Giữa mùa Vu Lan, 'thủ phủ' vàng mã ở Hà Nội im lìm, héo hon vì thất thu nặng

Công Hiếu |

Gần đến lễ Vu Lan (rằm tháng 7), vốn là cao điểm kinh doanh hàng năm, nhưng không khí ở làng nghề vàng mã Phúc Am (Thường Tín, Hà Nội) lại trầm buồn, báo hiệu một mùa thất thu nặng nề.



Nằm cách Hà Nội khoảng 20km về phía nam, làng Phúc Am (Duyên Thái,Thường Tín, Hà Nội) vốn là “thủ phủ” sản xuất vàng mã ở miền Bắc. Rất nhiều hộ gia đình tại làng chọn nghề này làm kế sinh nhai chính. Hoạt động sản xuất vàng mã tại làng nghề này diễn ra quanh năm nhưng tất bật nhất là vào dịp rằm tháng 7 và Tết Nguyên đán.
Nằm cách Hà Nội khoảng 20km về phía nam, làng Phúc Am (Duyên Thái,Thường Tín, Hà Nội) vốn là “thủ phủ” sản xuất vàng mã ở miền Bắc. Rất nhiều hộ gia đình tại làng chọn nghề này làm kế sinh nhai chính. Hoạt động sản xuất vàng mã tại làng nghề này diễn ra quanh năm nhưng tất bật nhất là vào dịp rằm tháng 7 và Tết Nguyên đán.
Tuy nhiên, năm nay do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, làng nghề này trở nên vắng vẻ, buồn thảm trong những ngày cận Rằm tháng 7.
Tuy nhiên, năm nay do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, làng nghề này trở nên vắng vẻ, buồn thảm trong những ngày cận Rằm tháng 7.
Đi quanh làng, dễ dàng bắt gặp những vật liệu quen thuộc phải nằm chồng đống, thừa thãi.
Đi quanh làng, dễ dàng bắt gặp những vật liệu quen thuộc phải nằm chồng đống, thừa thãi.
Bị bỏ quên quá lâu, những sản phẩm này đã bị dây leo đã quấn chằng chịt.
Bị bỏ quên quá lâu, những sản phẩm này đã bị dây leo đã quấn chằng chịt.
Rêu mốc phủ lên những bộ khung đan bằng nan tre.
Rêu mốc phủ lên những bộ khung đan bằng nan tre.
Không khó để bắt gặp cảnh tượng đồ vàng mã làm chưa xong nằm chỏng chơ.
Không khó để bắt gặp cảnh tượng đồ vàng mã làm chưa xong nằm chỏng chơ.
Gia đình anh Nguyễn Văn Quyền (Xóm 3, làng Phúc Am, xã Duyên Thái, huyện Thường Tín) là một trong hộ hiếm hoi vẫn tiếp tục làm nghề giữa mùa dịch. Cả gia đình 4 nhân công túc tắc làm những sản phẩm “xương ngựa” hàng mã, chờ đại dịch đi qua để tiêu thụ ra thị trường. Đối với những sản phẩm này, loại to nhất có giá khoảng 50.000 đồng mỗi con, loại bé hơn giá khoảng 15.000 - 30.000 đồng.
Gia đình anh Nguyễn Văn Quyền (Xóm 3, làng Phúc Am, xã Duyên Thái, huyện Thường Tín) là một trong hộ hiếm hoi vẫn tiếp tục làm nghề giữa mùa dịch. Cả gia đình 4 nhân công túc tắc làm những sản phẩm “xương ngựa” hàng mã, chờ đại dịch đi qua để tiêu thụ ra thị trường. Đối với những sản phẩm này, loại to nhất có giá khoảng 50.000 đồng mỗi con, loại bé hơn giá khoảng 15.000 - 30.000 đồng.
Vợ anh Cường vừa thoăn thoắt đôi bàn tay đan lát vừa nói: “Lúc không có dịch bệnh, công việc này cũng đem lại khoản thu nhập khoảng 100.000 đồng cho một người mỗi ngày. Tuy nhiên, bây giờ dịch bệnh không vận chuyển hàng được thì thu nhập bằng 0“.
Vợ anh Cường vừa thoăn thoắt đôi bàn tay đan lát vừa nói: “Lúc không có dịch bệnh, công việc này cũng đem lại khoản thu nhập khoảng 100.000 đồng cho một người mỗi ngày. Tuy nhiên, bây giờ dịch bệnh không vận chuyển hàng được thì thu nhập bằng 0“.
“Mặc dù không bán được hàng, không có tiền nhưng chả nhẽ cả nhà ngồi chơi. Nên chúng tôi vẫn phải làm thôi, mong hết dịch đúng dịp Vu Lan để kịp tiêu thụ“, anh Cường nói. Đây là công việc chính của cả gia đình anh Cường trong lúc nông nhàn và cũng là công việc mang lại thu nhập chính.
“Mặc dù không bán được hàng, không có tiền nhưng chả nhẽ cả nhà ngồi chơi. Nên chúng tôi vẫn phải làm thôi, mong hết dịch đúng dịp Vu Lan để kịp tiêu thụ“, anh Cường nói. Đây là công việc chính của cả gia đình anh Cường trong lúc nông nhàn và cũng là công việc mang lại thu nhập chính.
Tại nhà ông Phùng Thanh Hùng (66 tuổi), ông Hùng đang chau chuốt lại bộ khung của một con ngựa trước khi phủ giấy để hoàn thiện sản phẩm.
Tại nhà ông Phùng Thanh Hùng (66 tuổi), ông Hùng đang chau chuốt lại bộ khung của một con ngựa trước khi phủ giấy để hoàn thiện sản phẩm.
Ông Hùng cho biết, gia đình ông cũng như nhiều gia đình khác tại làng Phúc Am đã thất thu gần 2 năm nay. “Những ngày chớm dịch thì còn nhúc nhắc bán được hàng. Nhưng từ khoảng tháng 3 cho đến nay đặc biệt là từ khi Hà Nội giãn cách xã hội, số vàng mã làm ra không thể bán vì không vận chuyển được đành chất đống trong kho“.
Ông Hùng cho biết, gia đình ông cũng như nhiều gia đình khác tại làng Phúc Am đã thất thu gần 2 năm nay. “Những ngày chớm dịch thì còn nhúc nhắc bán được hàng. Nhưng từ khoảng tháng 3 cho đến nay đặc biệt là từ khi Hà Nội giãn cách xã hội, số vàng mã làm ra không thể bán vì không vận chuyển được đành chất đống trong kho“.
Những con ngựa được lên khung tre từ nhà khác, sau đó gia đình ông hoàn thiện phần trang trí trước khi bán ra thị trường.
Những con ngựa được lên khung tre từ nhà khác, sau đó gia đình ông hoàn thiện phần trang trí trước khi bán ra thị trường.
Anh Nguyễn Văn Thắng (Xóm 3, làng Phúc Am) đang hoàn tất một sản phẩm vàng mã.
Anh Nguyễn Văn Thắng (Xóm 3, làng Phúc Am) đang hoàn tất một sản phẩm vàng mã.
Mặc dù dịch bệnh, hàng mã không thể xuất đi nhưng vợ chồng anh Thắng vẫn chăm chỉ làm việc chờ ngày hết dịch. “Nhà mình có nhiều khách quen thường xuyên lấy hàng không kể ngày lễ tết. Do đó, vợ chồng mình vẫn tranh thủ chuẩn bị trước để khi dịch bệnh qua đi có sẵn hàng mà giao cho khách“, anh Thắng chia sẻ.
Mặc dù dịch bệnh, hàng mã không thể xuất đi nhưng vợ chồng anh Thắng vẫn chăm chỉ làm việc chờ ngày hết dịch. “Nhà mình có nhiều khách quen thường xuyên lấy hàng không kể ngày lễ tết. Do đó, vợ chồng mình vẫn tranh thủ chuẩn bị trước để khi dịch bệnh qua đi có sẵn hàng mà giao cho khách“, anh Thắng chia sẻ.
Tại làng nghề này, mỗi hộ gia đình sản xuất một sản phẩm, một công đoạn riêng biệt. Vào thời điểm này mọi năm, cả làng đang “vào vụ” sản xuất hàng phục vụ Rằm tháng 7 Âm lịch. Tuy nhiên, năm nay hầu như cả làng đã dừng hoạt động.
Tại làng nghề này, mỗi hộ gia đình sản xuất một sản phẩm, một công đoạn riêng biệt. Vào thời điểm này mọi năm, cả làng đang “vào vụ” sản xuất hàng phục vụ Rằm tháng 7 Âm lịch. Tuy nhiên, năm nay hầu như cả làng đã dừng hoạt động.
Ngoài một số gia đình vẫn còn tiếp tục hoạt động sản xuất như gia đình ông Hùng, anh Thắng, anh Quyền... còn lại đều đóng cửa vì dịch bệnh.
Ngoài một số gia đình vẫn còn tiếp tục hoạt động sản xuất như gia đình ông Hùng, anh Thắng, anh Quyền... còn lại đều đóng cửa vì dịch bệnh.
Không ít những nhà xưởng hàng chục nhân công trước kia hoạt động từ sáng sớm đến tối mịt bây giờ cũng phải đóng cửa dài hạn vì dịch bệnh.
Không ít những nhà xưởng hàng chục nhân công trước kia hoạt động từ sáng sớm đến tối mịt bây giờ cũng phải đóng cửa dài hạn vì dịch bệnh.

(Nguồn: VTCNews)

TAGS

Kê biên nhiều nhà, đất của cựu Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung

Thái Sơn |

Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã áp dụng lệnh kê biên tài sản đối với 3 bất động sản của ông Nguyễn Đức Chung để đảm bảo cho việc giải quyết vụ án gây thiệt hại cho Nhà nước hơn 36 tỉ đồng.

Điều tra vụ thi thể để trong bao tải ở Hà Nội

Quang Việt |

Sau 3 ngày gia đình trình báo anh Đ (39 tuổi, ở huyện Ứng Hoà, Hà Nội) mất tích, người dân phát hiện thi thể nạn nhân trong bao tải, vứt dưới ao.

Một Tiktoker khoe dùng thẻ đỏ quyền lực từ bố để đi quanh Hà Nội khi giãn cách

Thanh Mai |

Đây không phải lần đầu các chủ tài khoản mạng xã hội khoe "quan hệ" trong bối cảnh dịch bệnh.

Bé gái 12 tuổi rơi từ tầng 12 chung cư Linh Đàm (Hà Nội) xuống tử vong

Văn Ngân |

Lực lượng chức năng đang vào cuộc điều tra làm rõ nghi vấn bé gái để lại thư tuyệt mệnh trước khi nhảy từ tầng 12 chung cư Linh Đàm (Hà Nội) xuống tử vong trong đêm.