Hình thành văn hóa ứng xử văn minh tại các di tích

PV |

Thời gian qua, tình trạng lấn chiếm không gian di tích; khu vực nội tự bày lễ, giọt dầu không gọn gàng; nhiều người mặc trang phục vào di tích không phù hợp vẫn còn diễn ra. Việc hình thành nét văn hóa ứng xử văn minh trong di tích vừa góp phần tạo sự văn minh cho những người quản lý di tích, người dân đến chiêm bái nhưng đồng thời vừa thể hiện sự trân trọng với các di sản.

Hình thành nét đẹp văn hóa ứng xử

Di tích quốc gia đặc biệt đình Chèm, phường Thụy Phương, quận Bắc Từ Liêm nằm ngay cạnh sông Hồng, sau thời gian tu bổ trở nên sạch đẹp, khang trang hơn. Nơi này là điểm đến của đông đảo khách gần xa, bởi không chỉ có nhiều giá trị văn hóa, lịch sử, kiến trúc mà còn có cảnh quan đẹp, Từ nhiều năm qua, chính quyền địa phương và Ban khánh tiết đình đã triển khai quy tắc ứng xử nơi công cộng tại di tích đình Chèm, nhằm nâng cao văn hóa ứng xử trong các di tích cho khách.

 

Theo ông Nguyễn Mạnh Thìn, Trưởng Ban khánh tiết Di tích quốc gia đặc biệt đình Chèm, bảng quy tắc ứng xử được treo ở khu vực ra vào để khách dễ thấy, dễ đọc. Nhìn chung, mọi người đều nghiêm túc chấp hành những khuyến cáo của Ban khánh tiết đình.

Mới đây, quận Bắc Từ Liêm tiếp tục phát động thực hiện mô hình Quy tắc ứng xử “Di tích lịch sử văn hóa - Điểm đến an toàn, hấp dẫn” đến toàn bộ các di tích trên địa bàn quận.

Phó Chủ tịch UBND quận Bắc Từ Liêm Lê Thị Thu Hương khẳng định: Việc tổ chức phát động điểm mô hình này nhằm tiếp tục được nhân rộng đến các phường trên địa bàn quận và là sự tiếp nối các hoạt động nhằm xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh, xây dựng hình ảnh di tích lịch sử, điểm đến an toàn, hấp dẫn. Đây là một trong 4 mô hình thực hiện quy tắc ứng xử được triển khai trên địa bàn quận.

Ngay sau lễ phát động, 13 phường đã ký cam kết hưởng ứng thực hiện mô hình “Di tích lịch sử văn hóa - Điểm đến an toàn, hấp dẫn” tại các di tích trên địa bàn quận. Dự kiến, việc thực hiện sẽ hoàn thành trước tháng 8/2022.

Dù tất cả các di tích trên địa bàn thành phố Hà Nội đều triển khai bộ Quy tắc ứng xử nơi công cộng hình thành nếp văn minh nơi thờ tự, tuy vậy, một số nơi còn xây dựng mô hình mang tính đặc trưng nhằm nâng cao tính hiệu quả trong việc hình thành văn hóa ứng xử cho cả những người quản lý lẫn người dân và du khách.

Ngoài các di tích trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm thì nhiều di tích khác cũng triển khai. Tiêu biểu như: Di tích đền Ngọc Sơn cho khách mượn áo choàng khi vào tham quan, chiêm bái, tránh trường hợp khách mặc quần áo không phù hợp vào di tích. Tại di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám, cán bộ, nhân viên ân cần, thân thiện hướng dẫn khách tham quan…

Trân trọng di sản

Việc đưa Quy tắc ứng xử vào triển khai trong các di tích lịch sử trên địa bàn thành phố sẽ tạo thêm động lực xây dựng nếp sống văn minh, xây dựng nét đẹp văn hóa, thói quen tuân thủ những quy định về bảo vệ, gìn giữ, phát huy, góp phần làm tăng những giá trị đích thực của di tích trong cộng đồng. Đây cũng là giải pháp hiệu quả thu hút nhiều hơn nữa du khách thập phương đến với các điểm đến di tích.

Bên cạnh làm chuyển biến nhận thức và hành động của người dân cũng như du khách trong văn hóa ứng xử, việc triển khai quy tắc ứng xử trong các di tích cũng là cách trân trọng, giữ gìn di sản đến muôn đời sau. Có thể thấy, bộ Quy tắc ứng xử nơi công cộng cũng đưa ra khuyến cáo ứng xử tại các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo như: Giữ gìn, phát huy nghi thức, giá trị truyền thống; chấp hành quy định, hướng dẫn tại nơi thờ tự; đi nhẹ, nói khẽ, giữ gìn trật tự, vệ sinh chung…

Nếu đến các chùa Tảo Sách, Vạn Niên, Thiên Niên, Kim Liên (quận Tây Hồ), đền Quán Thánh, chùa Hòe Nhai, chùa Một Cột (quận Ba Đình), chùa Hà, chùa Thánh Chúa, đình Bái Ân (quận Cầu Giấy)… sẽ thấy cảnh quan di tích tôn nghiêm, sạch đẹp. Đó là công sức giữ gìn của những người quản lý di tích cũng như ý thức chấp hành quy định của người dân và du khách.

Tất cả các di tích đều có nội quy, quy định dành cho khách đến tham quan, chiêm bái, treo ở nơi dễ nhìn, dễ thấy giúp du khách thực hiện tốt. Vì vậy, tại các di tích không xảy ra tình trạng hái hoa, bẻ cành, xả rác bừa bãi, nói to... ảnh hưởng đến không gian di tích. Tình trạng đốt vàng mã cũng hạn chế triệt để ở nhiều đền, chùa trên địa bàn Hà Nội.

Tiến sỹ Nguyễn Viết Chức, Chủ tịch Hội đồng quản lý Viện nghiên cứu Văn hóa Thăng Long cho rằng, sự chuyển biến này không tự nhiên có, mà nó là cả quá trình tuyên truyền, vận động của ngành văn hóa, các địa phương cũng như những người quản lý di tích. Điều đó cũng góp phần giữ gìn, bảo tồn di sản cho bền vững với thời gian.

Hà Nội là địa phương đặc biệt quan tâm đến công tác bảo tồn, phát huy giá trị di tích và là nơi đi đầu cả nước trong việc dành nguồn lực đầu tư tu bổ, tôn tạo di tích. Bên cạnh việc quan tâm đến cảnh quan di tích, việc hình thành nếp văn hóa ứng xử văn minh sẽ góp phần tạo thêm môi trường văn hóa giàu bản sắc cho di tích trên địa bàn thành phố.

(Nguồn: Ngày Nay)

TAGS

Thí điểm sản phẩm du lịch đêm tại một số di tích lịch sử

Mai Lâm |

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng Trị đang tích cực phối hợp các đơn vị, địa phương liên quan gấp rút chuẩn bị chương trình thí điểm du lịch đêm tại 2 di tích lịch sử quốc gia đặc biệt là: Đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải và Thành Cổ Quảng Trị.

Di tích Thành Cổ Quảng Trị: Thử nghiệm xe điện phục vụ du khách

Tú Linh |

Ngày 8/6, bà Cáp Thị Thiên Trang, Trưởng Ban quản lý Di tích quốc gia đặc biệt Thành Cổ Quảng Trị cho biết, đơn vị vừa đưa vào sử dụng thử nghiệm 2 xe điện phục vụ đưa đón du khách.

Suối Đá Bàn sẽ trở thành điểm du lịch hấp dẫn kết nối với di tích Đền thờ Vua Hàm Nghi

Anh Vũ |

Đó là khẳng định của Chủ tịch UBND huyện Cam Lộ (Quảng Trị) Trần Anh Tuấn trong chuyến khảo sát các điểm có tiềm năng phát triển du lịch trên địa bàn huyện mới đây.

Trồng hoa mừng sinh nhật Bác tại khu di tích lịch sử Làng Vây

Phan Bảo Phú |

Ngày 18/5/2022 Ban Chấp hành Đoàn TNCS Hồ Chí Minh xã Tân Long (Hướng Hóa - Quảng Trị) phối hợp với các tổ chức đoàn thể của xã và các đơn vị đóng trên đại bàn (Đội Trinh sát đặc nhiệm, Đội kiểm soát PCMT, Đồn Biên phòng Thuận) tổ chức Lễ Phát động trồng cây xanh quanh di tích lịch sử Căn cứ Làng Vây.