Chủ tịch Hồ Chí Minh - Người làm rạng rỡ non sông, đất nước Việt Nam

Phương Dung |

Chủ tịch Hồ Chí Minh là tấm gương sáng ngời về chủ nghĩa yêu nước, đã hiến dâng trọn đời cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước và tự do, hạnh phúc của nhân dân.


Kỷ niệm 131 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, chúng ta tôn vinh cuộc đời, sự nghiệp, tư tưởng, phong cách, đạo đức vĩ đại, bày tỏ lòng thành kính, biết ơn vô hạn công lao trời biển của Người.

Người là tấm gương sáng ngời về chủ nghĩa yêu nước, đã hiến dâng trọn đời cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước và tự do, hạnh phúc của nhân dân.

Bác Hồ trên đường đi công tác ở Việt Bắc, 1951. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát)
Bác Hồ trên đường đi công tác ở Việt Bắc, 1951. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát)

Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh ngày 19/5/1890, trong một gia đình nhà nho yêu nước ở xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.

Được nuôi dưỡng bởi những truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc qua hàng ngàn năm lịch sử, phải chứng kiến sự thất bại của các phong trào yêu nước bi hùng của ông cha chống thực dân Pháp xâm lược và cảnh lầm than, cực khổ của nhân dân, Người đã quyết chí ra đi tìm đường cứu nước, cứu dân.

Ra đi tìm đường cứu nước khi 21 tuổi, với khát vọng cháy bỏng giành độc lập, tự do cho dân, cho nước, Người bôn ba khắp năm châu, vừa lao động, học tập, vừa quan sát, nghiên cứu lý luận và kinh nghiệm các cuộc cách mạng điển hình trên thế giới.

Hành trình này đã giúp Người hiểu rõ cội nguồn những khổ đau của nhân dân lao động là ở sự áp bức, bóc lột của chủ nghĩa tư bản đế quốc và hình thành nên ý thức giai cấp. Vì thế, Người đã đến với chủ nghĩa Marx-Lenin một cách tự nhiên, như một tất yếu lịch sử và đã tìm thấy ở đó những vấn đề cơ bản của đường lối giải phóng dân tộc gắn liền với giải phóng giai cấp, giải phóng con người; độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.

Với trí tuệ thiên tài, tầm nhìn vượt thời đại, Người vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Marx-Lenin vào thực tiễn cách mạng Việt Nam, dày công chuẩn bị những điều kiện về chính trị, tư tưởng, tổ chức và cán bộ cho sự ra đời một đảng cách mạng chân chính - Đảng Cộng sản Việt Nam.

Từ đó, cách mạng nước ta dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vượt qua muôn vàn chông gai, thử thách, đưa dân tộc “bước tới đài vinh quang."

Đó là thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 và việc thành lập Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Nhà nước do nhân dân làm chủ đầu tiên trong lịch sử nước ta, đã làm thay đổi vận mệnh dân tộc Việt Nam từ nô lệ trở thành độc lập, tự do.

Đó là thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp mà đỉnh cao là Chiến thắng Điện Biên Phủ, giải phóng hoàn toàn miền Bắc, xây dựng hậu phương lớn xã hội chủ nghĩa làm cơ sở cho công cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà.

Đó là thắng lợi vĩ đại của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước kết thúc bằng Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc, đưa cả nước vào kỷ nguyên độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.

Đó còn là những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử của công cuộc đổi mới, xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế mà nhân dân ta đang tiến hành.

Công lao của Chủ tịch Hồ Chí Minh với dân tộc ta như non cao, biển rộng. Người đã hiến dâng trọn đời mình cho sự nghiệp cách mạng của Đảng ta và dân tộc ta, hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân cho đến hơi thở cuối cùng.

Người đã để lại cho chúng ta và các thế hệ mai sau một gia tài đồ sộ, một di sản hết sức quý báu. Đó là tư tưởng Hồ Chí Minh, thời đại Hồ Chí Minh và tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng con người Việt Nam, mà còn cho cuộc đấu tranh của nhân loại tiến bộ vì lương tri và phẩm giá con người, vì hòa bình trên thế giới và tình hữu nghị giữa các dân tộc.

Chính vì vậy, không chỉ nhân dân Việt Nam kính yêu Chủ tịch Hồ Chí Minh mà nhân dân thế giới cũng rất yêu quý Người, dành cho Người những tình cảm trân trọng và những lời nói tốt đẹp nhất.

Trong chuyến thăm chính thức Việt Nam vào tháng 11/2013, Tổng thống Liên bang Nga V. Putin đã viết trong sổ lưu niệm: “nhân loại đã bước sang thế kỷ XXI, thế kỷ hòa bình tiến bộ và phồn vinh. Nhưng giá trị tư tưởng, đạo đức của Hồ Chí Minh vẫn là ngọn đuốc, là biểu tượng cho một nền văn hóa tương lai... Và vì thế lịch sử mãi mãi nhắc tới Người như một bậc thánh nhân."

Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm nhà máy Uralmash mang tên Ordzhonikidze ở Sverdlovsk, nay là Yekaterinburg. (Nguồn: TTXVN)
Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm nhà máy Uralmash mang tên Ordzhonikidze ở Sverdlovsk, nay là Yekaterinburg. (Nguồn: TTXVN)


Nhà báo Stanley Karnow, tác giả cuốn “Việt Nam - Một lịch sử” đã miêu tả Chủ tịch Hồ Chí Minh với một giọng văn đầy cảm phục: một thân hình gầy gò, chòm râu dài, chiếc áo khoác cũ và đôi dép cao su đã mòn, Hồ Chí Minh đã tạo ra một hình ảnh Bác Hồ hiền lành, giản dị.

Người là nhà cách mạng dày dạn kinh nghiệm và một nhà dân tộc chủ nghĩa nồng nhiệt, suốt đời đấu tranh cho một mục đích duy nhất: mang lại độc lập tự do cho dân tộc mình. Không có sự dao động trong niềm tin của Hồ Chí Minh, không thể lay chuyển ý chí của Người. Ngay cả khi cuộc chiến tranh của Mỹ leo thang, tàn phá đất nước, Người vẫn giữ niềm tin tuyệt đối với nền độc lập của Việt Nam.

Dưới con mắt phương Tây, điều dường như không thể tưởng tượng được là Hồ Chí Minh có thể cống hiến sự hy sinh to lớn như Người đã làm.

Bên cạnh là một nhà chính trị lỗi lạc, nhà quân sự tài ba, Chủ tịch Hồ Chí Minh còn là một nhà văn hóa lớn không chỉ của riêng dân tộc Việt Nam mà còn của cả nhân loại.

Theo Đại tướng Võ Nguyên Giáp - một học trò xuất sắc của Người, thì “sự nghiệp văn hóa quan trọng nhất của Người là đã lãnh đạo toàn dân đánh đuổi giặc ngoại xâm trong thời đại mới, giành lại cho nhân dân những quyền sống của con người, một cuộc sống có văn hóa. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cùng với loài người loại trừ một trở lực to lớn trên con đường tiến lên thế giới văn minh, xóa đi một vết nhơ trong lịch sử là chế độ thuộc địa."

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã hiến dâng trọn đời mình cho sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng ta, dân tộc ta, nhân dân ta và bạn bè quốc tế. Tên tuổi và sự nghiệp của Người còn mãi với non sông đất nước ta, sống mãi trong lòng dân tộc ta và trong trái tim nhân loại.

Sau 30 năm bôn ba, ngày 28/1/1941, Nguyễn Ái Quốc - Chủ tịch Hồ Chí Minh trở về nước và ở tại Pác Bó (Cao Bằng), trực tiếp lãnh đạo cách mạng làm nên cuộc Cách mạng Tháng Tám. (Tranh tư liệu/TTXVN phát)
Sau 30 năm bôn ba, ngày 28/1/1941, Nguyễn Ái Quốc - Chủ tịch Hồ Chí Minh trở về nước và ở tại Pác Bó (Cao Bằng), trực tiếp lãnh đạo cách mạng làm nên cuộc Cách mạng Tháng Tám. (Tranh tư liệu/TTXVN phát)
Từ ngày 6/1-7/2/1930, Hội nghị hợp nhất các tổ chức Cộng sản thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam họp ở bán đảo Cửu Long, thuộc Hong Kong (Trung Quốc) dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Ái Quốc thay mặt cho Quốc tế Cộng sản. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát)
Từ ngày 6/1-7/2/1930, Hội nghị hợp nhất các tổ chức Cộng sản thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam họp ở bán đảo Cửu Long, thuộc Hong Kong (Trung Quốc) dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Ái Quốc thay mặt cho Quốc tế Cộng sản. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát)
Năm 1924, Nguyễn Ái Quốc về Quảng Châu, Trung Quốc và thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên (tháng 6/1925), mở lớp Huấn luyện chính trị, ra Báo Thanh niên, truyền giảng cho đội ngũ cán bộ cốt cán đầu tiên của Việt Nam những nội dung cơ bản của học thuyết Mác - Lênin, để chuẩn bị cho sự ra đời một chính Đảng vô sản kiểu mới ở Việt Nam. Trong ảnh: Cuốn “Đường Kách mệnh” tập hợp những bài giảng của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh giảng tại lớp Huấn luyện chính trị các thanh niên yêu nước Việt Nam trong những năm 1925-1927. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát)
Năm 1924, Nguyễn Ái Quốc về Quảng Châu, Trung Quốc và thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên (tháng 6/1925), mở lớp Huấn luyện chính trị, ra Báo Thanh niên, truyền giảng cho đội ngũ cán bộ cốt cán đầu tiên của Việt Nam những nội dung cơ bản của học thuyết Mác - Lênin, để chuẩn bị cho sự ra đời một chính Đảng vô sản kiểu mới ở Việt Nam. Trong ảnh: Cuốn “Đường Kách mệnh” tập hợp những bài giảng của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh giảng tại lớp Huấn luyện chính trị các thanh niên yêu nước Việt Nam trong những năm 1925-1927. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát)
Đồng chí Nguyễn Ái Quốc phát biểu tại Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ 5, họp từ 17/6-8/7/1924 ở Moskva, với tư cách là đại biểu của Bộ thuộc địa Đảng Cộng sản Pháp. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát)
Đồng chí Nguyễn Ái Quốc phát biểu tại Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ 5, họp từ 17/6-8/7/1924 ở Moskva, với tư cách là đại biểu của Bộ thuộc địa Đảng Cộng sản Pháp. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát)
Tháng 12/1920, chàng thanh niên yêu nước Nguyễn Ái Quốc (tên của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong thời gian hoạt động cách mạng ở Pháp) tham dự Đại hội lần thứ 18 Đảng Xã hội Pháp ở thành phố Tours với tư cách đại biểu Đông Dương. Nguyễn Ái Quốc ủng hộ Luận cương của Lenin về vấn đề dân tộc và thuộc địa; tán thành việc thành lập Đảng Cộng sản Pháp và trở thành một trong những người sáng lập Đảng Cộng sản Pháp, cũng là người Cộng sản đầu tiên của dân tộc Việt Nam. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Tháng 12/1920, chàng thanh niên yêu nước Nguyễn Ái Quốc (tên của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong thời gian hoạt động cách mạng ở Pháp) tham dự Đại hội lần thứ 18 Đảng Xã hội Pháp ở thành phố Tours với tư cách đại biểu Đông Dương. Nguyễn Ái Quốc ủng hộ Luận cương của Lenin về vấn đề dân tộc và thuộc địa; tán thành việc thành lập Đảng Cộng sản Pháp và trở thành một trong những người sáng lập Đảng Cộng sản Pháp, cũng là người Cộng sản đầu tiên của dân tộc Việt Nam. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Ngày 5/6/1911, từ cảng Sài Gòn, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành rời Tổ quốc ra đi trên con tàu Đô đốc Latouche-Tréville, bắt đầu cuộc hành trình tìm con đường giải phóng dân tộc, giải phóng đất nước khỏi ách nô lệ của thực dân, đế quốc. Cuộc hành trình qua 3 đại dương, 4 châu lục và gần 30 quốc gia đã đưa Người đến với chủ nghĩa Marx - Lenin, tìm ra con đường giải phóng cho dân tộc. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Ngày 5/6/1911, từ cảng Sài Gòn, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành rời Tổ quốc ra đi trên con tàu Đô đốc Latouche-Tréville, bắt đầu cuộc hành trình tìm con đường giải phóng dân tộc, giải phóng đất nước khỏi ách nô lệ của thực dân, đế quốc. Cuộc hành trình qua 3 đại dương, 4 châu lục và gần 30 quốc gia đã đưa Người đến với chủ nghĩa Marx - Lenin, tìm ra con đường giải phóng cho dân tộc. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Chủ tịch Hồ Chí Minh phát biểu tại Đại hội lần thứ 3 của Đảng, ngày 5/9/1960. Trong diễn văn khai mạc, Người nêu rõ: Đại hội lần thứ hai là đại hội kháng chiến. Đại hội lần này là đại hội xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh hòa bình thống nhất nước nhà. (Ảnh: TTXVN)
Chủ tịch Hồ Chí Minh phát biểu tại Đại hội lần thứ 3 của Đảng, ngày 5/9/1960. Trong diễn văn khai mạc, Người nêu rõ: Đại hội lần thứ hai là đại hội kháng chiến. Đại hội lần này là đại hội xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh hòa bình thống nhất nước nhà. (Ảnh: TTXVN)
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng khẳng định Đảng lấy chủ nghĩa Marx-Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động. (Ảnh: TTXVN)
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng khẳng định Đảng lấy chủ nghĩa Marx-Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động. (Ảnh: TTXVN)
Ngày 20/9/1977, Việt Nam gia nhập Liên hợp quốc. Đây là một mốc son lịch sử, đánh dấu sự ghi nhận của tổ chức toàn cầu lớn nhất hành tinh và cộng đồng quốc tế đối với một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, tự do và dân chủ. (Ảnh: TTXVN phát)
Ngày 20/9/1977, Việt Nam gia nhập Liên hợp quốc. Đây là một mốc son lịch sử, đánh dấu sự ghi nhận của tổ chức toàn cầu lớn nhất hành tinh và cộng đồng quốc tế đối với một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, tự do và dân chủ. (Ảnh: TTXVN phát)
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn dành tình cảm đặc biệt cho đồng bào miền Nam.Suốt những năm kháng chiến chống Mỹ xâm lược (1955-1969), Bác luôn theo sát từng bước đi của cách mạng miền Nam. Bác từng nhiều lần nói rằng: “Miền Nam yêu quý luôn ở trong trái tim tôi.” Trong ảnh: Bác Hồ với các cháu thiếu nhi dũng sỹ miền Nam ra thăm miền Bắc (13/2/1969). (Ảnh: TTXVN)
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn dành tình cảm đặc biệt cho đồng bào miền Nam.Suốt những năm kháng chiến chống Mỹ xâm lược (1955-1969), Bác luôn theo sát từng bước đi của cách mạng miền Nam. Bác từng nhiều lần nói rằng: “Miền Nam yêu quý luôn ở trong trái tim tôi.” Trong ảnh: Bác Hồ với các cháu thiếu nhi dũng sỹ miền Nam ra thăm miền Bắc (13/2/1969). (Ảnh: TTXVN)
Chiều 7/5/1954, lá cờ “Quyết chiến - Quyết thắng” của Quân đội nhân dân Việt Nam tung bay trên nóc hầm tướng De Castries, đánh dấu thời khắc của chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu. (Ảnh: Triệu Đại/TTXVN)
Chiều 7/5/1954, lá cờ “Quyết chiến - Quyết thắng” của Quân đội nhân dân Việt Nam tung bay trên nóc hầm tướng De Castries, đánh dấu thời khắc của chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu. (Ảnh: Triệu Đại/TTXVN)
Cuối năm 1953, tại Việt Bắc, Chủ tịch Hồ Chí Minh và các đồng chí lãnh đạo Đảng quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ. Trong ảnh: Bộ chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ: Chủ tịch Hồ Chí Minh (giữa), Đại tướng, Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp (ngoài cùng bên phải) và các đồng chí trong Bộ Chỉ huy chiến dịch. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Cuối năm 1953, tại Việt Bắc, Chủ tịch Hồ Chí Minh và các đồng chí lãnh đạo Đảng quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ. Trong ảnh: Bộ chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ: Chủ tịch Hồ Chí Minh (giữa), Đại tướng, Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp (ngoài cùng bên phải) và các đồng chí trong Bộ Chỉ huy chiến dịch. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ II tổ chức tại Chiến khu Việt Bắc (2/1951) - Đại hội đánh dấu bước trưởng thành mới về tư tưởng, đường lối chính trị của Đảng. Đảng từ bí mật trở lại hoạt động công khai với tên gọi Đảng Lao động Việt Nam, đáp ứng yêu cầu phát triển cách mạng. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ II tổ chức tại Chiến khu Việt Bắc (2/1951) - Đại hội đánh dấu bước trưởng thành mới về tư tưởng, đường lối chính trị của Đảng. Đảng từ bí mật trở lại hoạt động công khai với tên gọi Đảng Lao động Việt Nam, đáp ứng yêu cầu phát triển cách mạng. (Ảnh: Tư liệu TTXVN
Ngày 14/9/1946, tại Paris, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký với Pháp bản Tạm ước, tiếp tục nhượng bộ một số quyền lợi kinh tế, văn hóa ở Việt Nam để có thời gian xây dựng và củng cổ lực lượng, tạo thêm thời gian hòa hoãn quý báu cho chính quyền cách mạng non trẻ chuẩn bị lực lượng bước vào cuộc kháng chiến trường kỳ. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát)
Ngày 14/9/1946, tại Paris, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký với Pháp bản Tạm ước, tiếp tục nhượng bộ một số quyền lợi kinh tế, văn hóa ở Việt Nam để có thời gian xây dựng và củng cổ lực lượng, tạo thêm thời gian hòa hoãn quý báu cho chính quyền cách mạng non trẻ chuẩn bị lực lượng bước vào cuộc kháng chiến trường kỳ. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát)
Ngày 18/5/2015, trong diễn văn tại Lễ kỷ niệm trọng thể 125 năm Ngày sinh của Bác, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định: Thời đại Hồ Chí Minh là một thời đại rực rỡ nhất trong lịch sử dân tộc Việt Nam, là kỷ nguyên độc lập tự do và chủ nghĩa xã hội. (Ảnh: Trí Dũng/TTXVN)
Ngày 18/5/2015, trong diễn văn tại Lễ kỷ niệm trọng thể 125 năm Ngày sinh của Bác, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định: Thời đại Hồ Chí Minh là một thời đại rực rỡ nhất trong lịch sử dân tộc Việt Nam, là kỷ nguyên độc lập tự do và chủ nghĩa xã hội. (Ảnh: Trí Dũng/TTXVN)

 (Nguồn: TTXVN)

Bà Trương Thị Mai phát động Tết trồng cây "Đời đời nhớ ơn Bác Hồ"

PV |

Ngày 20.2, tại Hà Nội, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam phối hợp với UBND thành phố Hà Nội và Trung đoàn Thủ đô (Sư đoàn 308) tổ chức Lễ phát động Tết trồng cây “Đời đời nhớ ơn Bác Hồ”. Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Dân vận Trung ương Trương Thị Mai dự và phát biểu chỉ đạo.

Bác Hồ với quê hương Vĩnh Linh

Mỹ Hằng |

Mỗi mùa Tết đến xuân về, mỗi người dân Việt Nam chúng ta đều bồi hồi nhớ Bác cùng những tình cảm bao la mà Bác dành cho đồng bào cả nước. Những câu chuyện, hình ảnh của Bác vẫn nguyên vẹn trong trái tim của mỗi người con Việt Nam. Riêng đối với mảnh đất Vĩnh Linh, sinh thời Bác đã dành cho nơi này những tình cảm hết sức đặc biệt. Nhớ về Bác, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Vĩnh Linh đã có nhiều việc làm cụ thể, thiết thực để xứng đáng với tình yêu thương, niềm tin của Người.

Chiếu phim, văn nghệ mừng 74 năm đồng bào Vân Kiều – Pa Kô mang họ Bác Hồ

K.K.S |

Ngày 26/6/2020, Trung tâm Văn hóa – Điện ảnh tỉnh Quảng Trị phối hợp với Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Hướng Hóa, UBND xã Hướng Linh (Hướng Hóa, Quảng Trị) tổ chức chiếu phim và giao lưu văn nghệ chào mừng kỷ niệm 74 năm đồng bào Vân Kiều – Pa Kô mang họ Bác Hồ (1946 – 2020).

Văn nghệ sỹ tỉnh Quảng Trị với các tác phẩm về Bác Hồ

Mai Trang – Minh Dương |

Cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn là đề tài phong phú và hấp dẫn, có sức truyền cảm cho những sáng tạo của các văn nghệ sỹ.