Điểm đến Việt Nam đặt mục tiêu lọt top 50 thế giới

Hải Nam |

Bộ VHTT&DL vừa ban hành Chương trình hành động phát triển du lịch giai đoạn 2021 – 2025, với mục tiêu đưa Việt Nam trở thành điểm đến đặc biệt hấp dẫn, thuộc nhóm 50 quốc gia có năng lực cạnh tranh du lịch hàng đầu thế giới.

Chương trình hành động phát triển du lịch giai đoạn 2021 – 2025 của Bộ VHTT&DL nhằm tạo sự đồng thuận, nhất trí cao trong nhận thức và hành động của toàn ngành du lịch, các ngành liên quan, các địa phương, doanh nghiệp và người dân để tập trung phát triển du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, từng bước đưa Việt Nam trở thành điểm đến đặc biệt hấp dẫn, thuộc nhóm 50 quốc gia có năng lực cạnh tranh du lịch hàng đầu thế giới.

Du khách tham quan Quần thể di tích Cố đô Huế.
Du khách tham quan Quần thể di tích Cố đô Huế.

Bên cạnh thể chế hóa quan điểm, chủ trương của Đảng về phát triển du lịch trong Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Chương trình hành động phát triển du lịch giai đoạn 2021 – 2025 chú trọng ứng dụng khoa học và công nghệ hiện đại, công nghệ số trong ngành du lịch.

Theo đó, ngành du lịch sẽ phát triển hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về du lịch; thực hiện điều tra, đánh giá, phân loại và số hoá tài nguyên du lịch Việt Nam; hình thành hệ thống thông tin số về khu du lịch, điểm du lịch, cơ sở dịch vụ du lịch; xây dựng hệ thống thông tin số về thị trường du lịch Việt Nam; thống nhất công tác thống kê du lịch ở Trung ương và địa phương.

Xây dựng và triển khai các đề án, dự án phát triển du lịch thông minh, mô hình quản lý điểm đến du lịch thông minh; ứng dụng công nghệ hiện đại vào phát triển các phần mềm, tiện ích thông minh hỗ trợ công tác quản lý và phục vụ khách du lịch; hỗ trợ doanh nghiệp du lịch kết nối, đổi mới sáng tạo trong hoạt động kinh doanh du lịch. Tăng cường ứng dụng công nghệ xanh, sạch trong các cơ sở kinh doanh dịch vụ và cơ sở lưu trú du lịch.

Trong thời gian tới, Bộ VHTT&DL sẽ đề xuất ban hành và triển khai kịp thời các giải pháp về cơ chế, chính sách tài chính, tín dụng (hỗ trợ tài chính, miễn giảm thuế, cho vay ưu đãi, giãn nợ, khoanh nợ...), chính sách hỗ trợ việc làm và đào tạo nhân lực để hỗ trợ doanh nghiệp, cộng đồng, người dân tham gia kinh doanh du lịch duy trì hoạt động, vượt qua khó khăn do tác động của đại dịch COVID-19. Đơn giản hóa các thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực du lịch; đề xuất giảm phí, lệ phí các thủ tục, giảm tiền ký quỹ kinh doanh đối với các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh du lịch do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19.

Bên cạnh đó, Chương trình hành động phát triển du lịch giai đoạn 2021 – 2025 đặt ra các nhiệm vụ: Đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng phục vụ du lịch; phát triển sản phẩm du lịch và quản lý chất lượng dịch vụ du lịch; phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và thị trường lao động du lịch bền vững; phát triển thị trường, tăng cường xúc tiến, quảng bá và đẩy mạnh hợp tác quốc tế về du lịch.

(Nguồn: VOV.VN)

TAGS

Ẩm thực Huế - Từ chốn hoàng cung đến đời sống thường ngày

PV |

Nếu đã từng đến Huế thưởng thức các món ăn hay đơn giản là được ăn những món đặc sản Huế được người thân bạn bè tặng sau những chuyến đi Huế, chắc hầu hết chúng ta đều ấn tượng sâu sắc với hương vị ẩm thực của xứ Huế. Trải qua chiều dài lịch sử chốn hoàng cung, nơi mà ẩm thực là một phần không thể thiếu trong đời sống hàng ngày của các vị vua, chúa và các bà ở chốn hậu cung.

Tạm dừng tổ chức Festival nghề truyền thống Huế 2021

PV |

UBND thành phố Huế vừa thông báo tạm dừng tổ chức Festival nghề truyền thống Huế, dự kiến diễn ra từ ngày 29/5 - 26/6/2021.

Du lịch Quảng Bình - Quảng Trị - Thừa Thiên Huế: Cần liên kết chặt chẽ hơn

Lâm Thanh |

Đó là một trong những vấn đề quan trọng được đưa ra thảo luận tại Hội nghị hợp tác phát triển du lịch tỉnh Quảng Trị năm 2021 với chủ đề “Du lịch Quảng Trị - Liên kết khai thác giá trị tiềm năng” diễn ra vào đầu tháng 5/2021. Từng là tỉnh Bình Trị Thiên trong lịch sử - một “Bình Trị Thiên khói lửa” và cũng là vùng có tài nguyên du lịch phong phú cả về thiên nhiên, nhân văn với nhiều nét đặc sắc riêng có.

Những nơi lưu dấu thời niên thiếu của Bác Hồ ở Huế

Phúc Đạt |

Mảnh đất Huế Kinh kỳ chính là nơi đã góp phần nuôi dưỡng, hun đúc và bước đầu hình thành tư tưởng yêu nước, thương dân của Chủ tịch Hồ Chí Minh, để từ đó Người quyết định ra nước ngoài tìm đường cứu dân, cứu nước. Khoảng thời gian 10 năm sống ở mảnh đất Kinh kỳ chính là gốc rễ của một tâm hồn, một nhân cách, một tư tưởng cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Hiện nay, ở Huế có hơn 20 di tích và địa điểm di tích về Bác Hồ hoặc có liên quan trực tiếp đến gia đình Người không thể không nhắc đến.