Hoài Khao: vẻ đẹp yên bình, nguyên sơ với những nét bản sắc lâu đời

Hoàng Toàn |

Hoài Khao lưu giữ được nếp sống văn hóa lâu đời, với những kiến trúc, nghề thủ công truyền thống từ xa xưa của người dân tộc Dao Tiền.

Xóm Hoài Khao thuộc xã Quang Thành, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng, nằm ở độ cao 1.931m so mặt nước biển nằm lọt trong một thung lũng được bao quanh bởi vườn quốc gia Phja Oắc – Phja Đén, là nơi sinh sống của 34 hộ dân tất cả đều là người dân tộc Dao Tiền.
Xóm Hoài Khao thuộc xã Quang Thành, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng, nằm ở độ cao 1.931m so mặt nước biển nằm lọt trong một thung lũng được bao quanh bởi vườn quốc gia Phja Oắc – Phja Đén, là nơi sinh sống của 34 hộ dân tất cả đều là người dân tộc Dao Tiền.
Hoài Khao sở hữu vẻ đẹp nguyên sơ, ít sự can thiệp của bàn tay con người. Khung cảnh yên bình thơ mộng với màu xanh mướt của ruộng bậc thang tháng 8, xen lẫn giữa màu xanh của núi rừng.
Hoài Khao sở hữu vẻ đẹp nguyên sơ, ít sự can thiệp của bàn tay con người. Khung cảnh yên bình thơ mộng với màu xanh mướt của ruộng bậc thang tháng 8, xen lẫn giữa màu xanh của núi rừng.
Sàn gỗ được dựng ở giữa đồng là nơi thực hiện nghi lễ cấp sắc của người Dao Tiền. Lễ Cấp sắc là một nghi lễ quan trọng nhất trong cuộc đời mỗi người dân nơi đây, được coi như nghi lễ thiêng liêng để người đàn ông khẳng định sự trưởng thành và vị thế của mình.
Sàn gỗ được dựng ở giữa đồng là nơi thực hiện nghi lễ cấp sắc của người Dao Tiền. Lễ Cấp sắc là một nghi lễ quan trọng nhất trong cuộc đời mỗi người dân nơi đây, được coi như nghi lễ thiêng liêng để người đàn ông khẳng định sự trưởng thành và vị thế của mình.
Kiến trúc nhà cổ làm bằng gỗ từ 3 đến 5 gian mang nét đẹp cổ kính từ những mái ngói âm dương
Kiến trúc nhà cổ làm bằng gỗ từ 3 đến 5 gian mang nét đẹp cổ kính từ những mái ngói âm dương
Ngoài nếp nhà chính để sinh hoạt, mỗi gia đình đều có một kho chứa thóc làm bằng gỗ nằm tách biệt với nhà chính và các đồ dùng sinh hoạt xưa cũ.
Ngoài nếp nhà chính để sinh hoạt, mỗi gia đình đều có một kho chứa thóc làm bằng gỗ nằm tách biệt với nhà chính và các đồ dùng sinh hoạt xưa cũ.
Ngoài sở hữu vẻ đẹp của bản sắc văn hóa lâu đời, những tập quán chưa hề bị mai một của đồng bào Dao Tiền, người dân nơi đây còn vô cùng hiếu khách, khiến cho nơi đây trở thành điểm đến thân thiện, với tiềm năng lớn về phát triển du lịch.
Ngoài sở hữu vẻ đẹp của bản sắc văn hóa lâu đời, những tập quán chưa hề bị mai một của đồng bào Dao Tiền, người dân nơi đây còn vô cùng hiếu khách, khiến cho nơi đây trở thành điểm đến thân thiện, với tiềm năng lớn về phát triển du lịch.
Cây Nhội (tên địa phương còn gọi là Mạy Phát) mọc tự nhiên ở đầu xóm Hoài Khao, thân chính có chu vi thân 3,10m, đường kính hơn 1m, cây cao khoảng 25 - 30m là cây đơn thân, mọc thẳng, tán toả đều xung quanh. Đây là cây cổ thụ duy nhất ở đầu làng, được coi là cây di sản Việt Nam, có ý nghĩa thiêng liêng như cây thần bảo vệ người dân, được người dân nơi đây lập miếu thờ và chăm sóc.
Cây Nhội (tên địa phương còn gọi là Mạy Phát) mọc tự nhiên ở đầu xóm Hoài Khao, thân chính có chu vi thân 3,10m, đường kính hơn 1m, cây cao khoảng 25 - 30m là cây đơn thân, mọc thẳng, tán toả đều xung quanh. Đây là cây cổ thụ duy nhất ở đầu làng, được coi là cây di sản Việt Nam, có ý nghĩa thiêng liêng như cây thần bảo vệ người dân, được người dân nơi đây lập miếu thờ và chăm sóc.
Một trong những nét văn hóa đặc trưng của đồng bào Dao Tiền là dùng sáp ong để tạo hoa văn, họa tiết trên những bộ trang phục truyền thống. Để có được sáp ong, người dân Hoài Khao đã canh giữ và bảo vệ gần 100 tổ ong ở hang ong Khoái. Cứ đến đầu năm vào tháng 2, tháng 3 ong về làm tổ và đến tháng 9, tháng 10 ong bay đi tránh rét, lúc đó cả xóm sẽ tổ chức lễ hội lấy sáp ong, sau đó về chia đều cho mỗi hộ. Từ sáp ong này, những người phụ nữ Dao Tiền với bàn tay khéo léo và tỉ mỉ, lấy thanh tre in những sáp ong lên mặt vải với nhiều họa tiết
Một trong những nét văn hóa đặc trưng của đồng bào Dao Tiền là dùng sáp ong để tạo hoa văn, họa tiết trên những bộ trang phục truyền thống. Để có được sáp ong, người dân Hoài Khao đã canh giữ và bảo vệ gần 100 tổ ong ở hang ong Khoái. Cứ đến đầu năm vào tháng 2, tháng 3 ong về làm tổ và đến tháng 9, tháng 10 ong bay đi tránh rét, lúc đó cả xóm sẽ tổ chức lễ hội lấy sáp ong, sau đó về chia đều cho mỗi hộ. Từ sáp ong này, những người phụ nữ Dao Tiền với bàn tay khéo léo và tỉ mỉ, lấy thanh tre in những sáp ong lên mặt vải với nhiều họa tiết
Tất cả phụ nữ đều thành thạo kỹ thuật in hoa văn bằng sáp ong trên vải, tự tay dệt, thêu thùa, may vá trang phục cho mình và người thân trong gia đình. Từ đôi bàn tay khéo léo, phụ nữ thêu lên mặt vải những họa tiết hình học, cỏ cây, hoa lá, chim, thú thể hiện sự sáng tạo, tỉ mỉ trong những tấm vải chàm.
Tất cả phụ nữ đều thành thạo kỹ thuật in hoa văn bằng sáp ong trên vải, tự tay dệt, thêu thùa, may vá trang phục cho mình và người thân trong gia đình. Từ đôi bàn tay khéo léo, phụ nữ thêu lên mặt vải những họa tiết hình học, cỏ cây, hoa lá, chim, thú thể hiện sự sáng tạo, tỉ mỉ trong những tấm vải chàm.
Theo phong tục, người con gái trước khi lấy chồng phải biết thêu thùa, may vá để chuẩn bị trang phục ngày cưới cho bản thân. Khi đi lấy chồng, họ dạy cho con cháu nghề thêu thùa, may vá để giữ gìn bản sắc dân tộc. Ngay từ khi còn nhỏ, các thiếu nữ đã được các bà, các mẹ dạy cách thêu thùa từ những công đoạn đơn giản đến phức tạp để tự tay may những bộ trang phục.
Theo phong tục, người con gái trước khi lấy chồng phải biết thêu thùa, may vá để chuẩn bị trang phục ngày cưới cho bản thân. Khi đi lấy chồng, họ dạy cho con cháu nghề thêu thùa, may vá để giữ gìn bản sắc dân tộc. Ngay từ khi còn nhỏ, các thiếu nữ đã được các bà, các mẹ dạy cách thêu thùa từ những công đoạn đơn giản đến phức tạp để tự tay may những bộ trang phục.
Người Dao Tiền có nghề chạm bạc tinh xảo truyền thống vẫn được lưu giữ từ xưa đến nay, vừa là nét văn hóa vừa góp phần bảo tồn và phát huy giá trị đậm đà bản sắc trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
Người Dao Tiền có nghề chạm bạc tinh xảo truyền thống vẫn được lưu giữ từ xưa đến nay, vừa là nét văn hóa vừa góp phần bảo tồn và phát huy giá trị đậm đà bản sắc trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
Bộ trang phục truyền thống của người Dao Tiền đi kèm các loại trang sức bạc để làm điểm nhấn cho bộ trang phục. Mỗi người phụ nữ có một bộ vòng bạc riêng, mỗi bộ nặng khoảng 1 kg bạc, bao gồm 7 chiếc vòng có kích thước từ nhỏ đến lớn thường được mặc vào các ngày lễ tết những dịp đặc biệt quan trọng.
Bộ trang phục truyền thống của người Dao Tiền đi kèm các loại trang sức bạc để làm điểm nhấn cho bộ trang phục. Mỗi người phụ nữ có một bộ vòng bạc riêng, mỗi bộ nặng khoảng 1 kg bạc, bao gồm 7 chiếc vòng có kích thước từ nhỏ đến lớn thường được mặc vào các ngày lễ tết những dịp đặc biệt quan trọng.
Hình cảnh bình yên xóm cổ Hoài Khao
Hình cảnh bình yên xóm cổ Hoài Khao

(Nguồn: Phụ nữ mới)

TAGS

Phát huy giá trị di sản thiên nhiên liên biên giới Việt – Lào

PV |

“Chính phủ Lào đang nỗ lực xây dựng Khu bảo tồn quốc gia Hin Nậm Nô, tỉnh Khăm Muộn, trở thành Vườn quốc gia. UNESCO cũng đang xem xét để công nhận Di sản thiên nhiên thế giới liên biên giới Việt – Lào (Di sản thiên nhiên thế giới Phong Nha – Kẻ Bàng và Hin Nậm Nô) đầu tiên ở châu Á, tạo nên quần thể đa dạng sinh học, trung tâm nghiên cứu khoa học, khám phá du lịch… rộng lớn, có giá trị nổi bật toàn cầu” – ông Phạm Hồng Thái, Giám đốc Ban Quản lý Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng, tỉnh Quảng Bình thông tin với phóng viên Báo Biên phòng

Giếng cổ Gio An: Công trình thủy lợi độc đáo của người Chăm cổ

PV |

Những giếng nước cổ của người Chăm tại xã Gio An, tỉnh Quảng Trị không chỉ gìn giữ nguồn nước mà nhiều năm nay còn trở thành một biểu tượng văn hoá, được người dân trân trọng.

Đầu tư 12 tỉ đồng xây dựng Nhà trưng bày thành Tân Sở và phong trào Cần Vương

Anh Vũ |

Phó Giám đốc Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng và Phát triển quỹ đất huyện Cam Lộ (Quảng Trị) Nguyễn Văn Phượng cho biết, đơn vị đang trình UBND huyện xem xét thẩm định và phê duyệt báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình Nhà trưng bày thành Tân Sở và phong trào Cần Vương tại xã Cam Chính.

Bộ VHTTDL công bố Danh mục 10 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Minh Thu |

Các di sản văn hóa phi vật thể quốc gia được công nhận lần này thuộc các loại hình: Lễ hội truyền thống; Tập quán xã hội và tín ngưỡng; Nghề thủ công truyền thống; Tri thức dân gian...