lữ hành trong và ngoài tỉnh trong chương trình Famtrip.


Du lịch Tây Nguyên có thế mạnh sinh thái, văn hóa bản địa

Minh Ngọc |

Đây là khẳng định của Thứ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch Đoàn Văn Việt tại Hội nghị Triển khai Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 23-NQ/TW ngày 06/10/2022 của Bộ Chính trị, tổ chức ngày 20/11.