Hoài niệm xưa cũ trên những sạp báo giấy

Hoàng Toàn |

Trước sự bùng nổ mạnh mẽ của công nghệ thông tin và báo điện tử, tìm được một sạp bán báo giấy trên đường phố không còn dễ dàng.

Hiện nay báo mạng điện tử 4.0 phát triển, báo giấy đã không được nhiều người quan tâm, chú ý đến. Ảnh Nguyễn Hiếu chụp tại Hội An ngày 4/4.
Hiện nay báo mạng điện tử 4.0 phát triển, báo giấy đã không được nhiều người quan tâm, chú ý đến. Ảnh Nguyễn Hiếu chụp tại Hội An ngày 4/4.
Những người bán báo giấy trên phố Đinh Tiên Hoàng, Hai Bà Trưng ( Hà Nội) lúc 5h sáng. Đây là nơi tập kết báo để giao đến các sạp bán lẻ tại Hà Nội và các tỉnh thành lân cận: Ảnh chụp 5 giờ sáng ngày 17/6.
Những người bán báo giấy trên phố Đinh Tiên Hoàng, Hai Bà Trưng ( Hà Nội) lúc 5h sáng. Đây là nơi tập kết báo để giao đến các sạp bán lẻ tại Hà Nội và các tỉnh thành lân cận: Ảnh chụp 5 giờ sáng ngày 17/6.
Những người làm nghề phát hành báo chí tập trung trước cổng những nhà in báo đến nhận báo.
Những người làm nghề phát hành báo chí tập trung trước cổng những nhà in báo đến nhận báo.
Ông Thắng, 70 tuổi, làm nghề phát hành báo 30 năm nay, ngày nào ông cũng dậy từ 4 giờ sáng để lấy báo và phân loại báo sau đó đi giao. Ông hay đặt riêng báo giấy để đọc vì thông tin luôn đảm bảo được sự chính xác tuyệt đối và là món ăn tinh thần không thể thiếu.
Ông Thắng, 70 tuổi, làm nghề phát hành báo 30 năm nay, ngày nào ông cũng dậy từ 4 giờ sáng để lấy báo và phân loại báo sau đó đi giao. Ông hay đặt riêng báo giấy để đọc vì thông tin luôn đảm bảo được sự chính xác tuyệt đối và là món ăn tinh thần không thể thiếu.
Các tờ báo sau khi được phân loại đóng gói xong sẽ được đưa đến các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, một số sạp báo bán lẻ... đến tay người đọc.
Các tờ báo sau khi được phân loại đóng gói xong sẽ được đưa đến các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, một số sạp báo bán lẻ... đến tay người đọc.
Một sạp báo nhỏ tại số 1 phố Hàng Trống (chuyển từ số 71 Hàng Trống), một trong những sạp báo đầu tiên của Hà Nội đã tồn tại được hơn 30 năm. Ở Hà Nội sạp báo giờ cũng không còn tồn tại nhiều như trước.
Một sạp báo nhỏ tại số 1 phố Hàng Trống (chuyển từ số 71 Hàng Trống), một trong những sạp báo đầu tiên của Hà Nội đã tồn tại được hơn 30 năm. Ở Hà Nội sạp báo giờ cũng không còn tồn tại nhiều như trước.
Một sạp báo nhỏ tại số 1 phố Hàng Trống (chuyển từ số 71 Hàng Trống), một trong những sạp báo đầu tiên của Hà Nội đã tồn tại được hơn 30 năm. Ở Hà Nội sạp báo giờ cũng không còn tồn tại nhiều như trước.
Sạp báo là hình ảnh của hiện tại nhưng cũng gợi đầy hoài niệm xưa cũ cùng những vị khách quen thuộc hiếm hoi sáng sớm mua báo và đọc tin nóng ngay cạnh sạp.
Sạp báo là hình ảnh của hiện tại nhưng cũng gợi đầy hoài niệm xưa cũ cùng những vị khách quen thuộc hiếm hoi sáng sớm mua báo và đọc tin nóng ngay cạnh sạp.
Anh Đặng Hữu Phán, chủ sạp báo số 1 Hàng Trống cho biết: Tôi vừa kinh doanh kiếm tiền và có sở thích đọc báo, hiện tại lượng khách mua báo rất ít chủ yếu là người lớn tuổi, mỗi ngày bán được khoảng 100 tờ báo so với ngày xưa. Báo giấy thời hoàng kim mỗi ngày bán được gấp 20 lần bây giờ.
Anh Đặng Hữu Phán, chủ sạp báo số 1 Hàng Trống cho biết: Tôi vừa kinh doanh kiếm tiền và có sở thích đọc báo, hiện tại lượng khách mua báo rất ít chủ yếu là người lớn tuổi, mỗi ngày bán được khoảng 100 tờ báo so với ngày xưa. Báo giấy thời hoàng kim mỗi ngày bán được gấp 20 lần bây giờ.

Sạp báo Hà Oanh trên phố Phan Huy Chú (Hà Nội) hiện tại là sạp báo gần như lớn nhất ở Hà  Nội, giờ luôn vắng khách.
Sạp báo Hà Oanh trên phố Phan Huy Chú (Hà Nội) hiện tại là sạp báo gần như lớn nhất ở Hà Nội, giờ luôn vắng khách.
Những vị khách thân thuộc mua báo giấy hằng ngày tại sạp báo Hà Oanh.
Những vị khách thân thuộc mua báo giấy hằng ngày tại sạp báo Hà Oanh.
Thật khó để bắt gặp lại những người bán báo rong.
Thật khó để bắt gặp lại những người bán báo rong.
Những hình ảnh ít ỏi của những người mua và đọc báo giấy.
Những hình ảnh ít ỏi của những người mua và đọc báo giấy.
Ông Nguyễn Hữu Kháng 70 tuổi cho biết: Tôi có thói quen đọc tờ báo “Tuổi Trẻ” gần 40 năm nay, tôi với vợ thường chạy bộ từ sáng sớm, sau đó tôi mua báo ngồi đọc cập nhật thông tin từng ngày.
Ông Nguyễn Hữu Kháng 70 tuổi cho biết: Tôi có thói quen đọc tờ báo “Tuổi Trẻ” gần 40 năm nay, tôi với vợ thường chạy bộ từ sáng sớm, sau đó tôi mua báo ngồi đọc cập nhật thông tin từng ngày.

Ông Nguyễn Văn Hải chia sẻ: Tôi trung thành với báo giấy nửa đời người, ngày nào tôi cũng đạp xe ra đọc báo tường Hà Nội Mới. Báo điện tử tôi có tuổi rồi nên đọc mỏi mắt.
Ông Nguyễn Văn Hải chia sẻ: Tôi trung thành với báo giấy nửa đời người, ngày nào tôi cũng đạp xe ra đọc báo tường Hà Nội Mới. Báo điện tử tôi có tuổi rồi nên đọc mỏi mắt.
Hà Nội còn duy nhất 2 nơi giữ báo tường là báo Hà Nội Mới số 44 Lê Thái Tổ và báo Nhân Dân 71 Hàng Trống.
Hà Nội còn duy nhất 2 nơi giữ báo tường là báo Hà Nội Mới số 44 Lê Thái Tổ và báo Nhân Dân 71 Hàng Trống.
Báo tường tại báo Nhân Dân số 71 Hàng Trống.
Báo tường tại báo Nhân Dân số 71 Hàng Trống.

(Nguồn: Phụ nữ mới)

Ẩm thực Việt Nam làm say lòng các thực khách trên đất Pháp

Nguyễn Thu Hà |

Các món ăn, đồ uống đặc trưng của các vùng miền Việt Nam như bún bò, bún trộn, nem cuốn, nem rán, bánh mỳ, nước mía, trà, càphê…đã thu hút một lượng lớn du khách và người dân địa phương.

Bun Bang Fai- lễ hội cầu mưa của người Lào

Phan Bảo Phú |

Cứ đến tháng 6 hàng năm, chuẩn bị vụ mùa mới, khi đồng ruộng còn khô, người dân Lào tổ chức Bun Bang Fai - Lễ hội bắn pháo cầu mưa, mong một mùa sản xuất thuận lợi, bội thu.

Sẽ đưa tàu du lịch chạy bằng đầu máy hơi nước vào hoạt động trên tuyến Huế - Đà Nẵng

Phương Uyên |

Dự án Tàu du lịch bằng đầu máy hơi nước đoạn Huế - Đà Nẵng sắp được đưa vào hoạt động phục vụ du khách. Đây là đoàn tàu được thiết kế nội thất theo phong cách châu Âu cổ.

Ngắm nhìn hoa muồng hoàng yến nở vàng rực góc trời Thủ đô

Hoài Nam |

Cứ mỗi độ tháng Năm, tháng Sáu, muồng hoàng yến lại bung nở vàng rực trên khắp phố phường Hà Nội khiến nhiều trái tim xao xuyến phải dừng lại để chiêm ngưỡng.