Khôi phục và phát triển làng nghề gắn với bảo vệ môi trường

Lâm Khanh |

Lịch sử hình thành và phát triển của vùng đất Quảng Trị gắn với sự tồn tại các làng nghề. Qua thời gian, có nhiều làng nghề đã bị mai một nhưng cũng có không ít làng nghề vẫn đang tồn tại và phát triển. Vì thế, việc khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống gắn với công tác bảo vệ môi trường là một trong những mục tiêu phát triển trong tổng thể kế hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.


Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Quảng Trị có 16 làng nghề phát triển có quy mô và đã được UBND tỉnh công nhận làng nghề truyền thống, thuộc địa bàn 3 huyện Hải Lăng, Triệu Phong và Cam Lộ.

Trong đó, huyện Hải Lăng có 8 làng nghề gồm: chế biến rượu Kim Long, xã Hải Quế; chế biến nước mắm Mỹ Thủy, xã Hải An; làm chổi đót Văn Phong, xã Hải Chánh; chế biến mứt gừng Mỹ Chánh, xã Hải Chánh; nghề làm nón lá Văn Trị, xã Hải Phong; nghề làm nón lá Trà Lộc, xã Hải Hưng; bánh ướt Phương Lang, xã Hải Ba và làng nghề làm giá đỗ Lam Thủy, xã Hải Hưng. Huyện Triệu Phong có 4 làng nghề gồm làng nghề chế biến nước mắm Gia Đẳng, xã Triệu Lăng; làng nghề làm bún, bánh Linh Chiểu, xã Triệu Sơn; làng nghề làm bún, bánh Thượng Trạch, xã Triệu Sơn; làng nghề làm nón lá Bố Liêu, xã Triệu Hòa.

Đường vào làng nghề nấu cao dược liệu Định Sơn, Cam Nghĩa, Cam Lộ - Ảnh: H.N.K
Đường vào làng nghề nấu cao dược liệu Định Sơn, Cam Nghĩa, Cam Lộ - Ảnh: H.N.K

Huyện Cam Lộ có 2 làng nghề gồm làng làm bún, bánh Cẩm Thạch, xã Thanh An và làng nghề nấu cao dược liệu Định Sơn, xã Cam Nghĩa. Huyện Gio Linh có 2 làng nghề hấp sấy cá xã Gio Việt; làng nghề hấp sấy cá thị trấn Cửa Việt, thị trấn Cửa Việt.

Nhờ quan tâm hỗ trợ của chính quyền địa phương, các sở, ngành hữu quan, đặc biệt là sự nhạy bén trong nắm bắt thị trường, tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm nên hoạt động của các làng nghề hết sức sôi động, tạo việc làm cho hàng ngàn lao động địa phương với nguồn thu nhập khá ổn định.

Tuy nhiên, hiện nay trên địa bàn tỉnh chỉ có làng nghề bún Thượng Trạch, xã Triệu Sơn, huyện Triệu Phong được quy hoạch khu vực sản xuất tập trung trên diện tích đất 1 ha, được đầu tư cơ sở hạ tầng hoàn thiện, đặc biệt là hệ thống xử lý nước thải tập trung.

Hiệu quả đem lại từ mô hình xử lý nước thải làng nghề sản xuất bún thôn Thượng Trạch là đã giảm ô nhiễm môi trường, đem lại mỹ quan khu vực làng nghề, nâng cao giá trị chất lượng thực phẩm.

Thực tế cho thấy, việc di dời các hộ dân vào khu vực sản xuất tập trung đã giúp giảm thiểu được vấn đề ô nhiễm môi trường trong khu dân cư, góp phần bảo vệ môi trường, nâng cao hiệu quả sản xuất và chất lượng sản phẩm tại làng nghề truyền thống.

Ngoài ra, các làng nghề bún, bánh Linh Chiểu, xã Triệu Sơn; bún, bánh Cẩm Thạch, xã Thanh An và hấp sấy cá xã Gio Việt cũng đang được quan tâm đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất. Do vậy, để đảm bảo tiêu chí về môi trường làng nghề theo Bộ tiêu chí xây dựng nông thôn mới, các dự án về xử lý nước thải cần được hỗ trợ kinh phí để triển khai thực hiện trong thời gian tới.

Thực tế hiện nay, hầu hết các làng nghề trong tỉnh có quy mô sản xuất vừa và nhỏ, hình thành và gắn bó với sinh hoạt của người dân từ lâu đời, chưa có quy hoạch tổng thể, đang nằm xen kẽ trong khu dân cư, thiếu mặt bằng sản xuất.

Ngoài ra, các làng nghề chưa được đầu tư đồng bộ hệ thống thu gom và xử lý chất thải, đặc biệt là nước thải nên có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường nước mặt cục bộ tại địa phương. Nguồn vốn đầu tư để mở rộng sản xuất, kinh doanh hạn chế, việc áp dụng thiết bị công nghệ sản xuất hiện đại còn ít.

Do vậy, việc hoàn thiện tiêu chí về môi trường làng nghề như phương án bảo vệ môi trường, kế hoạch di dời, kế hoạch xây dựng hệ thống xử lý chất thải,…cần được các địa phương quan tâm thực hiện.

Đối với chính quyền địa phương cần tăng cường công tác tuyên truyền để nâng cao nhận thức, ý nghĩa, tầm quan trọng về phát triển ngành nghề nông thôn, bảo tồn, phát triển làng nghề truyền thống. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch di dời các hộ sản xuất vào khu vực sản xuất tập trung, đảm bảo các tiêu chí về môi trường.

Gắn công tác bảo vệ môi trường làng nghề vào các kế hoạch, chương trình và dự án phát triển kinh tế- xã hội của địa phương. Lập phương án bảo vệ môi trường làng nghề, bảo đảm phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Tăng cường các chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện để các hộ dân, cơ sở hoạt động trong lĩnh vực ngành nghề nông thôn được vay vốn ưu đãi nhằm đầu tư thiết bị, công nghệ hiện đại, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Đối với các cơ sở sản xuất, làng nghề cần thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, ứng dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất để nâng cao năng suất, chất lượng và đa dạng hóa các sản phẩm. Tuân thủ quy trình thu gom, xử lý chất thải theo đúng quy định và thực hiện các hương ước, quy ước về bảo vệ môi trường làng nghề theo cam kết của từng địa phương…

(Nguồn: Báo Quảng Trị)

TAGS

Phát huy truyền thống hiếu học của một ngôi làng bên dòng sông Vĩnh Định

Tuấn Quang |

Thôn Nại Cửu, xã Triệu Thành (Triệu Phong, Quảng Trị) nằm dọc hai bên dòng sông Vĩnh Định- con sông đào dưới thời vua Minh Mạng và vua Thiệu Trị. Đây là thôn quanh năm cây cối tốt tươi, thường được gọi bằng cái tên thân thương, trân trọng là “thôn hiếu học”, thôn có nghề “truyền chữ”, “thôn giáo viên”.

Khai mạc Festival sản phẩm nông nghiệp và làng nghề lần thứ hai năm 2022

PV |

Từ ngày 14 đến 18/12, tại Khu Liên hợp thể thao quốc gia Mỹ Đình diễn ra Festival sản phẩm nông nghiệp và làng nghề Hà Nội lần thứ hai năm 2022.

Huyền thoại chùa làng

Phạm Xuân Dũng |

Nếu ai có dịp ghé qua làng Bồ Bản thuộc xã Triệu Trạch, huyện Triệu Phong (Quảng Trị), sẽ thấy một ngôi cổ tự tọa lạc ở một nơi phong thủy hữu tình, cảnh sắc hiền hòa và biết thêm nhiều câu chuyện lạ lùng, ý nghĩa từ chốn thiền môn.

Làng cổ có ba di tích

Phạm Xuân Dũng |

Làng cổ Kim Đâu, Cam Lộ (Quảng Trị) thật đặc biệt khi có đến ba di tích được Nhà nước công nhận, gồm tháp Chăm Kim Đâu, giếng đá Kim Đâu và đền thờ bà Chúa Ngọc được dân gian đồng hóa thành Huyền Trân Công Chúa, chưa kể chùa làng Kim Sơn đang được đề nghị xem xét công nhận là di tích. Có thể nói làng quê có cả một gia sản văn hóa tinh thần là quần thể di tích như vậy thật đáng ngưỡng vọng.