Những nơi lưu dấu thời niên thiếu của Bác Hồ ở Huế

Phúc Đạt |

Mảnh đất Huế Kinh kỳ chính là nơi đã góp phần nuôi dưỡng, hun đúc và bước đầu hình thành tư tưởng yêu nước, thương dân của Chủ tịch Hồ Chí Minh, để từ đó Người quyết định ra nước ngoài tìm đường cứu dân, cứu nước. Khoảng thời gian 10 năm sống ở mảnh đất Kinh kỳ chính là gốc rễ của một tâm hồn, một nhân cách, một tư tưởng cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Hiện nay, ở Huế có hơn 20 di tích và địa điểm di tích về Bác Hồ hoặc có liên quan trực tiếp đến gia đình Người không thể không nhắc đến.

Thuở thiếu thời, có hai lần Bác Hồ theo cha đến sống trên đất Huế. Cụ thể, lần đầu từ năm 1895 - 1901 với cái tên Nguyễn Sinh Cung, lần hai từ năm 1906 - 1909, khi đã ở tuổi thanh niên và mang tên Nguyễn Tất Thành.
Thuở thiếu thời, có hai lần Bác Hồ theo cha đến sống trên đất Huế. Cụ thể, lần đầu từ năm 1895 - 1901 với cái tên Nguyễn Sinh Cung, lần hai từ năm 1906 - 1909, khi đã ở tuổi thanh niên và mang tên Nguyễn Tất Thành.
Nhà lưu niệm Bác Hồ (số 112, đường Mai Thúc Loan, phường Thuận Lộc, TP. Huế) là ngôi nhà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sống khi theo gia đình vào Huế lần thứ 1 từ 1895 - 1901.
Nhà lưu niệm Bác Hồ (số 112, đường Mai Thúc Loan, phường Thuận Lộc, TP. Huế) là ngôi nhà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sống khi theo gia đình vào Huế lần thứ 1 từ 1895 - 1901.
Năm 1894, ông Nguyễn Sinh Sắc (thân sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh) thi đỗ Cử nhân ở trường thi Hương Nghệ An. Năm 1895, ông vào Huế thi Hội nhưng không đỗ. Để chuẩn bị cho kỳ thi tiếp theo, ông xin vào học Trường Quốc Tử Giám - Huế và được chấp nhận. Tuy nhiên, học bổng của trường rất ít, không đủ để ông sinh sống tại đất kinh đô, vì vậy, ông về quê bàn với gia đình đưa vợ con cùng vào Huế để gia đình có điều kiện giúp đỡ ông học hành và ông cũng có thời gian chăm sóc và nuôi dạy các con. Đến Huế, nhờ người quen giới thiệu ông đã thuê được một gian nhà nhỏ ở đường Đông Ba (là ngôi nhà di tích hiện nay).
Năm 1894, ông Nguyễn Sinh Sắc (thân sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh) thi đỗ Cử nhân ở trường thi Hương Nghệ An. Năm 1895, ông vào Huế thi Hội nhưng không đỗ. Để chuẩn bị cho kỳ thi tiếp theo, ông xin vào học Trường Quốc Tử Giám - Huế và được chấp nhận. Tuy nhiên, học bổng của trường rất ít, không đủ để ông sinh sống tại đất kinh đô, vì vậy, ông về quê bàn với gia đình đưa vợ con cùng vào Huế để gia đình có điều kiện giúp đỡ ông học hành và ông cũng có thời gian chăm sóc và nuôi dạy các con. Đến Huế, nhờ người quen giới thiệu ông đã thuê được một gian nhà nhỏ ở đường Đông Ba (là ngôi nhà di tích hiện nay).
Ngôi nhà đã từng được nhiều vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước đến thăm viếng, tưởng nhớ đến Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Ngôi nhà đã từng được nhiều vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước đến thăm viếng, tưởng nhớ đến Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Những vật dụng sinh hoạt còn lưu giữ tại nhà lưu niệm.

Tại ngôi nhà này, cậu bé Nguyễn Sinh Cung (tên Bác Hồ lúc nhỏ) đã trải qua những năm tháng tuổi thơ trong sự tảo tần của mẹ, sự nghiêm khắc và nhân nghĩa của cha. Ngôi nhà được Bộ Văn Hoá Thông tin công nhận là di tích lịch sử cấp Quốc gia theo Quyết định số 74/VH-QĐ ngày 2.2.1993.
Những vật dụng sinh hoạt còn lưu giữ tại nhà lưu niệm.
Năm 1898, sau khi thi Hội lần thứ 2 không đỗ, ông Nguyễn Sinh Sắc được ông Nguyễn Sĩ Độ mời về nhà dạy học (tại làng Dương Nỗ, xã Phú Dương, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế). Hai anh em Khiêm, Cung theo cha về đây, vừa để đỡ gánh nặng kinh tế gia đình cho bà Loan và cũng để ông Sắc có điều kiện dạy học cho hai con đã đến tuổi học chữ. Đây chính là nơi ngày xưa Bác Hồ thường vui chơi, học tập với bạn bè và lưu giữ bao ký ức thời niên thiếu (Ảnh trên là Nhà lưu niệm Bác Hồ ở làng Dương Nỗ, huyện Phú Vang, Thừa Thiên Huế).
Tại ngôi nhà này, cậu bé Nguyễn Sinh Cung (tên Bác Hồ lúc nhỏ) đã trải qua những năm tháng tuổi thơ trong sự tảo tần của mẹ, sự nghiêm khắc và nhân nghĩa của cha. Ngôi nhà được Bộ Văn Hoá Thông tin công nhận là di tích lịch sử cấp Quốc gia theo Quyết định số 74/VH-QĐ ngày 2.2.1993.
Du khách đến tham quan, chụp ảnh lưu niệm tại Nhà lưu niệm Bác Hồ ở làng Dương Nỗ.
Năm 1898, sau khi thi Hội lần thứ 2 không đỗ, ông Nguyễn Sinh Sắc được ông Nguyễn Sĩ Độ mời về nhà dạy học (tại làng Dương Nỗ, xã Phú Dương, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế). Hai anh em Khiêm, Cung theo cha về đây, vừa để đỡ gánh nặng kinh tế gia đình cho bà Loan và cũng để ông Sắc có điều kiện dạy học cho hai con đã đến tuổi học chữ. Đây chính là nơi ngày xưa Bác Hồ thường vui chơi, học tập với bạn bè và lưu giữ bao ký ức thời niên thiếu (Ảnh trên là Nhà lưu niệm Bác Hồ ở làng Dương Nỗ, huyện Phú Vang, Thừa Thiên Huế).
Bao quanh ngôi nhà là mảnh vườn đầy ắp cây xanh phủ bóng mát.
Du khách đến tham quan, chụp ảnh lưu niệm tại Nhà lưu niệm Bác Hồ ở làng Dương Nỗ.
Đình làng Dương Nỗ là nơi Bác Hồ thường ra ngồi học, vui chơi, quan sát và tìm hiểu về lịch sử ngôi đình cũng như đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân trong làng.
Bao quanh ngôi nhà là mảnh vườn đầy ắp cây xanh phủ bóng mát.
Một địa điểm cũng gắn liền với Bác Hồ ở mảnh đất xứ Huế chính là ngôi trường THPT Chuyên Quốc học Huế (tọa lạc ở đường Lê Lợi, TP. Huế). Đây là một trong 3 ngôi trường THPT lâu đời nhất Việt Nam (sau THPT Lê Quý Đôn ở TP. HCM và THPT Nguyễn Đình Chiểu ở TP. Mỹ Tho).
Đình làng Dương Nỗ là nơi Bác Hồ thường ra ngồi học, vui chơi, quan sát và tìm hiểu về lịch sử ngôi đình cũng như đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân trong làng.
Di tích Trường Tiểu học Pháp - Việt Đông Ba, bên cạnh cửa Đông Ba là nơi Người theo học trong khoảng thời gian cùng cha vào Huế lần thứ 2 (1906-1909). Vào năm 1908, Nguyễn Tất Thành (Chủ tịch Hồ Chí Minh) là 1 trong 10 học sinh giỏi nhất của Trường tiểu học Pháp - Việt Đông Ba thi vượt cấp vào lớp đệ nhị niên trung học tại ngôi trường Quốc học niên khoá 1908 - 1909. (Ảnh di tích Trường Tiểu học Pháp - Việt Đông Ba, phường Phú Hòa, TP. Huế).
Một địa điểm cũng gắn liền với Bác Hồ ở mảnh đất xứ Huế chính là ngôi trường THPT Chuyên Quốc học Huế (tọa lạc ở đường Lê Lợi, TP. Huế). Đây là một trong 3 ngôi trường THPT lâu đời nhất Việt Nam (sau THPT Lê Quý Đôn ở TP. HCM và THPT Nguyễn Đình Chiểu ở TP. Mỹ Tho).
Di tích Tòa Khâm sứ Trung kỳ (cơ quan quyền lực cao nhất của thực dân Pháp ở miền Trung trước 1945), nơi đây chứng kiến người học trò ưu tú của Trường Quốc học - Nguyễn Tất Thành đứng trong hàng ngũ biểu tình chống thuế, nói lên tiếng nói chính nghĩa, đòi quyền được sống, quyền được làm người. Từ phong trào đấu tranh của nhân dân, Người cũng đã nhận rõ bản chất của kẻ thù, từ đó quyết định ra đi tìm đường cứu nước. (Ảnh di tích Địa điểm Toà Khâm sứ Trung kỳ, số 32 đường Lê Lợi, TP. Huế, nay là trường Đại học Sư phạm Huế).
Di tích Trường Tiểu học Pháp - Việt Đông Ba, bên cạnh cửa Đông Ba là nơi Người theo học trong khoảng thời gian cùng cha vào Huế lần thứ 2 (1906-1909). Vào năm 1908, Nguyễn Tất Thành (Chủ tịch Hồ Chí Minh) là 1 trong 10 học sinh giỏi nhất của Trường tiểu học Pháp - Việt Đông Ba thi vượt cấp vào lớp đệ nhị niên trung học tại ngôi trường Quốc học niên khoá 1908 - 1909. (Ảnh di tích Trường Tiểu học Pháp - Việt Đông Ba, phường Phú Hòa, TP. Huế).
Ngày 19.5, nhân dịp kỷ niệm 131 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19.5.1890 - 19.5.2021), tại Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế, PGS.TS. Lê Anh Phương - Bí Thư Đảng uỷ, Hiệu Trưởng Trường ĐH Sư phạm, Đại học Huế cùng đại diện các Khoa, Phòng chức năng, các tổ chức Đoàn thể trường thành kính dâng lẵng hoa tươi thắm lên Chủ tịch Hồ Chí Minh thể hiện lòng biết ơn sâu sắc với những cống hiến vĩ đại của Người đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc.
Di tích Tòa Khâm sứ Trung kỳ (cơ quan quyền lực cao nhất của thực dân Pháp ở miền Trung trước 1945), nơi đây chứng kiến người học trò ưu tú của Trường Quốc học - Nguyễn Tất Thành đứng trong hàng ngũ biểu tình chống thuế, nói lên tiếng nói chính nghĩa, đòi quyền được sống, quyền được làm người. Từ phong trào đấu tranh của nhân dân, Người cũng đã nhận rõ bản chất của kẻ thù, từ đó quyết định ra đi tìm đường cứu nước. (Ảnh di tích Địa điểm Toà Khâm sứ Trung kỳ, số 32 đường Lê Lợi, TP. Huế, nay là trường Đại học Sư phạm Huế).
Ngày 19.5, nhân dịp kỷ niệm 131 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19.5.1890 - 19.5.2021), tại Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế, PGS.TS. Lê Anh Phương - Bí Thư Đảng uỷ, Hiệu Trưởng Trường ĐH Sư phạm, Đại học Huế cùng đại diện các Khoa, Phòng chức năng, các tổ chức Đoàn thể trường thành kính dâng lẵng hoa tươi thắm lên Chủ tịch Hồ Chí Minh thể hiện lòng biết ơn sâu sắc với những cống hiến vĩ đại của Người đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc.
Ngày 19.5, nhân dịp kỷ niệm 131 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19.5.1890 - 19.5.2021), tại Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế, PGS.TS. Lê Anh Phương - Bí Thư Đảng uỷ, Hiệu Trưởng Trường ĐH Sư phạm, Đại học Huế cùng đại diện các Khoa, Phòng chức năng, các tổ chức Đoàn thể trường thành kính dâng lẵng hoa tươi thắm lên Chủ tịch Hồ Chí Minh thể hiện lòng biết ơn sâu sắc với những cống hiến vĩ đại của Người đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc.

(Nguồn: Báo Lao Động)

TAGS

Miệt mài noi gương Bác

Tây Long |

Như một hành trình không ngơi nghỉ, giữa thời bình, các cựu chiến binh trên địa bàn tỉnh lại tiếp tục miệt mài học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Trên mọi mặt trận, họ luôn và mãi là những người đi đầu.

Chủ tịch Hồ Chí Minh - Người làm rạng rỡ non sông, đất nước Việt Nam

Phương Dung |

Chủ tịch Hồ Chí Minh là tấm gương sáng ngời về chủ nghĩa yêu nước, đã hiến dâng trọn đời cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước và tự do, hạnh phúc của nhân dân.

Người trong khu cách ly ở Bình Dương đe doạ bác sĩ

Thanh Mai |

"Khi bác sĩ nhắc nhở, họ đe doạ", Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Bàu Bàng (Bình Dương) cho biết.

Y, bác sĩ quyên góp tiền hỗ trợ bệnh nhân ung thư đang cách ly tập trung

Quang Hiệp |

Trong lúc đang dồn sức phòng, chống COVID-19, các y, bác sĩ Trung tâm Y tế TP. Đông Hà còn có một việc làm khiến nhiều người cảm động là quyên góp tiền hỗ trợ bệnh nhân ung thư đang được cách ly tập trung.