Khai mạc triển lãm về người nghệ sỹ trong sự nghiệp giải phóng dân tộc

Minh Anh |

Triển lãm mang đến 80 bức tranh của nhiều tên tuổi lớn trong giới mỹ thuật Việt Nam thời đầu, từ đó cho thấy nhận thức và đóng góp của họ với sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng nền văn hóa mới.


Sáng ngày 24/2 tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, triển lãm "Nghệ sỹ là chiến sỹ" đã được khai mạc nhân kỷ niệm 80 năm ra đời Đề cương về văn hóa Việt Nam (1943-2023).

Đề cương về văn hóa Việt Nam vốn là một văn kiện lịch sử có ý nghĩa quan trọng trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, chỉ ra con đường vận động và phát triển của văn hóa Việt Nam. Vì vậy, theo Bảo tàng Mỹ thuật, triển lãm "Nghệ sỹ là chiến sỹ" là một sự hưởng ứng, cho thấy sự chuyển biến về nhận thức tư tưởng của giới văn nghệ sỹ khi họ từ bỏ cuộc sống bình an, tham gia sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng và phát triển một nền văn hóa Việt Nam mới.

Tranh ''Dao găm rèn cho du kích'' của họa sĩ Nguyễn Hiêm năm 1945. (Tranh: Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam)
Tranh ''Dao găm rèn cho du kích'' của họa sĩ Nguyễn Hiêm năm 1945. (Tranh: Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam)

80 bức tranh tại triển lãm là những minh chứng rõ nét cho những tư tưởng ấy. Tiến sỹ Nguyễn Anh Minh, Giám đốc Bảo tàng Mỹ thuật nhận xét dù loạt tác phẩm chủ yếu được thể hiện một cách không mấy cầu kỳ: vẽ ký họa bằng chì, mực, màu nước... nhưng đều là những khoảnh khắc lịch sử, chân thực và giàu cảm xúc về cuộc kháng chiến, về lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết, anh dũng chiến đấu, thi đua tăng gia sản xuất.

Triển lãm được coi như dịp tôn vinh và tri ân chung tới các thế hệ họa sỹ đã dùng những nét vẽ, bảng màu như vũ khí để cống hiến cho sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc và dân tộc.

Đây cũng là dịp hiếm hoi để công chúng có thể được chiêm ngưỡng tranh của các tác giả tài năng, thuộc thế hệ đầu tiên của nền mỹ thuật Việt Nam, bởi những bức tranh này vốn được bảo quản trong kho thay vì trưng bày thường xuyên cho khách tham quan.

Triển lãm treo tranh của 30 tác giả, trong đó có 22 họa sỹ được đào tạo tại trường Mỹ thuật Đông Dương (Đại học Mỹ thuật Việt Nam ngày nay). Các danh họa có tranh trong triển lãm bao gồm Tô Ngọc Vân, Trần Văn Cẩn, Lương Xuân Nhị, Nguyễn Văn Tỵ, Nguyễn Sáng cùng nhiều tên tuổi khác Nguyễn Hiêm, Lê Quốc Lộc, Nguyễn Sỹ Ngọc... 

Triển lãm mở cửa từ ngày 24/2 đến hết 5/3 tại tầng 2 nhà B, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam (66 Nguyễn Thái Học, Ba Đình, Hà Nội).

Tranh ''Hà Nội kháng chiến'' vẽ bằng bột màu trên giấy do họa sỹ Văn Giáo vẽ năm 1947, mỗi tranh nhỏ có một nội dung được chú thích riêng. (Tranh: Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam)
Tranh ''Hà Nội kháng chiến'' vẽ bằng bột màu trên giấy do họa sỹ Văn Giáo vẽ năm 1947, mỗi tranh nhỏ có một nội dung được chú thích riêng. (Tranh: Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam)
Tranh khắc gỗ ''Thổ, Nùng, Mán, Kinh đoàn kết đuổi giặc Pháp'' của danh họa Trần Văn Cẩn, thực hiện trong giai đoạn từ 1947-1954. (Tranh: Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam)
Tranh khắc gỗ ''Thổ, Nùng, Mán, Kinh đoàn kết đuổi giặc Pháp'' của danh họa Trần Văn Cẩn, thực hiện trong giai đoạn từ 1947-1954. (Tranh: Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam)
Ông Tô Ngọc Thắng, cháu nội danh họa Tô Ngọc Vân bên bức ký họa có tên ''May áo.'' Đây là một trong những tác phẩm cuối cùng của cố họa sỹ, được vẽ năm 1954. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)
Ông Tô Ngọc Thắng, cháu nội danh họa Tô Ngọc Vân bên bức ký họa có tên ''May áo.'' Đây là một trong những tác phẩm cuối cùng của cố họa sỹ, được vẽ năm 1954. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)
Cận cảnh bức ''May áo'' của họa sỹ Tô Ngọc Vân. (Tranh: Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam)
Cận cảnh bức ''May áo'' của họa sỹ Tô Ngọc Vân. (Tranh: Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam)

Khách tham quan đến xem các tác phẩm tại triển lãm. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)
Khách tham quan đến xem các tác phẩm tại triển lãm. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)
Tranh truyền đơn của cố họa sỹ Lương Xuân Nhị được vẽ năm 1948. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)
Tranh truyền đơn của cố họa sỹ Lương Xuân Nhị được vẽ năm 1948. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)
Tác phẩm ''Đồng chí cố ăn một chút'' của họa sỹ Văn Giáo. (Tranh: Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam)
Tác phẩm ''Đồng chí cố ăn một chút'' của họa sỹ Văn Giáo. (Tranh: Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam)

 (Nguồn: Vietnam+)

Thú chơi tranh 12 con giáp ngày tết

Hà Trang |

Vài năm trở lại đây, khi đời sống vật chất ngày càng ổn định, từ quan niệm “ăn Tết“” đang chuyển dần sang “chơi Tết“” thì việc chơi tranh ngày tết cũng bắt đầu có xu hướng quay về truyền thống khi đề tài về 12 con giáp ngày càng được nhiều họa sĩ quan tâm và theo đuổi. Với nhiều cách sáng tạo phong phú, đa dạng, những bức tranh sống động về các con giáp hàm chứa các thông điệp nhân sinh quan, thế giới quan sâu sắc, thể hiện sự ngưỡng vọng của con người trước cái đẹp cùng những ước vọng cho năm mới. Đây cũng chính là một cách dựa vào truyền thống để đến với những mục tiêu xa hơn, lâu bền hơn cho nghệ thuật tranh Tết cổ truyền Việt Nam.

Thú chơi tranh Tết

Tạ Thu Phong |

Trong phong tục đón Tết của người Việt thì chơi tranh không chỉ mang ý nghĩa văn hóa, tâm linh, tín ngưỡng mà còn là thú chơi tao nhã.

Tranh mèo - Sự khởi nguồn sáng tạo của danh họa Lê Bá Đảng

Long Hà |

Lê Bá Đảng (1921 - 2015) là một danh họa - nghệ sĩ điêu khắc nổi tiếng thế giới. Ông sinh ra, lớn lên tại làng Bích La, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị và thành danh tại nước Pháp. Trong suốt cuộc đời nghệ thuật của mình, ông đã để lại một khối lượng tác phẩm đồ sộ, cùng nhiều giải thưởng quốc tế giá trị, nhận về nhiều danh hiệu tài năng…

Đông Hà nỗ lực đấu tranh với tệ nạn ma túy, cờ bạc và tín dụng đen

Thanh Tuyền |

Thời gian qua, công tác phòng ngừa, đấu tranh với các loại tội phạm và tệ nạn xã hội ở Đông Hà (Quảng Trị) đạt được nhiều kết quả tích cực. Tuy nhiên, tình hình tội phạm và tệ nạn ma túy, cờ bạc, tín dụng đen trên địa bàn vẫn diễn biến khá phức tạp. Trước thực tế này, địa phương triển khai nhiều giải pháp để phòng ngừa, đấu tranh hiệu quả hơn.