Độc đáo làng nghề dệt vải truyền thống tại Luang Prabang

PV |

Nằm cách trung tâm thành phố Di sản thế giới Luang Prabang (Lào) không xa về phía bắc, ngôi làng nhỏ Phanom (Phả-nôm) là nơi lưu giữ nghề dệt vải thủ công truyền thống của Lào đã có từ hàng trăm năm nay.


Cố đô Luang Prabang của Lào được UNESCO công nhận là Di sản thế giới vào năm 1995, là một trong những điểm đến hàng đầu của du khách quốc tế khi đến với đất nước Triệu Voi xinh đẹp. Bên cạnh những địa danh nổi tiếng như thác Kuangsi, Wat Xiengthong, Bảo tàng cung điện Hoàng gia hay đỉnh Phousi, Luang Prabang còn có những làng nghề truyền thống độc đáo mà du khách không nên bỏ qua.

Nằm cách trung tâm thành phố Luang Prabang không xa về phía bắc, ngôi làng nhỏ Phanom (Phả-nôm) nằm yên bình bên dòng sông Namkhan (Nặm-khan), một phụ lưu của sông Mekong chảy bao quanh thành phố. Ngôi làng là nơi lưu giữ nghề dệt vải thủ công truyền thống đã có từ hàng trăm năm, được lưu truyền từ đời này sang đời khác cho những người phụ nữ Lào hiền hậu.

Du khách tham quan gian hàng bày bán vải thủ công của Lào. (Ảnh: Hải Tiến)
Du khách tham quan gian hàng bày bán vải thủ công của Lào. (Ảnh: Hải Tiến)

Bà Seng, một người dân làng Phanom cho biết, nghề dệt vải thủ công tại đây đã có từ lâu đời, ngay từ khi còn nhỏ bà đã được xem bà và mẹ của mình tự tay dệt vải. Ban đầu chỉ tập làm theo, sau đó được bà và mẹ mình chỉ dạy, dần dần bà Seng đã có thể tự tay dệt cho mình được tấm vải hoàn chỉnh.

Bà Seng cho biết, điểm độc đáo của những tấm vải của làng Phanom là những người thợ thủ công sẽ tiếp tục thêu những họa tiết hoa văn lên tấm vải sau khi dệt. Trung bình, để người thợ hoàn thiện một tấm vải thủ công dài khoảng 2 mét sẽ mất khoảng 2 ngày.

Cùng với sự phát triển của ngành du lịch Lào, chính quyền địa phương đã xây dựng một trung tâm khuyến khích nghề thủ công ngay tại đầu làng Phanom để thu hút khách du lịch, nhất là khi lượng khách du lịch quốc tế đến Luang Prabang ngày càng đông. Du khách khi đến đây vừa có thể tham quan, tận mắt chứng kiến các công đoạn để hoàn thiện một tấm vải được dệt thủ công, vừa được nghe chính những người thợ giới thiệu về những sản phẩm thủ công được làm ra.

Một phụ nữ Lào đang dệt vải thủ công. (Ảnh: Hải Tiến)
Một phụ nữ Lào đang dệt vải thủ công. (Ảnh: Hải Tiến)

Chị Nang, một người thợ dệt vải thủ công và bán hàng tại trung tâm cho biết, trước đây, các tấm vải được làm ra chủ yếu để phục vụ nhu cầu sinh hoạt cuộc sống hằng ngày, nhưng dần dần việc dệt vải thủ công đã trở thành nghề chính, đem lại thu nhập ổn định, giúp cải thiện đời sống cho gia đình.

Những người thợ thủ công trong làng Phanom sau khi dệt lên những tấm vải có thể tự mình đem bày bán tại trung tâm hoặc tại một số địa điểm du lịch khác của thành phố Luang Prabang, như tại chợ đêm hay thác Kuangsi… Khách du lịch, nhất là du khách quốc tế đặc biệt thích thú với những sản phẩm thủ công truyền thống của Lào.

Giới thiệu sản phẩm vải dệt thủ công của Lào cho du khách. (Ảnh: Hải Tiến)
Giới thiệu sản phẩm vải dệt thủ công của Lào cho du khách. (Ảnh: Hải Tiến)

Để thu hút khách du lịch quốc tế đến Lào nhiều hơn, mới đây, Phó Thủ tướng Lào Kikeo Khaykhamphithoune đã yêu cầu ngành du lịch cần cải thiện chất lượng dịch vụ, đa dạng hóa các sản phẩm du lịch để đáp ứng nhu cầu và kỳ vọng của du khách.

Phát triển du lịch gắn với bảo tồn, phát huy giá trị của các làng nghề truyền thống là một hướng đi tốt giúp Lào có thể đạt được mục tiêu thu hút 1,4 triệu lượt khách du lịch quốc tế trong năm 2023 đã đề ra.

(Nguồn: NDĐT)

Làng nghề nuôi cá chép đỏ nhộn nhịp trước ngày Tết ông Công, ông Táo

PV |

Những ngày này, người dân làng nuôi cá chép đỏ ở xã Tuy Lộc, huyện Cẩm Khê (Phú Thọ) lại nhộn nhịp chuẩn bị thu hoạch cá phục vụ nhu cầu tín ngưỡng của nhân dân trong ngày Tết ông Công, ông Táo (ngày 23 tháng Chạp hàng năm).

Khôi phục và phát triển làng nghề gắn với bảo vệ môi trường

Lâm Khanh |

Lịch sử hình thành và phát triển của vùng đất Quảng Trị gắn với sự tồn tại các làng nghề. Qua thời gian, có nhiều làng nghề đã bị mai một nhưng cũng có không ít làng nghề vẫn đang tồn tại và phát triển. Vì thế, việc khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống gắn với công tác bảo vệ môi trường là một trong những mục tiêu phát triển trong tổng thể kế hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.

Phát triển du lịch nông thôn gắn với phát huy tiềm năng, lợi thế về nông nghiệp, làng nghề

BA |

Xây dựng và số hóa thông tin, tài liệu thuyết minh về các di tích văn hóa, lịch sử, điểm du lịch sinh thái và làng nghề truyền thống,… gắn với du lịch nông thôn.

“Khám phá làng nghề truyền thống”- chương trình dã ngoại tạo nhiều hứng thú cho thiếu nhi

Mai Lâm |

Nhà Thiếu nhi tỉnh Quảng Trị vừa tổ chức chương trình ngoại khóa “Khám phá làng nghề truyền thống” cho thiếu nhi trên địa bàn tỉnh tại làng cổ Phước Tích, xã Phong Hòa, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.