Lần đầu tiên tổ chức Chợ phiên biên giới Lao Bảo vào tháng 12/2024

Trần Hà |

Ngày 04/12/2024, UBND thị trấn Lao Bảo (Hướng Hóa, Quảng Trị) cho biết, nhằm thúc đẩy các hoạt động giao lưu văn hóa, quảng bá, trao đổi hàng hóa, các sản phẩm truyền thống Việt Nam - Lào và các mặt hàng đặc trưng Việt Nam - Lào hai bên biên giới, UBND thị trấn Lao Bảo tổ chức “Chợ phiên biên giới Lao Bảo”, bắt đầu vào tháng 12/2024.

Cụ thể, phiên chợ sẽ khai mạc vào 8h ngày 21/12/2024 (thứ 7). Thời gian bắt đầu họp chợ từ 6h sáng hàng tuần tại sân Trung tâm Thương mại Lao Bảo.

Chợ Phiên biên giới Lao Bảo sẽ là nơi bày bán các mặt hàng ẩm thực, giải khát của Việt Nam và Lào, sản phẩm đặc trưng của người đồng bào dân tộc thiểu số, người Lào; hàng hóa lưu niệm Việt Nam và Lào; hàng nông sản, thực phẩm tươi sống; sản phẩm OCOP trên địa bàn thị trấn và một số xã, thị trấn trên địa bàn huyện Hướng Hóa, các sản phẩm đóng gói, áo quần, giày dép và các hoạt động văn hóa, nghệ thuật vui chơi giải trí…

 

Mục tiêu của Chợ phiên biên giới Lao Bảo nhằm góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh, dịch vụ, du lịch vùng biên giới Lao Bảo và các địa phương lân cận; là không gian văn hóa, ấm thực để du khách đến địa phương có cơ hội trải nghiệm, mua sắm và thưởng thức tại chỗ.

Theo lãnh đạo UBND thị trấn Lao Bảo, với mong muốn tạo điều kiện cho cư dân hai bên biên giới giao thương, trao đổi hàng hóa; đồng thời tạo điểm nhấn để cuối tuần du khách đến với huyện Hướng Hóa có cơ hội tiếp cận với văn hóa, đặc sản địa phương. Đặc biệt, du khách có thể trải nghiệm, tiếp xúc với người Lào và sản vật của họ mà không cần qua bên kia biên giới. Hi vọng đây là một sự kiện diễn ra hàng tuần có sức hút để khách du lịch đến với địa phương, góp phần phát triển kinh tế xã hội.

 

Phiên chợ biên giới Lao Bảo sẽ diễn ra hàng tuần vào thứ 7; chợ sẽ họp từ 6h sáng cho đến khi vãn người thì kết thúc.

Trước đó, thị trấn Lao Bảo cũng đã tổ chức Phố đi bộ Nguyễn Huệ vào các dịp lễ lớn của đất nước và quê hương; đã tạo tiếng vang, góp phần khẳng định những giá trị vốn có của vùng biên giới, đồng thời nâng cao “thương hiệu Lao Bảo” trên tuyến hành lang Kinh tế Đông- Tây (EWEC).

TAGS

Hội chợ “Thúc đẩy tiêu thụ thực phẩm đô thị bền vững"

Trần Tuyền |

Ngày 30/11, tại TP. Đông Hà, Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) TP. Đông Hà và tổ chức World Wide Fund for Nature tại Việt Nam (WWF-Việt Nam) tổ chức hội chợ “Thúc đẩy tiêu thụ thực phẩm đô thị bền vững".

Giữ thói quen đi chợ truyền thống

Nam Phương |

Giữa cuộc sống ngày càng hiện đại, bên cạnh việc mua sắm thông qua các sàn thương mại điện tử, nhiều người, trong đó có một bộ phận người trẻ vẫn giữ thói quen đi chợ truyền thống, tự tay lựa chọn mua thực phẩm, đồ dùng cho bản thân, gia đình.

Chợ Do quê tôi

Nguyễn Ngọc Chiến |

Không hiểu mà sao mà tên chợ, đi từ Bắc vào Nam tôi thường thấy phần lớn chỉ một chữ, ví như chợ Cầu, chợ Bầu, chợ Bạn, chợ Rồng, chợ Sàng, chợ Huyện, chợ Mai, chợ Hôm, chợ Chùa, chợ Sòng, chợ Kênh... Chắc người ta đặt tên chợ như vậy cho dễ nhớ, chứ thực ra có những cái chợ, tên nó chẳng liên quan gì với địa danh ở những nơi đó cả. Trường hợp như cái chợ có tên là chợ Do ở quê tôi cũng thế. Tôi không hiểu vì sao tên chợ chỉ một tiếng như vậy, mà không phải một cái tên nào khác cho có vẻ mỹ miều. Nhưng chợ Do đối với tôi thật thân thương, quen thuộc. Từ tấm bé, tôi đã nghe hai tiếng chợ Do qua lời ru ngọt ngào của bà của mẹ:

Phiên chợ đặc biệt của cô giáo dạy Ngữ văn

Tây Long |

Nhắc tới chợ, người ta thường nghĩ đến cảnh ồn ào, chen lấn. Trái ngược không khí có phần xô bồ ấy, phiên chợ do cô Lê Nguyễn Hạnh Nguyên, giáo viên Trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn tổ chức giúp khách hàng như tìm lại sự bình yên trong tâm hồn. Đến đây, mọi người còn học được nhiều điều hay từ thông điệp “xanh - sạch - lành” mà cô Nguyên gửi gắm.