Ký ức xứ Triệu Voi

Đoàn Minh Phụng |

Cách đây hơn 10 năm, trong chuyến đi tác nghiệp, trên đường từ Lào sang Thái Lan, chúng tôi bất ngờ khi mà người hướng dẫn viên, phiên dịch của đoàn đưa chúng tôi đến một nơi người ta gọi là chợ Đông Dương. 

Ở đây, phần lớn bà con buôn bán là người Việt Nam. Nghe chúng tôi nói tiếng Việt, nhiều người rất mừng, họ nhanh chóng làm quen và đem ra một số đồ ăn và thức uống để mời và hỏi thăm bao chuyện ở quê. Nhiều người có đến 20, 30 năm, thậm chí hơn thế nữa mà chưa một lần về nước. Đã nhiều năm trôi qua, nhưng mỗi khi nhớ về xứ Triệu Voi, trong tôi vẫn bồi hồi nhớ lại...

Tha phương cầu thực

Qua những câu chuyện thì biết, không chỉ ở chợ Đông Dương, mà rất nhiều nơi vùng Hạ Lào, Đông Bắc Thái Lan cho tới thời điểm ấy có nhiều người Việt sang làm ăn, kinh doanh dịch vụ, có nhiều người sang đã khá lâu, từ thời Pháp thuộc. Mấy lần sau trở lại, có điều kiện, tôi gặp nhiều bà con người Việt sinh sống trên xứ sở này.

Người Việt Nam kinh doanh dịch vụ ăn uống ở thủ đô Vientiane (Lào). Ảnh: Đ.M.P
Chợ Pakse (Champasak) do bà Đào Hương, một doanh nhân Việt Nam ở Lào đầu tư xây dựng. Ảnh: Đ.M.P

Anh Lưu Minh Điều, quê Thái Nguyên sang Luang Phrabang (Lào) từ năm 2010. Anh thuê đất, xây nhà hàng, khách sạn lấy tên Việt Nam: Hoa Ban. Anh cho biết từ ngày sang Luang Phrabang, luôn được chính quyền sở tại và bà con người Lào cũng như bà con người Việt Nam sang những năm trước, nhất là Hội Người Việt ở đây giúp đỡ mọi thứ, cho nên công việc làm ăn sinh sống, nhất là trong chuyện sản xuất kinh doanh của anh rất thuận lợi.

Anh khoe với chúng tôi, Cố đô Luang Phrabang là nơi rất đáng sống, người dân ở đây rất thân thiện, mến khách, phong cảnh hữu tình! Cũng như anh Điều, nhiều bà con người Việt sang thủ đô Vientiane, hay tỉnh Pakse, Attapuo, Sê Kông... cũng nhận được sự giúp đỡ của chính quyền, tạo nhiều điều kiện để bà con có cơ hội đầu tư, kinh doanh, sản xuất.

Người được coi là giàu nhất Champasak (Pakse) tại thời điểm đó lại là người Việt - bà Đào Hương. là người gốc Huế, cha mẹ bà sang đây từ rất lâu rồi. Được biết, để có một doanh nghiệp làm ăn phát đạt như hiện nay, một thời gia đình và bản thân bà Đào Hương cũng là một trong những người mua bán nhỏ lẻ và rất khó khăn, phải làm thuê kiếm sống qua ngày.

Người dân Champasak nói rằng bà Đào Hương luôn gặp may mắn trên con đường sản xuất kinh doanh. Tên thật của bà là Lê Thị Lượng, còn Dao Huang (Đào Hương) là do người Lào đặt cho, bởi theo tiếng Lào nó có ý nghĩa là một “ngôi sao sáng” và cho nên bà luôn được mọi người yêu quý, tôn trọng, hỗ trợ, giúp đỡ trên con đường lập nghiệp ở xứ sở Triệu Voi xa xôi này.

Chợ Pakse (Champasak) do bà Đào Hương, một doanh nhân Việt Nam ở Lào đầu tư xây dựng. Ảnh: Đ.M.P
Người Việt Nam kinh doanh dịch vụ ăn uống ở thủ đô Vientiane (Lào). Ảnh: Đ.M.P


Không được như bà Đào Hương, chị Nguyễn Thị Bé, quê ở Phú Lộc, Thừa Thiên-Huế, sang Champasak từ những năm đầu thập niên 80 của thế kỷ XX, lấy chồng người Lào, mua bán tạp hóa ở chợ Pakse, chợ này là do bà Đào Hương đầu tư xây dựng sau lần chợ bị cháy rụi cách đấy chưa lâu. Chị Phạm Thị Kim Thúy, người Đà Nẵng, cũng sang Pakse đã trên 8 năm, cũng làm nghề mua bán nhỏ.

Nói chung nhiều người Việt sang Pakse làm đủ nghề, vất vả nhưng hầu hết là đủ sống, nuôi gia đình và có ít nhiều làm của để dành, gửi về quê cho người thân. Còn có một chị quê ở Quảng Bình nhưng sinh ở Thành phố Hồ Chí Minh, sang Lào từ năm 1988, lập gia đình và mua bán vàng bạc, thu nhập rất khá. Chị cho biết, thuê chỗ trong chợ của bà Đào Hương giá cả cũng khá phải chăng nên kinh doanh cũng có lời khá hơn ở nơi khác.

Còn gặp khá nhiều người Việt Nam hành nghề mua bán ở những nơi phổ biến như chợ, vỉa hè, đường phố, các tụ điểm đông khách du lịch, nhà hàng... trong số đó có chị Nguyễn Thị Hồng Ngọc, độ chừng trên dưới 30 tuổi, đem theo con nhỏ từ Hà Tĩnh sang bán... kem cây ở các điểm có đông khách du lịch ở Vientiane, hàng ngày chị đưa cả con theo cùng.

Hỏi cháu về chuyện học hành, chị im lặng, lộ vẻ không vui, nhưng khi chúng tôi hỏi chuyện mua bán như thế có đủ nuôi sống hai mẹ con không, thì chị cười rất tươi, bảo tính ra tiền Việt Nam thì mỗi ngày cũng lời được 150 đến 200 ngàn đồng; ăn uống, trả tiền thuê chỗ ở, mua sắm lặt vặt cho cuộc sống hàng ngày, thì hàng năm cũng tích cóp được một ít gửi về cho chồng nuôi gia đình.

Hỏi chuyện có khó dễ trong việc đăng ký lưu trú, thì nhiều người Việt mà tôi gặp, bảo không khó, ở với bà con người Lào hiền lành, hiếu khách, họ giúp đỡ nhiều lắm.

Một lần khác tôi lại đến Vientiane. Nghỉ ở Khách sạn Lane Xang (Triệu Voi), tối đến con đường lớn trước mặt khách sạn, bên dòng Mê Kông bà con họp chợ đêm, ở đấy có rất nhiều người Việt Nam mua bán đủ các loại hàng hóa, chủ yếu là hàng có xuất xứ từ Thái Lan và Việt Nam; đồ ăn, thức uống của Lào cũng phong phú, giá cả phải chăng. Nhưng anh bạn đồng nghiệp Vanpheng Phayamath ở Đài truyền hình Quốc gia Lào vẫn nhắc mọi người, khi mua cái gì thì phải trả giá, bà con người Việt họ nói thách đấy.

Người Lào trước đây thường nói sao bán vậy, giờ cũng có người làm theo người Việt rồi. Khi đến cố đô Luang Phrabang, các đồng nghiệp ở đây cũng nhắc chúng tôi những lời tương tự vừa nói ở trên.

Người Việt Nam kinh doanh dịch vụ ăn uống ở thủ đô Vientiane (Lào). Ảnh: Đ.M.P
Chị Liên-Xăng. Ảnh: Đ.M.P

Làng SEA Games ngày ấy

Tháng 6-2014, chúng tôi được Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) đưa trở lại thăm làng SEA Games do Tập đoàn tài trợ để phục vụ cho SEA Games 25, năm 2009. Công trình có khuôn viên rộng đến 37.000 m2, diện tích sàn xây dựng 42.000 m2, với 8 tòa nhà cao 5 tầng, một dãy nhà ăn có thể phục vụ 1.500 người cùng lúc. Công trình này sau khi phục vụ cho SEA Games 25 đã trở thành ký túc xá dành cho sinh viên Đại học Quốc gia Lào.

Chị Lienxang (Liên-Xăng), Phó Trưởng ban Quản lý Ký túc xá rất vui khi chúng tôi ghé thăm. Chị nói tiếng Việt chưa rành lắm nhưng cũng đủ vốn để tiếp chuyện trực tiếp với chúng tôi. Trong số trên 2.000 sinh viên khi ấy đang lưu trú ở đây, có trên 100 em là người Việt. Chị Liên-Xăng bảo các em sinh viên người Việt Nam đang học ở đây rất hiền, ngoan, chăm học và học khá giỏi, đặc biệt là các em gái ai cũng xinh đẹp, dễ thương.

Chị Liên-Xăng có một ước muốn, giá mà có kinh phí để hàng năm sửa chữa, tu bổ chỗ ăn ở cho các em sinh viên thì tốt biết bao. Công trình sau nhiều năm sử dụng cũng đã có một số hạng mục xuống cấp, nhất là các công trình nước, điện chiếu sáng, trên các tầng của tòa nhà các cửa gỗ đã bị hư hỏng khá nhiều, đã nhiều lần phải thay cửa ở một số dãy, khá tốn kém, nhưng cũng phải làm, chống xuống cấp, bởi đây là một công trình có ý nghĩa trong mối quan hệ, hợp tác đặc biệt giữa Việt Nam và Lào nói chung và giữa Tập đoàn HAGL với Thủ đô Vientiane của nói riêng.

Còn nhớ, làng SEA Games ở Vientiane được Tập đoàn HAGL ngoài tài trợ ra còn cho bạn mượn số tiền lớn để đầu tư. Chỉ riêng diện tích của khu ký túc xá đã lên đến 4 ha, nằm trong tổng thể một khu vực có thể nói là... như rừng nguyên sinh; đường phân lô rất đẹp, khuôn viên bao la mà rất trật tự, lại vừa xanh, sạch, đẹp; đường đi lối lại đã thảm nhựa, lát đá theo một quy hoạch bài bản.

Biết chúng tôi là khách đến từ Gia Lai của Việt Nam, chị Liên-Xăng rất tự hào về nơi mà một doanh nghiệp lớn từ Gia Lai đầu tư giúp Lào có cơ sở hiện đại này, tự hào về Việt Nam, về HAGL - chị bảo thế.

Các ảnh trên: Siêu thị do Tập đoàn HAGL đầu tư xây dựng ở Vientiane; Một số mặt hàng sản xuất từ VN được bày bán trong một siêu thị ở Vientiane và một người Việt bán hàng rong ở TP Luang Phrabang (Lào). Ảnh: Đ.M.P
Các ảnh trên: Siêu thị do Tập đoàn HAGL đầu tư xây dựng ở Vientiane; Một số mặt hàng sản xuất từ VN được bày bán trong một siêu thị ở Vientiane và một người Việt bán hàng rong ở TP Luang Phrabang (Lào). Ảnh: Đ.M.P
Các ảnh trên: Siêu thị do Tập đoàn HAGL đầu tư xây dựng ở Vientiane; Một số mặt hàng sản xuất từ VN được bày bán trong một siêu thị ở Vientiane và một người Việt bán hàng rong ở TP Luang Phrabang (Lào). Ảnh: Đ.M.P
Các ảnh trên: Siêu thị do Tập đoàn HAGL đầu tư xây dựng ở Vientiane; Một số mặt hàng sản xuất từ VN được bày bán trong một siêu thị ở Vientiane và một người Việt bán hàng rong ở TP Luang Phrabang (Lào). Ảnh: Đ.M.P


Trở lại chuyện “tha phương cầu thực”, một điều đáng mừng là bà con người Việt Nam sang Lào tìm kế sinh nhai đều được chính quyền nước bạn tạo điều kiện thuận lợi để dễ tìm việc làm, chủ yếu là những việc mà bà con người Lào ít làm. Ngoài ra, ở nhiều địa phương đã có Hội Người Việt ở Lào, được Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán Việt Nam giúp đỡ mọi người có nơi gặp gỡ trong các dịp lễ, Tết của nước nhà.

Tết Âm lịch và Quốc khánh 2-9 hàng năm, tại cố đô Luang Phrabang, lãnh đạo của Lãnh sự quán ở đây đều tổ chức gặp mặt đại diện bà con người Việt, ước chừng 1.000 người đang sinh sống, làm ăn ở Luang Phrabang. Được biết, khi xa Tổ quốc sang Lào, nhiều người Việt rất chăm chỉ làm lụng, luôn chấp hành các quy định pháp luật của nước bạn.

Tình cờ gặp anh Thái Văn Sâm ở một nhà hàng, anh bảo trước đây anh là công nhân làm ở Nhà máy Thủy điện Sê San 4-Gia Lai, rồi nghỉ việc sang buôn bán bên Lào đã hơn chục năm rồi. Anh là người Nghệ An, rất sành tiếng Lào, cũng hay về quê, nên anh hứa “với đồng hương” rằng, khi nào tôi muốn một mình sang Luang Phrabang hay các tỉnh Bắc Lào, gọi điện cho anh, anh sẽ hướng dẫn cho.

Từ Nghệ An sang Luang Phrabang chỉ 600 km, đi một ngày ô tô thì đến, cũng chỉ hết 600.000 VND thôi, anh bảo thế. Và tôi đã nhận lời, chắc chắn là vậy!

(Nguồn: Báo Quảng Trị)

Tặng 500 con giống mô hình " Đàn ngan khăn quàng đỏ" cho người dân và lực lượng bảo vệ biên giới Lào

Phan Vĩnh |

Ngày 20/12/2023, Thượng tá Đinh Quang Duyên, Chính trị viên Đồn biên phòng Ba Tầng cho biết, tại trạm kiểm soát biên phòng A Dơi, Đồn Biên phòng Ba Tầng (Hướng Hoá, Quảng Trị), trao tặng 500 con ngan giống cùng thức ăn và thuốc thú y kèm theo cho 36 hộ dân Bản Tân Du và Trạm Công an A Cha/ Lào. 

Doanh nghiệp Lào chuẩn bị xuất khẩu gạo sang Mỹ

Tổng hợp |

Công ty TNHH MTV Thương mại Xuất nhập khẩu Champahom của Lào cho biết sẽ xuất khẩu 900 tấn gạo nếp Champahom sang Mỹ, sau khi sản phẩm gạo của doanh nghiệp đã hiện diện tại thị trường Bỉ và Pháp.

Thái Lan tăng cường xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc thông qua đường sắt Lào

Tổng hợp |

Thái Lan đang chuẩn bị bắt đầu xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc thông qua hệ thống đường sắt Thái-Lào từ tháng 12.

Lào cần nhập khẩu bò giống để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ và xuất khẩu

Tổng hợp |

Chính phủ Lào thừa nhận cần phải nhập khẩu con giống bò để đảm bảo cả về chất và lượng cho nhu cầu tiêu thụ trong nước cũng như xuất khẩu theo các hạn ngạch đã được phê duyệt.